Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây đã công bố Sách trắng để thanh minh cho hành động của chính quyền nước này tại Tân Cương, cũng như phủ nhận đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Về vấn đề này tổ chức người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh ở hải ngoại đã lên tiếng phản đối.

Embed from Getty Images

Cảnh sát vũ trang tại Tân Cương đi tuần tra (Ảnh từ Getty Images)

Hôm 18/3, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố sách trắng “Đấu tranh chống khủng bố, cực đoan và bảo vệ quyền con người ở Tân Cương”. Sách trắng này cho biết, mọi việc làm của Trung Quốc tại Tân Cương đều là để tấn công “chủ nghĩa khủng bố” và “chủ nghĩa cực đoan”, sách trắng này còn thanh minh rằng, những bước đi mà chính quyền Trung Quốc lựa chọn tại Tân Cương là một phần trong cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế, phù hợp với tôn chỉ và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Sách trắng này được chia làm 7 phần, nhấn mạnh Tân Cương là lãnh thổ của Trung Quốc đồng thời nói rõ về tình hình hoạt động được gọi là “chủ nghĩa khủng bố” tại Tân Cương.

Bình luận về vấn đề này, ông Dilxat Raxit – người phát ngôn của Đại hội Đại biểu Duy Ngô Nhĩ thế giới (World Uyghur Congress) tại Đức đã biểu thị sự phản đối. Ông nói: “Chính quyền Trung Quốc công bố sách trắng này là hoàn toàn đảo lộn trắng đen, chống khủng bố thực ra là một cái cớ chính trị để đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Xóa bỏ tín ngưỡng, Hán hóa triệt để mới là mục đích thực sự của chính quyền Trung Quốc, lợi dụng lời nói dối với cái gọi là bảo vệ quyền con người, để phân hóa và hòa giải áp lực lên Trung Quốc của cộng đồng quốc tế quan tâm đến người Duy Ngô Nhĩ.”

Ông Dilxat Raxit cho hay, chính quyền Trung Quốc công bố sách trắng này là vì muốn thúc đẩy chính sách cực đoan tại Tân Cương, tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và che giấu hành vi chà đạp quyền con người, ông nói: “Cũng vì để phối hợp với đại điện Trung Quốc ở Hội đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc, nên chính quyền nước này đã tiến hành thanh minh một phần về vấn đề liên quan đến xây dựng các trại giáo dục cải tại tại Tân Cương và bức hại người Duy Ngô Nhĩ.”

Ayimasi một người Kazakh theo đạo Hồi đã chia sẻ với đài Á châu Tự do (RFA) rằng, chính quyền Trung Quốc tại Tân Cương đã bắt giữ nhiều người Kazakh, và đưa họ đến các trại giáo dục cải tạo. Thực tế đã chứng minh, tuyệt đại bộ phận những người bị giam giữ là những người dân và học giả thiện lương, chứ không phải là “phần tử khủng bố” mà chính quyền nói.

Bà nói, “Trong những người bị bắt giữ tại Tân Cương có nhà khoa học, nghệ thuật gia, tác gia, giáo viên, còn có thương nhân, cảnh sát, công chức, người già 80 tuổi, cả người nội trợ một chữ cũng không biết, họ không phải là ‘phần tử khủng bố’. Tại Tân Cương đã xảy ra mấy sự kiện khủng bố, quân đội và cảnh sát Trung Quốc đã tiêu diệt họ (bắn chết). Sau khi sự kiện này xảy ra, rất nhiều người đã bị nhốt. Đây là phân biệt chủng tộc, đàn áp chủng tộc.”

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin hôm 18/3 cho biết, tổ chức Quan sát nhân quyền (HRW) cũng đã lên tiếng, nói chính quyền Trung Quốc công bố sách trắng có mục đích là để làm mờ nhạt những chỉ trích của cộng đồng quốc tế về chính sách ngược đãi ở Tân Cương.

Tuyên bố của HRW nói, chính quyền Trung Quốc trước đó vẫn luôn phủ nhận sự tồn tại của “trung tâm giáo dục cải tạo”, đến mùa hè năm 2018 mới thừa nhận xây dựng những cơ sở này. HRW nói, sự “phản công” của chính quyền Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương dường như đã thể hiện ra sự lo lắng về hình tượng quốc tế của họ, nhất là ở những nước Trung Quốc đang đẩy mạnh dự án “Một vành đai, một con đường” mà có người Hồi giáo chiếm đa số.

Tuyên bố còn nói, nếu chính quyền Trung Quốc xác định không có che giấu gì tại Tân Cương thì nên cho phép Liên Hiệp Quốc và những nhà quan sát độc lập của quốc tế đến Tân Cương.

Báo cáo Nhân quyền năm 2018 do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 13/3 cho biết, việc bắt giữ và giam giữ tùy tiện ở Trung Quốc vẫn là một vấn đề nghiêm trọng.

Báo cáo nói, “Trong một năm qua, chính phủ Trung Quốc rõ ràng đã tăng cường hành động giam giữ nhiều người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi tại Tân Cương.”

Báo cáo cũng chỉ ra, tại Tân Cương, một số người tử vong trong các trại giáo dục cải tạo, trong đó một số sự kiện tử vong xảy ra từ trước năm 2018, các thông tin liên quan được những người từng bị giam giữ trốn thoát đến các nước khác tiết lộ.

Hôm 17/3, tờ New York Times đưa tin, trại giáo dục cải tạo được Trung Quốc xây dựng ở Tân Cương là “trường học nội trú dã man”, và nói trung tâm giáo dục cải tạo của Trung Quốc đã xâm phạm quyền con người một cách nghiêm trọng.

Ngày 2/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra trong một tuyên bố rằng, hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt bớ tùy tiện và bị đưa đến “trại tập trung” chịu cực hình và tẩy não, điều này đã không còn là bí mật nữa.

Gần đây, Đại sứ Tự do tôn giáo Quốc tế của Mỹ là ông Sam Brownback đã đến thăm Hồng Kông và Đài Loan, trong hành trình này ông đã có bài phát biểu nhắc đến việc chính quyền Trung Quốc bức hại nghiêm trọng những nhóm người tín ngưỡng tại Tân Cương, Tây Tạng, những người theo Cơ Đốc giáo và nhóm người tập Pháp Luân Công.

Tại diễn đàn “Đối thoại dân sự về Bảo vệ Tự do Tôn giáo khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” hôm 12/3, ông Sam Brownback tiếp tục mạnh mẽ chỉ trích sự khủng bố của trại giáo dục cải tạo ở Tân Cương, chỉ trích hành động bắt giam tùy tiện những người dân tộc thiểu số Tân Cương của chính quyền Trung Quốc.

Ông nói, ông luôn hy vọng có cơ hội được đích thân đến Tân Cương điều tra độc lập các trại giáo dục cải tạo tại đây, nhưng vẫn chưa thể thực hiện được mong muốn này.

Ông cũng nhắc lại việc chính quyền Trung Quốc muốn che giấu sự thực, nên vẫn luôn ngăn cản cộng đồng quốc tế đến điều tra các trại giáo dục cải tạo ở Tân Cương một cách độc lập.

Thứ Tư tuần trước (13/3), tại trụ sở chính của Đại hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Mỹ và các quan chức các nước phương Tây, các học giả, và những nhân sĩ bảo vệ nhân quyền đã nêu ra nghi ngờ đối với chính phủ Trung Quốc về vấn đề giam giữ người Hồi giáo Tân Cương quy mô lớn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino phát biểu hôm 14/3 đã nói, Mỹ đang cân nhắc các biện pháp nhắm vào hành vi xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.

Theo New York Times, tại cuộc họp của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva vừa qua, quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ là bà Kelley Currie cho biết, Mỹ đang cân nhắc lựa chọn các biện pháp đối với quan chức ở Tân Cương, tăng cường truy cứu trách nhiệm đối với hành vi phi phạm pháp luật của họ. Bà cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc thay đổi chính sách, cho phép các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc được vào khu vực này.

Trí Đạt

Xem thêm: