​​Tuần này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây bất ngờ khi bỏ ‘Zero COVID’, sau đó bất ngờ hơn nữa là dữ liệu của họ cho thấy số bệnh nhân và số người thiệt mạng vì dịch bệnh này ở mức rất thấp.

p3257761a815088065
Phòng khám sốt ở Bắc Kinh quá tải. (Ảnh chụp màn hình)

Sụt giảm ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc làm dấy lên nghi ngờ

Số liệu thống kê về COVID-19 của ĐCSTQ vào thứ Sáu (ngày 9/12) cho thấy toàn Trung Quốc không có trường hợp tử vong mới nào, và chỉ có 16.363 trường hợp nhiễm, chưa bằng một nửa của lúc đỉnh điểm vào tháng trước.

Theo lẽ thường và kinh nghiệm, sau khi ĐCSTQ nới lỏng kiểm soát chặt chẽ thì tốc độ lây lan của COVID-19 chắc chắn sẽ tăng nhanh, minh chứng vấn đề này là các phòng khám sốt ở Bắc Kinh và các thành phố khác đã chật kín, đột biến về bán thuốc hạ sốt.

(Tweet: “Bệnh viện nhi Bắc Kinh đông nghịt người, thật quá kinh khủng, thực tế trẻ em là nhóm có nguy cơ thấp đối với COVID-19.”)

Những tuần gần đây, sau khi ĐCSTQ báo cáo con số kỷ lục cho hay trên toàn Trung Quốc mỗi ngày có khoảng 40.000 ca mắc COVID-19, nhưng thật bất ngờ sau khi nới lỏng phong tỏa tình hình lại đảo ngược với số liệu chính thức cho thấy số ca COVID-19 đã giảm hơn một nửa.

So sánh, tháng 3 năm nay Hàn Quốc đã báo cáo mỗi ngày có hơn 620.000 ca nhiễm, trong khi dân số Trung Quốc gấp 27 lần dân số Hàn Quốc.

Dự liệu bất hợp lý do ĐCSTQ cung cấp đã làm dấy lên nghi ngờ về tính chính xác của dữ liệu, vốn đã nhiều lần trái với các mô hình thông thường từ cộng đồng quốc tế.

Chuyên gia: Che giấu dịch bệnh như từng làm 3 năm trước

Nhà kinh tế trưởng khu Đại Trung Hoa (gồm Trung Quốc Đại Lục, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) Raymond Yeung của Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand (ANZ) cho biết, các quan sát thực tế cho thấy một số thành phố Trung Quốc tiêu biểu như Bảo Định ở tỉnh Hà Bắc đã chứng kiến ​​số trường hợp nhiễm cao, nhiều thành phố lớn hơn sẽ sớm chứng kiến ​​​​cảnh tương tự.

p3257831a668582661
Rất đông người bị sốt ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc đã đến một phòng khám nhỏ để xếp hàng khám bệnh vì bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân bị sốt. (Ảnh chụp màn hình video)

Việc che đậy đợt bùng phát của ĐCSTQ, tương tự như đã thấy với đợt bùng phát ở Vũ Hán 3 năm trước, có phân tích cảnh báo việc giảm xét nghiệm và vấn đề trong tính số ca bệnh khiến việc đánh giá rủi ro thực sự đối với người dân Trung Quốc trở nên khó khăn.

Chuyên gia Rodney Jones của nhóm tư vấn kinh tế vĩ mô Wigram Capital Advisors nói: “Cách trình diễn số ca COVID-19 (của Trung Quốc) rất giống với năm 2020″. Tổ chức Wigram Capital Advisors cung cấp các mô hình bùng phát dịch bệnh COVID-19 cho các chính phủ trong đại dịch.

Ông Jones nói thêm: “Chúng tôi không biết phải chăng đã thấy được dữ liệu số ca nhiễm chân thực, hay số ca nhiễm giảm mạnh là do giảm xét nghiệm, hay do thao túng chính trị?”.

Wigram dự đoán rằng việc ĐCSTQ bất ngờ bỏ phong tỏa nghiêm ngặt sẽ không loại trừ khả năng có tới 1 triệu người Trung Quốc thiệt mạng vì “làn sóng virus mùa đông”, nếu như vậy sẽ nhanh chóng khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc bị quá tải.

ĐCSTQ từng ngụy tạo dữ liệu để giữ thể diện

Bắc Kinh từng công khai khoe khoang về “tính ưu việt của thể chế” so với phương Tây trong việc xử lý dịch bệnh COVID-19, nay thay đổi chính sách ‘Zero COVID’ chẳng khác nào tự tát vào mặt mình. Do đó có chuyên gia tin rằng ĐCSTQ đã bịa đặt dữ liệu vì những cân nhắc chính trị.

“Giống như Hồng Kông, (ĐCSTQ) không còn cung cấp dữ liệu lây nhiễm thực tế nữa. Với số lượng lây nhiễm ‘chính thức’ giảm dần, cuối cùng ĐCSTQ có thể tuyên bố rằng họ đã thành công ứng phó COVID-19”, ông Yang Yuting nói.

Vào cuối tháng 4 khi Thượng Hải đang ở đỉnh điểm của đợt bùng phát tồi tệ nhất, ĐCSTQ chỉ báo cáo 38 trường hợp tử vong trong số hơn 550.000 trường hợp nhiễm bệnh, nếu đúng vậy thì đây là tỷ lệ tử vong ‘độc nhất vô nhị’ của thế giới.

So sánh bối cảnh tại Hàn Quốc là nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng đã báo cáo tỷ lệ tử vong cho thấy cao gần gấp 20 lần Trung Quốc.

Trong bối cảnh giới nhân viên y tế chiến đấu với đợt bùng phát đang lan rộng nhanh chóng, thì hiện nay các bệnh viện ở Bắc Kinh đã bắt đầu cạn kiệt nguồn vật tư y tế, bao gồm cả ibuprofen và paracetamol. Tuy nhiên vào thứ Sáu (9/12), Bắc Kinh chỉ báo cáo 2.654 ca nhiễm mới.

Một số chuyên gia cũng phân tích rằng một phần nguyên nhân khiến số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc giảm có thể là do việc hủy bỏ xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn. Chuyên gia Huang Yanzhong về các vấn đề sức khỏe toàn cầu và là thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nói với kênh Al Jazeera: “Tôi nghĩ việc sụt giảm trường hợp COVID-19 như báo cáo có thể do giảm quy mô lớn xét nghiệm axit nucleic”.

Ông Huang Yanzhong băn khoăn sau khi số ca COVID-19 tăng đột biến vào tháng 11 thì hiện nay tại Trung Quốc “rất nhiều ca COVID-19 không có triệu chứng và rất ít ca nặng”. Ông nói, “Thật khó hiểu, điều đó có nghĩa là họ có một cách khác để tính số tử vong liên quan đến COVID?”

Buộc phải bỏ phong tỏa vì kiệt quệ về tài chính?

Cũng có nhận định rằng chi phí cho xét nghiệm quy mô lớn và hệ thống theo dõi tiếp xúc của ĐCSTQ kéo dài trong 3 năm qua là rất cao, điều đó có thể đã làm cạn kiện nguồn tài chính khiến không thể tiếp tục chính sách ‘Zero COVID’.

Người đứng đầu công ty tư vấn Enhance International là Sam Radwan cho biết Bắc Kinh buộc phải đưa ra quyết định từ bỏ xét nghiệm axit nucleic hàng loạt khi ngân quỹ ngày càng cạn kiệt.

“Trung tâm quản lý quỹ an sinh xã hội Bắc Kinh hết tiền và lần đầu tiên họ gặp khó khăn trong thanh toán các hóa đơn. Đó là lý do tại sao họ đóng cửa các trạm xét nghiệm trước khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ”, ông Radwan nói.

Hiện nay người dân Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về khả năng đối phó với COVID-19 của hệ thống y tế Trung Quốc, lo ngại về sai lệch với thực tế quá nhiều từ dữ liệu của nhà chức trách.