Cách đây vài ngày, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chính thức công bố một báo cáo nghiên cứu nghi ngờ vật chủ của biến chủng Omicron là chuột, không phải đột biến từ chủng virus Delta. Tin tức liên quan đã khiến nhiều người thắc mắc, liệu ĐCSTQ có thực hiện hành động “đổ lỗi cho đến cùng” hay không?

shutterstock 530971462
Cách đây vài ngày, ĐCSTQ đã chính thức công bố một báo cáo nghiên cứu cho biết vật chủ của biến chủng Omicron bị nghi là chuột, không phải đột biến từ chủng virus Delta. (Ảnh: ShutterStock)

Kể từ khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc đầu năm 2020, virus này lần lượt biến chủng thành Alpha, Beta, Gama, Delta. Vào thời điểm Tết Nguyên đán và khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, biến chủng Omicron với khả năng lây nhiễm mạnh hơn, gần như nhấn chìm Bắc Kinh và các tỉnh thành lân cận.

Câu hỏi gây tranh cãi: Liệu Omicron có lây từ chuột sang người hay không?

Theo The Paper, nguồn gốc của chủng Omicron vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, gần đây, nhóm của Viện sĩ Từ Kiến Quốc thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc và nhóm của Giáo sư Tôn Á Dân thuộc Viện Y tế và Sức khỏe Cộng đồng của Đại học Nam Khai (Nankai) đã công bố một bài viết trên “Tạp chí An toàn sinh học và An ninh sinh học”, cho rằng Omicron đã hình thành một họ đơn ngành và không tiến hóa từ Delta; hơn nữa còn có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy Omicron có thể đang âm thầm phát triển và tiến hóa ở những loài không phải con người.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, bằng cách so sánh các chủng virus thích ứng với chuột và phổ đột biến Omicron, họ phát hiện ra rằng chủng virus Omicron có thể có nguồn gốc từ chuột và lây sang người sau quá trình tiến hóa trên vật chủ là chuột.

Về suy luận của nghiên cứu này, ông Tôn Á Dân trả lời phỏng vấn cho biết khả năng sinh sản mạnh mẽ của động vật rất phù hợp với quá trình tiến hóa của virus, sau đó qua tiếp xúc với con người, virus càng tăng thêm tính đa dạng và khó lường trong quá trình “lây lan”.

Ông Tôn cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, cần ngăn chặn sự lây truyền virus từ người sang người, từ vật sang người, thậm chí từ động vật sang người.

Tuy nhiên, trước tuyên bố chính thức này, công chúng lại tỏ ra nghi ngờ.

Một số cư dân mạng nói: “Để tẩy trắng nguồn gốc của virus, họ không màng đến bất kỳ giới hạn nào. Omicron đã đạt được 2 bước tiến hóa nhảy vọt từ người sang chuột, và sau đó từ chuột sang người chỉ trong vài tháng. Những điều vô nghĩa này cũng bịa ra được”; “Điều này phải chăng có nghĩa là không thể loại bỏ hoàn toàn COVID trong xã hội loài người … trừ khi cách ly toàn bộ chim chóc, chuột và dơi với nhau”; “Tiêm vắc-xin xong có thể không nhiễm bệnh sao? Hiện giờ xuất hiện Omicron … suốt ngày né chuột.”

Một số cư dân mạng cũng cho rằng “chuột có lẽ cũng bị đổ lỗi giống như dơi.” Có người chỉ ra: “Tây An đã báo cáo nhiều trường hợp mắc bệnh dịch hạch trước khi bùng phát Omicron. Dịch hạch (sốt xuất huyết) cũng đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thành và khu vực, chỉ là sau đó đã bị che đậy … Điều này chẳng phải đang báo trước nạn dịch hạch hay sao?”

Dịch hạch lại trở thành tâm điểm, động thái của giới chức khá bất thường

Trước khi thành phố Tây An bị đóng cửa vào ngày 23/12 năm ngoái, đã có rất nhiều trường hợp bị sốt xuất huyết, thậm chí tử vong. Khi đó, người dân nghi ngờ sốt xuất huyết có liên quan trực tiếp đến bệnh dịch hạch, nhưng các quan chức Đại Lục lại cố tình giấu giếm và nhấn mạnh rằng bệnh sốt xuất huyết ít liên quan đến dịch hạch.

Tuy nhiên, vào năm 2019, do dịch hạch ở Trung Quốc Đại Lục bùng phát khó kiểm soát, Bắc Kinh từng phải xây dựng “bức tường lửa lớn về việc vào Bắc Kinh và ra khỏi Mông Cổ”, và hết sức cảnh giác với những người vào Bắc Kinh từ vùng dịch.

Theo ông F. tại Bệnh viện Tuyên Vũ Đại Lục tự xưng vào thời điểm đó: “ĐCSTQ đã gửi những bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch (cái chết đen) bình thường (không tiền và không quyền) đến bệnh viện và chỉ được cách ly, mà không có bất kỳ phương pháp điều trị phục hồi nào. Những người đã khuất sẽ được chở đi và trực tiếp thiêu hủy.”

Phương pháp này giống như cách đối phó với virus SARS và bệnh nhân SARS năm 2003. “(Giới chức) chỉ cách ly tuyệt đối mà không có bất kỳ phương pháp điều trị nào (giống nhau). Người dân chỉ có thể gắng gượng.”

Sau đó, do dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lan rộng ở Tây An, các quan chức đã cố gắng chặn mọi tin tức về bệnh dịch. Do đó, ngoại giới căn bản không thể hiểu được tình hình bệnh sốt xuất huyết ở Tây An.

Điều đáng nói là Trung Quốc Đại Lục vẫn không hề nhờ vậy mà được “sóng yên biển lặng”. Đầu năm nay, biến chủng Omicron đã nhanh chóng lan rộng đến Bắc Kinh, Thượng Hải – một thành phố tài chính lớn, và Quảng Đông – một cảng kinh tế phía Nam, những khu vực sẽ tổ chức Olympic Mùa đông.

Vì vậy, giới chức ĐCSTQ đã cố gắng đổ lỗi, nói rằng virus được nhập khẩu từ nước ngoài và có liên quan đến thư quốc tế, thanh long và anh đào nhập khẩu. Tuy nhiên, công chúng nhìn chung vẫn tỏ ra nghi ngờ về điều này.

Sau đó, vào cuối tháng Một, giới chức lại đưa ra “tài liệu nghiên cứu”, nói rằng mặc dù hàng tỷ người trên thế giới hy vọng thoát khỏi “sự bám riết” của đại dịch viêm phổi Vũ Hán càng sớm càng tốt, nhưng hiện Trung Quốc lại phát hiện ra một chủng virus mới có tên “NeoCov” đang lan rộng giữa các loài dơi ở Nam Phi.

Lời cảnh báo của giới chức ĐCSTQ không thể không khiến ngoại giới nghi ngờ. Dù là COVID hay dịch hạch ở Đại Lục, chúng dường như đều đáng sợ và nghiêm trọng hơn mức tưởng tượng. Chắc hẳn các nhà chức trách sẽ thực hiện hành động “đổ lỗi tới cùng.”

Lý Tiểu Quỳ / Vision Times

Xem thêm: