Khoảng 1 giờ chiều ngày 9/8, nhận được sự kêu gọi từ trên mạng, hàng nghìn người Hồng Kông đã tập trung tại sân bay quốc tế để tổ chức cuộc tập trung “vạn người đón khách”, kêu gọi ngừng đàn áp các cuộc tập trung và diễu hành hoà bình, hy vọng những yêu cầu của người dân Hồng Kông sẽ thông qua các du khách quốc tế lan truyền khắp nơi trên thế giới. Trong khoảng thời gian này, liên tiếp có người dân và du khách tham gia vào cuộc tập trung này. 

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình ở Hồng Kông
Chiều ngày 9/8, hàng ngàn người Hồng Kông đã tổ chức ngồi tĩnh toạ tại sân bay để nói sự thật về phong trào phản đối dự luật dẫn độ đang diễn ra tại Hồng Kông. Sự kiện này kéo dài 3 ngày và kết thúc vào ngày 11/8. (Ảnh từ Epoch Times)

Cửa ra A, B của Sảnh T1 của sân bay quốc tế Hồng Kông đã bị người biểu tình là sinh viên và người dân Hồng Kông ngồi kín. Tại lối ra của hành khách và lối đi của sảnh sân bay, các sinh viên xếp hàng ngang để phát các tờ rơi, nói cho du khách đến Hồng Kông biết nơi đây đang xảy ra việc gì.

Nhắc lại “5 yêu cầu lớn”, mong muốn thông tin được lan truyền khắp thế giới

Một sinh viên tình nguyện tên Geoff cho biết, họ sẽ tiếp tục kiên trì “5 yêu cầu lớn”, cùng với đó, mong muốn mượn nơi đặc biệt như sân bay quốc tế, thông qua sự chứng kiến của các du khách quốc tế, để đem sức ảnh hưởng của phong trào phản đối dự luật dẫn độ lan toả đến toàn thế giới. 

“Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh những yêu cầu hoà bình lý tính của chúng tôi, chúng tôi hy vọng các du khách đến từ các nơi khác nhau có thể hiểu được quyết tâm ‘phản đối dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc’ của người dân Hồng Kông, và đem những thông tin này lan toả khắp thế giới.”

Geoff cho biết, rất nhiều người bị tuyên truyền sai lệch, do đó họ không tin cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông là hoà bình lý tính và phi bạo lực, thông qua ngồi tĩnh toạ hoà bình tại sân bay, họ hy vọng mọi người có thể tận mắt chứng kiến lý niệm “hoà bình, lý tính, phi bạo lực” của người biểu tình.

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình ở Hồng Kông
Tại lối ra của hành khách và lối đi của sảnh sân bay, các sinh viên xếp hàng ngang để phát các tờ rơi, giơ áp phích, để nói cho du khách đến Hồng Kông biết nơi đây đang xảy ra việc gì. (Ảnh Epoch Times)
Hồng Kông, biểu tình, phản đối luật dẫn độ
Tại lối ra của hành khách và lối đi của sảnh sân bay, các sinh viên xếp hàng ngang để phát các tờ rơi, giơ áp phích, để nói cho du khách đến Hồng Kông biết nơi đây đang xảy ra việc gì. (Ảnh: Vision Times)

Sinh viên họ Lương, một trong những người tham gia sự kiện này cho biết, cậu đọc được thông tin trên Diễn đàn LIHKG và đến tham dự. Cậu mong muốn chính phủ có thể lắng nghe những yêu cầu của người dân. Khi biết được lần tĩnh toạ này không làm thủ tục xin phép, sinh viên họ Lương này vẫn tới tham gia, cậu cho biết, “Chính vì đưa ra yêu cầu một cách hoà bình và lý tính, nên khiến họ dũng cảm đối mặt với cảnh sát dùng bạo lực”, còn về phản ứng của du khách tại Hồng Kông, sinh viên này nói, họ đều phản ứng tích cực. 

“5 yêu cầu lớn” bao gồm, rút lại “Luật dẫn độ”, rút lại định tính bạo động trong cuộc biểu diễu hành biểu tình ngày 12/6, thả vô điều kiện những người bị bắt vô lý, thành lập Uỷ ban điều tra độc lập, và thực hiện bầu cử phổ thông. 

“Một quốc gia hai chế độ” chỉ tồn tại trên danh nghĩa

Chị Chu, một trong những người tham gia cuộc tập trung lần này cho biết, đối với những du khách đang ở Hồng Kông, họ cần hiểu nhiều hơn nữa về ý nghĩa của phong trào phản đối luật dẫn độ đối với họ, nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra, họ sẽ biết cách làm thế nào để kịp thời nhờ sự giúp đỡ từ lãnh sự quán nước họ. 

Ví dụ như, đối với việc cảnh sát tuỳ tiện xô đẩy người quốc tịch nước ngoài tham dự biểu tình hoặc nhìn thấy người nước ngoài ngã cũng không có xe cảnh sát đến giúp đỡ, chị Chu cho biết, hiện tại Hồng Kông biến thành an toàn hay không là điều rất cần mọi người quan tâm. 

Chị Chu cho biết, hiện tại, ở một mức độ nào đó, “một quốc gia hai chế độ” tại Hồng Kông chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, “Họ (ĐCSTQ), liên tiếp muốn đem chế độ của họ ngồi trên pháp luật hiện nay của Hồng Kông, liên tiếp muốn Trung Quốc hoá Hồng Kông, cái gọi là 50 năm không thay đổi, hiện tại được bao nhiêu năm mà (Hồng Kông) đã thành bộ mặt hoàn toàn khác.”

Không sợ khủng bố trắng, tương lai của của Hồng Kông do người Hồng Kông bảo vệ

Một học sinh cấp ba họ Lương khác cho biết, tương lai của Hồng Kông và người Hồng Kông cần chính người Hồng Kông tự bảo vệ lấy, “Chúng tôi cũng biết nỗi sợ hãi khi đối kháng với khủng bố trắng (chỉ côn đồ mặc áo trắng tấn công người biểu tình), phương pháp duy nhất chính là chúng ta cùng nhau đứng ra, để nói với chính phủ rằng, chúng ta không sợ chính phủ bắt giữ những người không phạm pháp. Chúng ta cần phải đứng ra.” Lương nói. 

Cậu còn cho biết, không sợ khủng bố trắng, “Nếu không có được câu trả lời nào từ chính phủ, tôi nghĩ tôi sẽ vẫn bước ra và tham dự vào các hoạt động, hiện giờ tôi đang học cuối cấp, sẽ tham gia thi cử, nhưng tôi hy vọng trước khi tốt nghiệp, tôi cần một xã hội công bằng chính nghĩa, như thế tôi mới có thể an tâm học tập tiếp. Do đó, nếu sau khi kết thúc nghỉ hè, chính phủ vẫn chưa hồi đáp những yêu cầu, thì không loại trừ khả năng tôi sẽ bãi khoá.”

Ông Quách, một người đến từ Đài Loan chia sẻ với tờ Epoch Times rằng, ông đặc biệt đến Hồng Kông để ủng hộ phong trào phản đối dự luật dẫn độ. Ông nói, ngày 12/6, ông đã từng ngồi máy bay đến Hồng Kông để ủng hộ phong trào, khi đó, ông nhìn thấy ở Kim Chung có 60.000 người đang vây quanh trụ sở chính phủ Hồng Kông. Ngày 27/7, ông cũng đã đến Yuen Long tham gia diễu hành. Bởi vì ngày 21/7 trước đó, chính phủ Hồng Kông và cảnh sát đã cấu kết với xã hội đen trấn áp người biểu tình.

Ông nhấn mạnh, “Họ (chính phủ Hồng Kông) cho rằng thông qua phương pháp này thì có thể kết thúc được phong trào phản đối, tức là để mặc cho xã hội đen và cảnh sát trấn áp người biểu tình; nhưng họ không ngờ rằng ngày 27/7, lại có nhiều người tập trung tại Yuen Long. Do đó, hiện nay dù bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và cảnh sát Hồng Kông có trấn áp phong trào phản đối dự luật dẫn độ này thế nào đi nữa, thì cũng đều là kêu gọi phong trào quần chúng càng nhiều và càng lớn hơn.”

Ông còn nói: “Phong trào này lớn gấp mấy lần so với phong trào Hoa Hướng Dương ở Đài Loan, tình hình hiện nay chính là thời cuộc cách mạng.” 

Ông cho rằng, người Hồng Kông nên tiếp tục kêu gọi toàn thành phố bãi công trên diện rộng lần thứ 2: “Người Hồng Kông mới là chủ nhân của Hồng Kông, hãy để ĐCSTQ biết họ có áp lực như thế nào.” 

Hồng Kông, biểu tình, phản đối luật dẫn độ
Nhiều thanh niên trẻ còn dán những tờ giấy nhỏ lên người để thu hút sự chú ý của du khách quốc tế. (Ảnh: Epoch Times)
Hồng Kông, biểu tình, phản đối luật dẫn độ
Hàng ngàn người dân Hồng Kông tĩnh toạ tại sân bay để phản đối luật dẫn độ cũng như cho du khách quốc tế biết về phong trào phản đối dự luật dẫn độ. (Ảnh: Vision Times)

Được biết, sự kiện tĩnh toạ tại sân bay sẽ kéo dài trong 3 ngày liên tiếp, và kết thúc vào ngày Chủ Nhật, 11/8.

Trí Đạt

Xem thêm: