Những năm 1920, khi Einstein đến Trung Quốc du lịch, ông đã miêu tả về người Trung Quốc trong nhật ký cá nhân của mình là “cần cù lao động, bẩn thỉu, ngu xuẩn”, và còn có nhiều bình luận vô tình khác nữa của ông đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, cư dân mạng Trung Quốc dường như chấp nhận một cách đầy khoan dung với những lời bình luận này của Einstein.

Einstein
Trong nhật cá nhân của mình Einstein đã miêu tả về người Trung Quốc là “cần cù lao động, bẩn thỉu, ngu xuẩn”. Tuy nhiên, cư dân mạng dường như lại chấp nhận những chê bai này một cách rất khoan dung (Ảnh từ internet)

Có người nói, sự quan sát của Einstein đối với Trung Quốc, ở một mức độ nào đó, chỉ là miêu tả lại sự thực hoặc giả có thể nói là sự thực trong một giai đoạn lịch sử.

Một người dùng Weibo chia sẻ, “Trung Quốc nghèo nàn lạc hậu, có lúc còn có nạn đói, đại đa số người không biết chữ. Trẻ nhỏ hay chết yểu, do đó người ta bắt buộc phải sinh nhiều con để đảm bảo có thế hệ sau nối dõi. Rất khó để không kỳ thị một Trung Quốc như vậy”,  “Einstein cũng không quan tâm rằng bạn sẽ nói ông ấy là phân biệt chủng tộc”.

Cuốn nhật ký này còn ghi chép về chuyến thăm Thượng Hải và Hồng Kông của Einstein từ năm 1922 đến năm 1923. Trong ngày ông được trao tặng giải Nobel Vật lý, ông đang ngồi xe ngắm cảnh trên đỉnh núi ở Hồng Kông. Nguyên văn nhật ký bằng tiếng Đức, và được phiên dịch thành tiếng Anh, năm nay do Nhà xuất bản Đại học Princeton xuất bản. Zeev Rosenkranz, người phụ trách biên tập nói, cách nhìn của Einstein đối với Trung Quốc đầy mâu thuẫn. Ông đồng tình với hoàn cảnh bi thảm của người Trung Quốc, những cũng cũng dùng  những ngôn từ chê bai khiến người khác bất an.

Einstein
Một trang trong cuốn nhật ký của Einstein (Ảnh: Nhà xuất bản Đại học Princeton)

Einstein chỉ ra, đối diện với “cỗ máy kinh tế tê liệt”, người Trung Quốc đã phải lao động cực kỳ vất vả. Tuy nhiên, ông cũng hình dung về cách sống khô khan và đơn điệu của người Trung Quốc, “nhà ở giống nhau như một công thức, sân thượng giống như tổ ong”. Ông cũng lo lắng người Trung Quốc sẽ chiếm cứ toàn thế giới.

“Người Trung Quốc có thể sẽ thông qua sự cần cù lao động, tằn tiện và đông đảo thế hệ sau của họ để chiếm cứ từng quốc gia”, Einstein viết trong nhật ký, “Nếu những người Trung Quốc này thay thế tất cả các chủng tộc khác, vậy thì sẽ là một điều đáng tiếc”.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc nói, những lời của Einstein phù hợp với ấn tượng của họ về Trung Quốc đầu thế kỷ 20. Khi đó, Trung Quốc đang trong thời kỳ quá độ, vừa mới trải qua cuộc cách mạng lật đổ vương triều nhà Thanh.

“Tôi không cho rằng những lời này là những lời phân biệt chủng tộc hoặc miêu tả một cách nhục mạ người Trung Quốc”, một cư dân mạng nói, “Những lời này giống miêu tả sự thực hơn. Hãy nhìn lại tình hình kinh tế thời đó, điều kiện giáo dục và y tế, đại đa số người bình thường đều không quá chú ý đến vệ sinh, bởi vì họ không có điều kiện. Ông ấy miêu tả họ ngu ngốc và chậm chạp, nhưng ông ấy cũng nói người Trung Quốc là chăm chỉ lao động.”

Trí Đạt

Xem thêm: