3/5 là ngày “Tự do báo chí thế giới” được Liên Hiệp Quốc sáng lập, giới báo chí toàn cầu sẽ cùng chúc mừng ngày lễ này. Nhưng tại Trung Quốc, tự do báo chí, tự do ngôn luận đã sớm trở thành quyền lợi xa vời mà người ta nhìn thấy chứ không thể với tới. Năm ngoái, trong thời gian dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán, một số nhà báo công dân báo cáo tình hình chân thực tại Vũ Hán hoặc là bị giam cầm hoặc là bị quản lý, giám sát. Tổ chức phóng viên không biên giới cũng đưa ra đánh giá tiêu cực về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nói rằng Đảng này là mối đe dọa lớn nhất cho tự do báo chí và tự ngôn luận thế giới. 

p2873401a177030398
Ảnh minh họa (Nguồn: Pixabay)

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, chủ đề của Ngày Tự do báo chí thế giới năm nay là “Coi Tin tức là sản phẩm công cộng” (information as public good). Một người làm báo lâu năm có quốc tịch Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của VOA về chủ đề liên quan này đã nói thẳng, “ngày lễ này không có mối quan hệ với người dân Trung Quốc”. Ông cho biết, để người Trung Quốc bình luận về ngày kỷ niệm này thì quá khiến người ta “xấu hổ và bối rối”!

Vị này cho biết, cùng với sự thu hẹp không gian tự do ngôn luận tại Trung Quốc và môi trường chính trị xấu đi, ông và nhiều người công tác báo chí cùng thời kỳ đều lựa lựa chọn “im lặng”. Mặc dù họ đều có thể thông qua VPN (mạng riêng ảo) để vượt tường lửa và truy cập vào mạng xã hội Twitter, Facebook, nhưng họ rất ít để lại bình luận hoặc công khai bình luận về những chủ đề và vấn đề thời sự nhạy cảm. 

Ông nói thẳng, trong 7 – 8 năm qua, Trung Quốc đã ngày càng không có không gian có tính điều tra và báo cáo sâu. Số ít một vài vị phóng viên từng kiên trì báo cáo sâu hoặc giám sát đốc thúc chính phủ, đã phải đối mặt với hậu quả là bị cảnh sát quấy nhiễu hoặc bị bắt giữ, hiệu ứng “ve mùa đông” này khiến nhất nhiều người chùn bước hoặc lựa chọn “im miệng”. 

Điều này khiến người ta nghĩ đến cảnh ngộ mà các phóng viên công dân kiên trì báo cáo sự thật về tình hình dịch bệnh như Trương Triển, Phương Bân, Trần Thu Thực, Lý Trạch Hóa gặp phải vào thời điểm dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán vào năm ngoái, tức là họ lần lượt mất đi tự do. Cuối tháng Ba năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố “Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2020”, trong đó đặc biệt quan tâm đến tình hình của 4 nhà báo công dân này. 

Anh Lý Trạch Hoa, vào ngày 26/2/2020, do đi sâu vào Vũ Hán để báo cáo tình hình dịch bệnh nên bị mất tích. Sau đó đến ngày 22/4/2020, anh đã thông qua Twitter để công bố video nói về tình huống trong thời gian anh mất tích. Mặc dù cảnh sát Vũ Hán không dùng bất cứ tội danh nào để giam giữ anh, nhưng trước sau đã yêu cầu anh cách ly 2 lần với tổng cộng 28 ngày. Mặc dù Lý Trạch Hoa nói “trong toàn bộ quá trình này, cảnh sát chấp pháp văn minh, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và ăn uống của tôi, cũng rất quan tâm tôi,” nhưng người ta đều thấy thời gian cách ly của Lý Trạch Hoa khác với người bình thường, là được cách lý dưới sự giám sát của nhân viên công an. 

Trần Thu Thực sau khi mất tích từ ngày 6/2/2020, vẫn chưa có thông tin. Đến tháng 9 cùng năm, bạn của Trần Thu Thực là Từ Hiểu Đông đã tiết lộ về tình hình của Trần Thu thực khi phát video trực tiếp. Ông nói Trần Thu Thực vẫn bị chính quyền giám sát ở nơi cư trú, chính quyền đã tiến hành điều tra tài khoản nước ngoài của Trần Thu Thực và cả việc đi Hồng Kông và Nhật Bản. Tuy nhiên tạm thời đưa qua quyết định truy tố không đúng đối với Trần Thu Thực, có nghĩa là Trần Thu Thực có thể sẽ không bị kết án. 

Phóng viên công dân Phương Bân sau khi bị cảnh sát đưa đi tại nhà vào ngày 2/10/2020, vẫn luôn không có bất cứ thông tin nào. Cho đến tháng 11 năm ngoái, chủ tịch của tổ chức nhân quyền hải ngoại Trung Quốc nhân đạo là Vương Kiếm Hồng đăng tweet tiết lộ, người phụ trách đồn công an từng nói với con trai của Phương Bân rằng “vụ án của Phương Bân có liên quan mật thiết với tổng tuyển cử Mỹ, đợi sau khi tổng tuyển cử Mỹ có kết quả mới quyết định xử lý Phương Bân như thế nào”. Thông tin vào tháng Ba năm nay là, có người nắm được tình hình tiết lộ Phương Bân bị công an kiểm soát, ban đầu định buộc tội ông “tội kích động lật đổ chính quyền quốc gia”, về sau đổi thành “tìm cớ gây sự”. Còn công an Vũ Hán cũng vẫn luôn phong tỏa toàn diện thông tin liên quan đến Phương Bân, ví dụ có cư dân mạng biểu thị chú ý đến Phương Bân trên nhóm WeChat, ngay lập tức bị công an hẹn gặp hoặc cảnh báo. 

Trong 4 người nói trên, có một người là nữ giới, tức phóng viên công dân Trương Triển. Vì báo cáo về tình hình thực tế dịch bệnh tại Vũ Hán hồi tháng 2/2020 nên ngày 14/5/2020 bà cũng bị mất tích, sau đó có tin nói bà bị cảnh sát Phố Đông thành phố Thượng Hải bắt với tội “liên quan đến tội tìm cớ gây sự”, và giam giữ bà tại đồn công an quận Phố Đông, Thượng Hải. Chính quyền ĐCSTQ cáo buộc bà “phát tán tin tức giả”. Ngày 28/12/2020, vụ án của bà Trương Triển được đưa ra tòa tại Tòa án quận Phố Đông, kết quả bà bị kết án 4 năm tù, vụ án này từng khiến thế giới chú ý. 

ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đến tự do báo chí và tự do ngôn luận trên toàn thế giới

Tổ chức “Phóng viên không biên giới” thúc đẩy tự do báo chí toàn cầu đã đưa ra đánh giá về ĐCSTQ, nói rằng Đảng này là mối đe dọa lớn nhất đối với tự do báo chí và tự do ngôn luận trên toàn cầu.

Giám đốc Văn phòng Đông Á của tổ chức Phóng viên không biên giới, ông Cédric Alviani cho biết, những năm qua ĐCSTQ phát động “tuyên truyền nước ngoài” để thay đổi hình tượng quốc tế của họ và kể các câu chuyện tốt về Trung Quốc, cũng bẻ cong bản chất của báo cáo tin tức độc lập thành công tác tuyên truyền chính phủ và “báo chí người yêu nước” chỉ phục vụ riêng cho một đảng.

Ông Cédric Alviani giải thích thêm: “Nói về Trung Quốc, tổ chức Phóng viên không biên giới cho rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) là kẻ địch lớn nhất của ngành báo chí toàn cầu, cũng là kẻ địch lớn nhất của tự do thông tin toàn thế giới. Chính quyền ĐCSTQ không chỉ đàn áp người dân của mình, trong 10 năm qua, tự do báo chí và thông tin gặp phải sự thụt lùi nghiêm trọng.”

Đồng thời, ông Cédric Alviani còn cho biết, ĐCSTQ thông qua truyền hình, phát thanh và nhiều kênh khác nhau để tăng lực độ tuyên truyền nước ngoài, đồng thời lợi dụng không gian cởi mở về báo chí và ngôn luận của các nước để tiến hành xâm nhập ngôn luận, bao gồm phát tán ngôn luận và tin tức giả. Ông chỉ thẳng “điều này đã dẫn đến xung đột tiêu cực đối với quốc gia dân chủ và xã hội cởi mở của các quốc gia này”. Do đó, ông kêu gọi các quốc gia dân chủ cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với công tác tuyên truyền nước ngoài, truyền thông nhà nước và truyền thông đảng của ĐCSTQ, yêu cầu họ giống với đại đa số các truyền thông độc lập khác, giữ nghiêm tiêu chuẩn công tác báo chí để đưa tin một cách có trách nhiệm và công bằng với tư cách là sản phẩm phục vụ xã hội, nếu không, cần coi là bộ máy truyền thông tuyên truyền đại diện cho chính đảng để đưa ra hạn chế hoặc chế tài hợp lý. 

Văn Lệ, Vision Times