Từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đầy kiêu ngạo, nhưng đối nội và đối ngoại đã không cho thấy tương xứng: đàm phán thương mại với Mỹ hoàn toàn thất bại, người Hồng Kông chống Dự luận Dẫn độ đã bóc mẽ cái gọi là cam kết “một nước hai thể chế”, chôn vùi hoang tưởng thống nhất Đài Loan trong hòa bình; ‘ngoại giao sói chiến’ đã hủy hoại quan hệ với các nền dân chủ phương Tây dẫn đến bị bao vây và cô lập.

(Bài viết thể hiện quan điểm của nhà văn Nhan Thuần Câu (Yan Chungou), được cho phép đăng lại từ trang Facebook của ông.)

Quan hệ Úc Trung
Thủ tướng Úc Morrison (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Nguồn: Ảnh ghép)

Về đối nội cho thấy hàng loạt quyết sách tự diệt, thể hiện tư duy và hành động bừa bãi bất chấp hậu quả của Tập Cận Bình trong quản trị đất nước: tấn công những ‘gã khổng lồ’ công nghệ, đánh úp doanh nghiệp tư nhân, áp lực cao về chính trị và phong tỏa văn hóa, khủng hoảng khó cứu của bom nổ chập bất động sản Evergrande, bầu không khí quan trường hoang mang, và mới nhất là hoảng loạn thiếu điện.

Trái đắng của vấn đề thiếu điện xuất phát từ nguyên nhân trước đó là lệnh trừng phạt đối với Úc. Úc là nước đi đầu yêu cầu truy cứu nguồn gốc dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ĐCSTQ trả đũa bằng cách ngừng nhập khẩu than, tôm hùm và rượu vang đỏ của Úc. Nhưng may mắn là Úc không chịu khuất phục, nhờ sự giúp đỡ của Mỹ khiến các sản phẩm của Úc đã được xuất khẩu sang các nước khác như Ấn Độ, Việt Nam… Cho đến nay, ngoại thương của Úc không giảm mà còn tăng lên, trong khi ĐCSTQ hiện đang bắt đầu ăn trái đắng vì thói kiêu ngạo.

ĐCSTQ buộc phải mua than từ các nước khác, trong khi nhiều nước mua than từ Úc bán lại kiếm lời, còn ĐCSTQ lại không ngại chấp nhận mua than giá cao. Khi nguồn cung giảm và giá tăng cao, còn các nhà máy điện lại không được phép tự do tăng giá nên kinh doanh thua lỗ kéo dài.

Nhưng dường như ĐCSTQ cảm thấy trò tự sát vẫn còn nhẹ, đã thúc đẩy biện pháp cưỡng ép phải giảm thiểu carbon khiến những doanh nghiệp gây phát thải carbon nhiều phải chịu hai tầng áp lực, hệ quả làm sản xuất khốn khó. Ở một tỉnh nọ có người phụ trách ngành in và nhuộm kêu cứu, hoạt động sản xuất điện thoại di động của Apple và ô tô của Tesla cũng không thoát ảnh hưởng, nhiều doanh nhân Đài Loan và nước ngoài đua nhau tìm lối thoát.

Giáng sinh đến gần, nhiều doanh nghiệp tư nhân phải tăng tốc công việc, nhưng bị cắt điện ngừng hoạt động gây ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, phải đối mặt với tình trạng tổn thất vì phải bồi thường, chi phí tăng cao, mất đơn hàng. Khi nhà sản xuất không thể chịu đựng được sẽ đóng cửa nhiều, gây nạn thất nghiệp càng nặng nề.

Mất điện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân. ĐCSTQ xử lý chuyện mất điện giống như xử lý lũ lụt, đó là các biện pháp hành chính ép buộc mà không cảnh báo. Việc sắp xếp cúp điện không lên kế hoạch trước mà thông báo rồi cúp ngay, không quan tâm người dân sống chết ra sao. Thang máy tại các tòa nhà văn phòng và khu dân cư đột ngột ngừng hoạt động, người dân lên xuống thang bộ khổ sở chịu không thấu. Có trường học đêm bị mất điện đột ngột khiến xung quanh tối đen như mực, nhà trường phải cho xe cá nhân dàn hàng ngang chiếu đèn hỗ trợ để học viên vội vàng ra ngoài. Mùa đông sắp đến, nếu miền bắc mà không có điện sưởi ấm thì ra sao?

ĐCSTQ đã dùng 40 năm xây dựng nhà cao tầng như nấm trên các thành phố, ban đêm lên đèn muôn màu sắc. Khi có lệnh cúp điện thì cả thành phố đen kịt, ngay cả đèn giao thông cũng chết, không có điện thì các loại tụ điểm ăn uống và giải trí đều phải đóng cửa, những thành phố trở thành thành phố chết.

Thiếu diện ở Trung Quốc
Các tòa nhà bị cắt điện tại Trung Quốc. (Nguồn: Chụp màn hình video)

Vấn đề mất điện hiện nay sẽ không phải chuyện vài ngày hay vài tuần mà có thể trở thành cuộc sống bình thường kiểu Trung Quốc. Than giá cao luôn nan giải, phát điện thân thiện với môi trường thì là vấn đề nước xa không cứu được lửa gần. Nguồn cung điện thiếu sẽ khiến sản xuất ảnh hưởng, các công ty đóng cửa sẽ làm người thất nghiệp tăng cao, thu nhập của người dân giảm khiến nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng, tóm lại là cú đánh xay xẩm mặt mày.

Ngược lại tình hình nước Úc đang ngày càng tốt hơn. Mỹ, Anh và Úc đã ký hiệp định quân sự, Úc đã có được công nghệ quân sự của Mỹ để tự sản xuất tàu ngầm hạt nhân, trở thành cường quốc quân sự ở châu Á. Khi sức mạnh quân sự lên cao thì vị thế quốc tế và tình hình ngoại thương cũng lên theo. Mỹ tuyên bố sẽ sớm xây dựng một kho dầu quân sự lâu dài ở cảng Darwin của Úc, nghe đồn Hạm đội 1 của Mỹ sẽ sử dụng cảng Darwin làm cảng chính, người phụ trách quân đội Mỹ cho biết Mỹ có thể cung cấp cho Úc bất cứ loại máy nào mà Mỹ sở hữu.

Úc đã bỏ đơn đặt hàng tàu ngầm của Pháp khiến Pháp bất bình, nhưng Mỹ đã có động thái hậu trường tiến cử tàu ngầm của Pháp cho Ấn Độ và Việt Nam; xua tan “dấu răng” của Pháp đối với Mỹ, Anh và Úc, trong khi Ấn Độ và Việt Nam lại tiếp cận được kho báu và gia nhập câu lạc bộ hạt nhân quân sự.

Ai mất ngủ nếu Ấn Độ và Việt Nam sở hữu tàu ngầm hạt nhân? Tất nhiên đó là ĐCSTQ. Với Ấn Độ là vấn đề tranh chấp biên giới căng thẳng, với Việt Nam là thân tín khó lường, chỉ vì hung hăng trừng phạt Úc mà ĐCSTQ biến cả Úc, Ấn Độ và Việt Nam thành đối thủ tàu ngầm hạt nhân, tự chuốc lấy nguy cơ đe dọa thường trực.

Đặng Tiểu Bình từng cho biết các nước có quan hệ tốt với Mỹ đều sẽ có được vị thế tốt đẹp (đại ý là thế), vì vậy khi ĐCSTQ bắt đầu cải cách và mở cửa đã hết lòng nịnh Mỹ và thu được nhiều lợi ích, nhưng quan hệ Mỹ – Trung tốt đẹp đã kết thúc vào thời Tập Cận Bình.

Trong quan hệ Mỹ – Trung hiện nay, Mỹ luôn tranh thủ làm bất cứ điều gì khi thấy điều đó bất lợi cho ĐCSTQ, tương tự là gây cản trở những gì có lợi cho ĐCSTQ. Tập Cận Bình cho rằng bản thân có khả năng phân cao thấp với Mỹ, nhưng thực tế chỉ vài hiệp là đã thở gấp rồi.

Chuyện Úc muốn truy tìm nguồn gốc dịch bệnh COVID-19 vốn chỉ là chuyện vặt vãnh, không khó đối phó với những ai có chút tài ngoại giao. Tập Cận Bình bản tính kiêu ngạo, ỷ lại sức mạnh dân tộc, vừa lên đã múa may quá mạnh khiến cơ thể rã rời, muốn quay đầu lại nhưng sợ mất mặt nên không còn cách nào khác là cố liều mạng.

Chỉ vì một lời trở mặt của Úc nhưng hiệu ứng cánh bướm đã khiến hành động đối nội và đối ngoại của Tập Cận Bình tràn ngập thiệt hại, gây tổn thất khôn lường về kinh tế, ĐCSTQ đang lao vào con đường tự diệt: người viết lịch sử Trung Quốc sau này sẽ phong cho ông ta mỹ danh “Hoàng đế thiên cổ hiếm thấy”?

Nhan Thuần Câu/ Vision Times

Xem thêm: