Ngày 26/6 là Ngày Quốc tế Chống Tra tấn. Những người bị ĐCSTQ tra tấn đã kể về các hành vi bức hại nhân quyền khác nhau của ĐCSTQ bằng trải nghiệm của bản thân hoặc trải nghiệm của các thành viên trong gia đình họ.

id13048463 Screen Shot 2018 06 26 at 7.23.19 AM
Các hình thức tra tấn trong nhà tù Trung Quốc Đại Lục (Nguồn: Minghui.org)

Cô Châu Tư, một học viên Pháp Luân Công ở Los Angeles, từng là giáo viên tại Bắc Kinh, đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giam cầm và tra tấn suốt 2.730 ngày. Ngày 1/1/2001, cô bị ĐCSTQ giam giữ bất hợp pháp tại Trung tâm giam giữ Phòng Sơn vì kiên định với đức tin của mình và bị cảnh sát đánh đập dã man.

id13048466 1 10 600x400 1
Cô Châu Tư tập các bài công pháp tại bãi biển Santa Monica, một địa điểm nổi tiếng ở Los Angeles. (Ảnh: Epoch Times)

“Một vài cảnh sát đè tôi xuống đất. Họ úp mặt tôi xuống đất, sau đó họ đá và giẫm đạp lên người tôi. Đá xong, họ túm tóc và tát tôi. Lúc đó tôi bị tát tới mức hoa đom đóm mắt. Sau khi đánh xong, họ lại vặn ngược hai tay tôi ra sau lưng và đeo còng tay và xích chân cho tôi. Họ nối còng tay và xích chân lại với nhau bằng một dây xích sắt dài 30 cm. Vì dây xích sắt rất ngắn nên tôi không thể ngồi xổm được, hàng ngày tôi chỉ có thể cuộn mình quỳ trên mặt đất. Công cụ tra tấn vô nhân đạo này thường được sử dụng dành cho các học viên Pháp Luân Công.”

Năm nay cô Châu Tư 43 tuổi. Cô đã tu luyện Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1997. Sau khi tập các bài công pháp, tình trạng thể chất vốn rất kém của cô đã trở nên tốt hơn. Chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần mệt mỏi do bệnh dạ dày nghiêm trọng và suy nhược thần kinh biến mất.

Cô ấy cũng có thể làm việc chăm chỉ và có cuộc sống viên mãn mỗi ngày. “Sau khi tu luyện Đại Pháp, cuộc đời tăm tối của tôi cuối cùng cũng nhìn thấy ánh mặt trời. Tôi như thể được tái sinh.” Tuy nhiên, khoảng thời gian tốt đẹp này không kéo dài được lâu. Mọi chuyện bắt đầu tan vỡ sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 20/7/1999.

Cô Châu Tư bị kết án bất hợp pháp thêm 7 năm rưỡi vì kiên định đức tin

Tháng 7/2003, ở tuổi 25, cô Châu Tư một lần nữa bị ĐCSTQ kết án bất hợp pháp vì kiên định đức tin của mình. Cô bị giam tại phân khu 2 của Nhà tù Phụ nữ Bắc Kinh suốt 7 năm rưỡi.

Từ khi bị giam giữ, cảnh sát tại nhà giam ngày đêm dẫn dắt các tù nhân ép cô phải từ bỏ đức tin của mình. Thậm chí họ còn tra tấn cô dã man bằng cách “không cho ngủ”. Ban đầu, cô chỉ được ngủ 3 tiếng mỗi ngày, sau đó là 2 tiếng hoặc 1 tiếng. Thời gian còn lại cô tiếp tục bị phạt đứng, hoàn toàn không được ngồi. “Chân tôi bị sưng thành nhiều lớp. Mỗi ngày tôi bị đánh thức ngay sau khi cảm thấy mình vừa chợp mắt. Khi ngồi dậy, tôi bị chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa. Điều này kéo dài hơn 20 ngày.”

Nhưng người quản giáo dường như không dừng lại ở đó, “Tôi lại bị nhốt trong thư viện. Tôi không được phép ngủ dù chỉ 1 phút suốt 9 ngày liên tiếp. Trong suốt thời gian này, tôi không được phép tắm, đánh răng hoặc rửa mặt … Sau đó, hễ không có ai đỡ, tôi sẽ ngã ngay lập tức và bất tỉnh nhân sự.”

Bị giam trong phòng biệt giam 8 tháng và bị bức thực

Sau khi phải trải qua hơn 2 năm bị tra tấn “không cho ngủ, bị phạt đứng, không cho đi vệ sinh, ăn uống vô cùng tệ”, cô Châu Tư lại bị ban huấn luyện nhốt biệt giam thêm 8 tháng. “Căn phòng kín không có hệ thống sưởi, cửa sổ vẫn mở. Vào mùa đông lạnh giá, gió bắc ào ạt thổi vào trong. Tôi bị còng vào một cái vòng sắt trên mặt đất. Tôi không thể ngồi dậy, mà chỉ có thể nằm trên mặt đất lạnh.”

Sau đó, các tù nhân đã bức thực cô. Một ống xông cắm vào mũi được đưa vào khoang mũi cô trong một tuần, và mũi sẽ chảy máu mỗi khi ống xông bị cắm vào. Hiện giờ khi nói về trải nghiệm bị tra tấn phi pháp này, cô Châu Tư vẫn vô cùng đau đớn. Cô nói rằng cô ấy không vi phạm bất kỳ điều luật nào, mà chỉ muốn làm theo lương tâm bên trong mình, kiên định với đức tin của mình và trở thành một người tốt dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Cô Châu Tư: Trải nghiệm của tôi chỉ là một mô hình thu nhỏ

“Không chỉ phải chịu đựng nỗi đau về thể xác, nỗi đau về tinh thần trong những năm qua cũng không hề thua kém. Tôi bị bắt năm 25 tuổi và ra tù năm 32 tuổi. Trong những năm tháng ngồi tù đó, mỗi ngày dài như cả năm.” Cô Châu Tư nói, những gì đã xảy ra với bản thân cô chỉ là một mô hình thu nhỏ của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục.

Theo một báo cáo từ Minghui.org, trang mạng của Pháp Luân Công, năm 1999, ĐCSTQ đã bắt đầu một cuộc đàn áp mang tính tuyệt chủng nhắm vào hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công. Khẩu hiệu của họ là “đánh chết là đánh chết”, “đánh chết coi như tự sát” và “hỏa táng trực tiếp, không cần điều tra thân phận.”

Hình thức tra tấn mà ĐCSTQ sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công gồm hàng trăm kiểu tra tấn như còng tay, xích chân và còng lưng; ngục tối, nhà tù nước, giường tử thần, ngồi xổm trên ghế nhỏ và ngồi trên ghế hổ, đóng đinh sắt vào móng tay, nhổ móng tay bằng kìm; bức thực từ khoang mũi; ép phụ nữ có thai phải phá thai, giam giữ trong bệnh viện tâm thần, tiêm thuốc phá hủy hệ thần kinh trung ương, điện châm (xốc điện lên vùng da các huyệt vị bằng kim châm), thậm chí mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minghui.org, đến nay, ít nhất 4.660 học viên Pháp Luân Công đã xác minh được danh tính bị ĐCSTQ bức hại đến chết. Cô Châu Tư kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ

Không chỉ vậy, cuộc đàn áp của ĐCSTQ còn nhằm vào người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ. Bức màn đen bên trong các trại tập trung và trại lao động Tân Cương cũng dần được cộng đồng quốc tế biết đến.

Ông Ilshat Hesen Kokbore, chủ tịch Hiệp hội Duy Ngô Nhĩ của Hoa Kỳ, là một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết: “Đã có nhiều người trốn khỏi các trại tập trung, và họ đã xác nhận sự tồn tại phổ biến của việc tra tấn … Cũng thường có người chết khi đang bị giam giữ.”

Gần đây, ông cũng nghe nói rằng hai em gái của mình và gia đình họ đã bị ĐCSTQ giam cầm trong các trại tập trung. “Giống như em thứ hai của tôi, mỗi lần cô ấy ngất xỉu, người nhà, người thân không được đến giúp. Lần nào cô ấy cũng bị lôi ra khỏi sân vận động. Đây cũng là một kiểu tra tấn, một kiểu tra tấn tinh thần.”

“Con gái cô ấy nhìn thấy mẹ mình ngất xỉu, nhưng lại không thể giúp được gì. Chồng cô ấy nhìn thấy vợ mình ngất đi, và anh ấy cũng không thể giúp được gì”, ông Ilshat, hiện đang ở nước ngoài, nói. Mỗi khi nghe về sự tra tấn mà người nhà phải chịu đựng, bản thân tôi cũng rất đau đớn. “Đây là một kiểu tra tấn mà người Duy Ngô Nhĩ phải trải qua hàng ngày. Ngay cả những người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài như chúng tôi cũng bị tra tấn. Đây cũng là một cực hình.”

Về những tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra, ông Ilshat nói: “Ngoài việc các tổ chức nhân quyền lên án mạnh mẽ, nhiều quốc gia chỉ nêu ra những vấn đề này vào một số thời điểm nhất định. Hầu hết thời gian họ đều dung túng cho ĐCSTQ, khiến ĐCSTQ không chút e dè. Do đó, cộng đồng quốc tế phải hành động ngay lập tức. Hãy đứng lên, thực hiện các biện pháp cụ thể và hiệu quả. Tất cả các hình thức trừng phạt cần được áp dụng đối với những kẻ phạm tội tra tấn này.”

Theo Linda Calabrese, Epoch Times

Xem thêm: