Gần đây, trên mạng lan truyền thông tin một cậu bé 12 tuổi ở Giang Tô (Trung Quốc) đột nhiên mắc bệnh bạch cầu cấp tính và một trẻ 8 tuổi khác mắc bệnh tiểu đường loại 1 sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 nội địa.

id13751933 9B144943 75A6 4218 96E0 6A98DEED9043 600x400 1
Một trẻ nhỏ bị bệnh tiểu đường sau khi tiêm vắc-xin đang tự tiêm insulin. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

Hôm 29/4, một video được lan truyền nói rằng một cậu bé 12 tuổi ở tỉnh Giang Tô bị ung thư máu do vắc-xin COVID-19. Cậu bé vốn dĩ khỏe mạnh, nhưng sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 thì “đột nhiên mắc bệnh bạch cầu cấp tính” vào năm ngoái. Sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng, người mẹ tuyệt vọng của đứa trẻ phát hiện rằng “vắc-xin gây ung thư, nhưng không có nơi nào để tìm kiếm công lý”.

Mẹ của đứa trẻ đã để lại lời nhắn trên Weibo của phụ huynh có con mắc bệnh tương tự, “Con tôi được chẩn đoán vào ngày 26/10, trời như sập xuống.” Sau đó cô vô cùng tức giận khi bị Weibo kiểm duyệt nghiêm ngặt. Đoạn video cho biết cơ thể cậu bé bị “gầy yếu” sau quá trình hóa trị. Từ khi con được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, gia đình cô đã khuynh gia bại sản, hiện đang cố gắng bằng mọi cách để có tiền chạy chữa.

Một đoạn video vào ngày 3/5 cho thấy, một bác sĩ Trung y đang xem mạch cho một cậu bé 8 tuổi, cậu bé có vẻ hơi suy sụp. Người được cho là mẹ của bé trai cho biết, cháu được bệnh viện chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, đồng thời bị “nhiễm toan ceton đột ngột” trước đó. Bác sĩ nói rằng điều này rất nguy hiểm và “có thể dẫn đến tử vong”.

Người mẹ cũng nói, trước đó sức khỏe cháu bé rất tốt, từ nhỏ chưa từng ốm vặt, “chưa từng tiêm thuốc”. Bác sĩ hỏi: “Cháu có tiêm vắc-xin trước khi bị bệnh không?”, người mẹ cho biết con đã tiêm 3 mũi vắc-xin trước đó. Bây giờ đứa trẻ không có tinh thần, chán ăn và đi một chút là mệt.

Người mẹ cũng cho biết, trước đó cháu bé nhập viện ở Bệnh viện nhi Bắc Kinh, sau đó đến Bệnh viện Hiệp hòa Bắc Kinh, họ cũng nói “có thể là do tiêm vắc-xin nhưng không giải thích nguyên nhân cụ thể”. Bác sĩ ở đó nói rằng ông ấy “cũng không tiện nói”.

Về vấn đề này, nhiều cư dân mạng đã để lại lời nhắn: 

“ĐCSTQ sử dụng virus và vắc-xin để tấn công toàn thế giới.”

“Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt ép mọi người tiêm vắc-xin, hai tay của nó phủ đầy tội ác, nó nhất định sẽ bị xét xử!”

“Người không thức tỉnh thì sẽ thấy đau đớn xót xa! Chắc chắn có rất nhiều người có liên quan đến thảm họa vắc-xin, nhưng cơ bản không nghĩ được rằng có liên quan đến vắc-xin.” 

“Thảm họa vắc-xin liên tiếp xảy ra.” 

“Tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì chỉ có bước vào lò thiêu.”

Nhiều cáo buộc trẻ em mắc bệnh ung thư máu, tiểu đường do tiêm vắc-xin

Theo một báo cáo của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA) vào ngày 6/7 năm ngoái, vắc-xin COVID-19 sản xuất trong nước của Trung Quốc một lần nữa bị cáo buộc gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Cha mẹ của hơn một nghìn trẻ em ở Trung Quốc đã đưa ra một bức thư ngỏ, cáo buộc con cái họ mắc bệnh tiểu đường loại 1 sau khi tiêm vắc-xin bất hoạt như vắc-xin của Sinovac và Sinopharm.

Bức thư chỉ ra rằng họ là cha mẹ của hơn 1.000 trẻ em đến từ 30 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương. Kể từ tháng 11/2021, trẻ em từ 3 đến 17 tuổi đã được tiêm phòng trên toàn quốc, sau khi trẻ em ở các trường học bị buộc tiêm vắc-xin của các công ty như Sinovac và Sinopharm (Beijing), đã xuất hiện hiện tượng nhiều trẻ mắc chứng chảy nước dãi, tiểu nhiều, suy nhược và gầy mòn. Nhiều trẻ đã được chẩn đoán có các triệu chứng như mắc bệnh tiểu đường loại 1 do “nhiễm toan ceton”, v.v.

Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do vào ngày 31/5 năm ngoái, một nhóm bệnh nhân ung thư máu từ hơn 30 tỉnh, thành phố và khu tự trị ở Trung Quốc đã liên tiếp gửi hai bức thư ngỏ tố cáo họ mắc bệnh bạch cầu do chính quyền Trung Quốc bắt buộc tiêm vắc-xin COVID-19. Họ phải đối mặt với những bất công như khiếu kiện bị đàn áp để duy trì sự ổn định, nhà báo không được đưa tin, luật sư không được đại diện cho họ trong các vụ kiện tụng, v.v.

Bức thư nói rằng họ có sức khỏe tốt trước khi tiêm chủng, không có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền, không có ô nhiễm xung quanh nơi ở và không có làm công việc tiếp xúc với phóng xạ. Nhiều người thậm chí đã được khám sức khỏe trước khi tiêm chủng, các chỉ số thể chất đều tốt. 

Thư ngỏ chỉ ra rằng các loại vắc-xin COVID-19 mà họ tiêm chủng chủ yếu là của công ty Sinovac Biotech, và các loại khác bao gồm vắc-xin BIBP của Sinopharm, vắc-xin của Viện Sinh học Vũ Hán, Chongqing Zhifei Biological Products, và Changchun Institute of Biological Products.

Trang dữ liệu được trang web chính thức của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC) báo cáo vào ngày 29/4, tính đến ngày 27/4, có 3.494.740.000 liều vắc-xin virus corona mới đã được tiêm chủng tại 31 tỉnh (khu tự trị, thành phố) và Quân đoàn Tân Cương. Tổng số 1.310.489.000 người đã tiêm chủng và 1.277.100.000 lượt tiêm chủng đã hoàn thành, 827,904 triệu người đã hoàn thành tiêm nhắc lại mũi đầu tiên. Tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin mũi 1 và mũi tiêm chủng đầy đủ trong toàn dân lần lượt đạt 93,0% và 90,6%.