Hôm thứ Năm (13/10), một người đàn ông đã treo những biểu ngữ khổng lồ trên cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh để lên án nhà cầm quyền ngay trước thềm Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hành động dũng cảm này được nhiều người Trung Quốc ví là “Dũng sĩ cầu Tứ Thông – Bắc Kinh”, có nhà hoạt động dân chủ ví người treo biểu ngữ là “người xe tăng mới”.

id13844859 c8441b66a6626ab902ea63ae78c605b1 600x400 1
Ngay trước thềm Đại hội 20 ĐCSTQ, vào ngày 13/10 bất ngờ xuất hiện một số biểu ngữ chống ĐCSTQ được treo trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình)

Người đàn ông dũng cảm bị nhà chức trách bắt giữ

Đại hội 20 của ĐCSTQ sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào Chủ Nhật tuần này (16/10). Sáng ngày thứ Năm (13/10), cộng đồng mạng internet chia sẻ nóng các bức ảnh ghi cảnh một người mặc đồ bảo hộ lao động màu cam treo nhiều biểu ngữ lớn trên cầu Tứ Thông thuộc đường Vành đai 3 phía Bắc ở quận Hải Định – Bắc Kinh.

Các biểu ngữ có nội dung “Không muốn axit nucleic mà muốn lương thực, không muốn Cách mạng Văn hóa mà muốn cải cách”, “Không muốn phong tỏa mà muốn tự do, không muốn lãnh đạo mà muốn bầu cử”, “Không muốn dối trá mà muốn tôn nghiêm, không muốn làm nô tài mà muốn làm công dân”, “Bãi khóa bãi công để bãi quốc tặc Tập Cận Bình”.

Người đàn ông này còn dùng loa liên tục hô hào những câu khẩu hiệu như ghi trong biểu ngữ, đồng thời đốt khói đen tỏa dày đặc từ khu vực cây cầu nằm trên một con đường giao thông lớn nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người đi bộ và phương tiện qua lại.

Nhà cầm quyền ĐCSTQ bị kinh động đã cho phong tỏa toàn bộ mạng internet, nhưng các bức ảnh và video đã được cộng đồng mạng chia sẻ rộng khắp. Sự kiện đã trở thành điểm nóng tin tức quốc tế. Hàng loạt hãng truyền thông quốc tế hàng đầu như Reuters, AP, VOA, RFA, DW… đã đưa tin.

Cộng đồng mạng Trung Quốc có phân tích rằng do đặc điểm giao thông đoạn cây cầu Tứ Thông Bắc Kinh (dài 286m theo hướng đông – tây) – một cây cầu dành cho đường cao tốc đô thị hai chiều với 6 làn xe – muốn ngăn hành động của người đàn ông này, không còn cách nào khác là chặn từ hai đầu cầu, điều kiện đó giúp các biểu ngữ được hiển thị trong một khoảng thời gian dài hơn.

Trên mạng cũng lan truyền thông tin về người đàn ông dũng cảm này. Tài khoản Twitter có tên “Vận động toàn cầu phế Tập Cận Bình cứu nước” (@quanqiudaoxi) cho biết người đàn ông đó tên là Bành Tái Chu (Peng Zaizhou), tên gốc là Bành Lập Phát (Peng Lifa), ông kêu gọi mọi người Trung Quốc từ ngày 16/10 [biểu tình] bãi công + bãi khóa + dùng còi xe. Ông đã làm gương bằng cách treo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông gây chấn động thế giới.

id13844873 72ed433b5c8a2cc6ea27857a71d774f2 600x547 1
Vài ngày trước Đại hội 20 của ĐCSTQ, hôm thứ Năm (13/10) một số biểu ngữ chống ĐCSTQ đã được treo trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình).

Trước khi có hành động này, ông Bành Tái Chu đã gửi thông điệp tới cộng đồng mạng: “Các bạn, chúng tôi sắp hành động. Tôi hy vọng các bạn có thể chuyển tiếp nó nhiều hơn, cảm ơn!”. Ông Bành cũng viết một kế hoạch hành động vào ngày 16/10 rằng: “Tổng động viên toàn quốc bãi công bãi khóa, tổng động viên quân đội cả nước nổi dậy, tổng động viên xe hơi toàn quốc mở còi phản đối, tổng động viên quân đội nổi dậy”.

Ông Bành Tái Chu cũng đính kèm một liên kết đến tài liệu “Chiến lược ngăn chặn Tập Cận Bình” với 21 chương, bao gồm: Đấu tranh phế bỏ quốc tặc, Bức thư gửi người dân Trung Quốc, Bài hát “lá phiếu muôn năm”, Chúng ta là ai, Cải cách hiến pháp, Chống tham nhũng và Giám sát chính phủ, Chính sách tài khóa và thuế, cải cách kinh tế…

Nhiều cư dân mạng đã hưởng ứng theo rằng vào ngày 16/10 diễn ra Đại hội 20 của ĐCSTQ, trên cả nước cần đình công, bấm còi xe, bày tỏ sự bất bình và phản đối nhà cầm quyền, “Trên con đường theo đuổi tự do, nước Trung Quốc cần có chí nam nhi!”.

Về vấn đề này, ông Vương Đan (Wang Dan) – một trong những người tham gia thúc đẩy phong trào dân chủ năm 1989 tại Thiên An Môn, nói rằng tên Bành Tái Chu có trong danh sách “người theo dõi” trang của ông. Nhưng ông không tìm thấy bất kỳ nội dung nhạy cảm nào trong tài khoản của Bành Tái Chu nên vẫn cần xác minh lại xem có đúng là một người không.

Vương Đan cũng phát hành một video chia sẻ rằng ông bày tỏ lòng kính trọng đối với người đàn ông đã kéo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông. Đối với ý nghĩa của hành động can đảm này, Vương Đan bày tỏ 6 cách nhìn.

Ông cho biết trong thời điểm nhạy cảm như vậy, dưới chế độ chuyên chế toàn diện và cực kỳ tàn bạo của ĐCSTQ, trong khi hầu như tất cả mọi người trên cả nước đều im lặng, thì người đàn ông này có hành động kỳ tích như vậy, rõ ràng ông ta đã chuẩn bị tư tưởng về cái giá phải trả cho hành động của mình, dĩ nhiên nhà chức trách sẽ không tha cho ông ta.

Ông Vương Đan nhấn mạnh “ai nói Trung Quốc không có dũng sĩ?”. Lòng can đảm của người đàn ông này có thể xem là “gây kinh động quỷ thần”, có thể gọi anh ta là “người xe tăng mới đương đại”.

id13845083 beijing 600x400 1
Ngay trước thềm Đại hội 20 ĐCSTQ, vào ngày 13/10 bất ngờ xuất hiện một số biểu ngữ chống ĐCSTQ được treo trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình)

Ông kể lại, trước đây trong biến cố Thiên An Môn 4/6/1989, lý do khiến “Người xe tăng” làm lay động thế giới là lòng dũng cảm của anh ấy. Bây giờ, người đàn ông này cũng gây chấn động Trung Quốc vì lòng dũng cảm của mình, có thể được gọi là đại diện của “linh hồn Trung Quốc”.

Tại sao lại có phản kháng như vậy? Ông Vương Đan nói rằng do vấn đề ông Tập Cận Bình tiếp tục cầm quyền đang gây bức xúc và tuyệt vọng trong rộng rãi trong dân Trung Quốc, chỉ khi người ta thấy tuyệt vọng thì mới có thể phản kháng. Đây không phải lần đầu tiên có người đứng lên và sẽ không phải là lần cuối cùng. Ông nhấn mạnh “Chúng ta nên thấy ý nghĩa của hành động dũng cảm này, nhiều khi hiệu ứng mang lại là rất lớn”.

Đông đảo cư dân mạng hưởng ứng đồng tình với bình luận của ông Vương Đan.