Ông Vạn Nhuận Nam (Wan Runnan), người sáng lập doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc Sitong Group, nói rằng ông Tập Cận Bình đang thành lập nội các thời chiến và “chuẩn bị cho chiến tranh”, điều này sẽ đưa Trung Quốc vào thời khắc đen tối.

p3233121a937373217
Thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới của ĐCSTQ ra mắt ngày 23/10/2022. (Ảnh cắt từ video CCTV)

Trước Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Bành Tái Chu (Peng Zaizhou tên thật là Bành Lập Phát (Peng Lifa)), người giăng khẩu hiệu chống ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh (cây cầu này do Sitong Group quyên góp xây dựng), đã có một cương lĩnh chính sách liên quan đến việc xúi giục nổi dậy, chống lại các quan chức quân sự hàng đầu.

Người sáng lập Sitong Group Vạn Nhuận Nam nói về kết quả nhân sự của Đại hội 20: Ông Tập “chuẩn bị cho chiến tranh”

Vào ngày 5/11, trang web tiếng Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đã đăng một bài phỏng vấn độc quyền với ông Vạn Nhuận Nam (76 tuổi, quê ở Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), là một doanh nhân và nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng trong thời kỳ cải cách và mở cửa của Trung Quốc.

Năm 1984, ông Vạn Nhuận Nam thành lập Công ty Sitong, và vào năm 1989, ông lưu vong ở nước ngoài do Sự kiện ngày 4/6 (sự kiện Thảm sát Thiên An Môn hay Sự kiện Lục Tứ). Ông đã thành lập Mặt trận Dân chủ Trung Quốc ở hải ngoại, làm tổng thư ký và chủ tịch, hiện ông sống ở Pháp.

Vào ngày 23/10, thông tin chính thức của Đại hội 20 của ĐCSTQ cho thấy ông Tập Cận Bình đã tái đắc cử, và 4 người thân cận của ông Tập là ông Lý Cường (Li Qiang), Thái Kỳ (Cai Qi), Lý Hy (Li Xi) và Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang), đều được bầu vào Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ. Trong khi ông Lý Khắc Cường, Uông Dương và Hồ Xuân Hoa, không có tên trong danh sách Bộ Chính trị; phe Giang Trạch Dân chỉ còn lại ông Vương Hỗ Ninh và ông Triệu Lạc Tế ở lại Ủy ban Thường ủy Bộ Chính trị.

Trong Quân ủy Trung ương, ông Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia – 72 tuổi), một thái tử đảng thân Tập vẫn tại vị. Ông Trương từng tham gia chiến tranh biên giới Việt Nam; một Phó Chủ tịch Quân ủy mới nhậm chức là Hà Vệ Đông (He Weidong), từng là Tư lệnh viên Chiến khu Đông Bộ phụ trách cuộc chiến chống Đài Loan, cũng là một người bạn cũ của ông Tập trong những năm đầu công tác ở Phúc Kiến. Các thành viên của Quân ủy bao gồm ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Lưu Chấn Lập (Liu Zhenli), Miêu Hoa (Miao Hua) và Trương Thăng Dân (Zhang Shengmin). Trong đó có Thượng tướng Hải quân Miêu Hoa cũng là bạn cũ của ông Tập khi ông còn ở Phúc Kiến; Thượng tướng Lục quân Lưu Chấn Lập cũng từng tham gia chiến tranh Việt Nam.

Ông Vương Nhuận Nam nói với RFA rằng kết quả sau Đại hội 20 là kết quả tồi tệ nhất. Ông Tập không chỉ tái đắc cử, mà còn có thể vẫn sẽ tiếp tục tái đắc cử, hơn nữa toàn bộ êkip lãnh đạo đều là thân tín của ông Tập, phe của ông Tập tạo thành thiên hạ của Tập. Kết quả này sẽ đưa Trung Quốc đến thời điểm đen tối nhất.

Ông Vạn Nhuận Phát nói rằng trong lịch sử của ĐCSTQ, ngay cả trong thời kỳ Mao Trạch Đông, cũng cần phải tạo ra sự cân bằng. “Thống nhất thiên hạ như ông Tập Cận Bình làm như thế này là điều hiếm gặp, theo một nghĩa nào đó thì đây cũng là nguy hiểm nhất. Nhưng tại sao ông ấy lại làm thế? Chính là bốn chữ: Chuẩn bị chiến tranh.”

Theo quan điểm của Vạn Nhuận Nam, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay là một nội các thời chiến hoàn toàn nghiêng về một bên, và không cho phép những tiếng nói bất đồng. “Tại sao ông Tập cần lập một nội các thời chiến? Ông ấy cảm thấy rằng chắc chắn sẽ có một cuộc xung đột trực diện với Mỹ.”

Ông nói rằng quân đội Mỹ và các tổ chức nghiên cứu tư vấn cũng đang thảo luận rằng có thể có một trận quyết chiến với ĐCSTQ trong 10 năm tới. Chiến lược an ninh quốc gia mới nhất của Mỹ tuyên bố rằng Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự thế giới hiện có.

Ông Vạn Nhuận Nam tin rằng trận quyết chiến giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, vì không có chỗ cho sự thỏa hiệp trong xung đột giá trị quan và xung đột chế độ. “Bây giờ khi nói đến việc phân tách, các biện pháp trừng phạt chip và trừng phạt công nghệ cao được đưa ra, từ chiến tranh thương mại đến chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh chính trị đã bắt đầu, quân sự là sự tiếp nối của chính trị, chưa kể là có một điểm ngoặt, và điểm ngoặt này là vấn đề Đài Loan.”

Ông phân tích rằng những gì ông Tập Cận Bình đang làm bây giờ là phong tỏa và zero COVID, thành lập các hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ, v.v., đều là thực hiện kinh tế thời chiến, và ông đang xem xét làm thế nào để kiểm soát xã hội trong thời chiến.

Nhưng ông Vạn Nhuận Nam nói rằng ĐCSTQ đang gặp khó khăn cả trong và ngoài nước, nền kinh tế trong nước đang trì trệ. Tăng trưởng kinh tế năm 2022 có thể là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ; ĐCSTQ cũng khá cô lập trên trường quốc tế, và cuộc đối đầu với Mỹ là nghiêm trọng đến mức chưa từng thấy trong hàng chục năm qua. “Tương lai của Trung Quốc rất đen tối.”

Ông dự đoán rằng ĐCSTQ sẽ phát hành một phiên bản mới của đồng nhân dân tệ để thay thế đồng tiền cũ, và thực hiện số hóa đồng nhân dân tệ, giám sát toàn diện dòng tiền và hầu như quét sạch tất cả số tiền đáng xấu hổ được các quan chức tham nhũng che giấu.

“Xóa sổ dịch bệnh, xóa bỏ tiền tệ cũ, xóa sổ phe phản đối, xóa sổ phe đoàn thanh niên, xóa sổ ‘hồng nhị đại’. Thế hệ đỏ thứ hai được xóa, tất cả mọi thứ từ chính trị, kinh tế, tiền tệ và tài chính được làm sạch, vì sao lại làm thế, là chuẩn bị cho chiến tranh,” ông Vạn Nhuận Nam nói.

Sự thay đổi nhân sự của ĐCSTQ đã khiến vấn đề khủng hoảng eo biển Đài Loan nóng lên

Trong báo cáo tại Đại hội 20, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng ông sẽ không từ bỏ dùng vũ lực thống nhất Đài Loan. Gần đây, cũng có nhiều phân tích về khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Ông David Sacks, một thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, cho biết trong một cuộc hội thảo video về diễn giải Đại hội 20 được tổ chức bởi cơ quan này vào ngày 26/10, rằng xét về lâu dài, nội dung về Đài Loan tại Đại hội 20 là “một điềm báo không tốt”, nhưng ĐCSTQ có lẽ không có thời gian biểu cho “thống nhất một cách hòa bình” hoặc “thống nhất” Đài Loan.

Ông Steve Tsang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi (School of Oriental and African Studies) Đại học London, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian, rằng việc bố trí nhân sự tại Đại hội 20 của ĐCSTQ làm tăng nguy cơ ĐCSTQ sử dụng vũ lực trong vấn đề Đài Loan.

Ông Steve Tsang nói rằng trong ban lãnh đạo (của ĐCSTQ) trước đây, đã không có nhiều người sẵn sàng đưa ra ý kiến phản đối, hiện nay trong đảng và quân đội, ông Tập đã thay thế các lực lượng không trung thành trước đây bằng những người thân cận và trung thành với mình, để đảm bảo không ai có thể phản đối. Và “một người đưa ra những phán đoán tồi, thì nguy cơ phát động chiến tranh lớn hơn sơ với một nhóm người.”

Tại một cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, tổ chức vào ngày 25/10, ông Bonny Lin, Giám đốc Chương trình Sức mạnh Trung Quốc của trung tâm này, nói rằng mặc dù báo cáo của ông Tập Cận Bình tại Đại hội 20 không nêu tên Mỹ, nhưng những thay đổi trong nhân sự hàng đầu của ĐCSTQ cho thấy một quỹ đạo thách thức hơn trong mối quan hệ Trung – Mỹ.

Truyền thông Đài Loan: Sự cố cầu Tứ Thông chạm vào lo lắng của ông Tập

Có ý kiến ​​cho rằng ông Tập Cận Bình có thể không yên tâm với quân đội, và nỗi lo của ông là lo lắng về sự nổi dậy của các tướng lĩnh trong quân đội.

Ngày 2/11, Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã đăng một bài viết về quan điểm của quân đội “Kiên quyết duy trì bảo vệ nòng cốt, kiên quyết nghe theo mệnh lệnh”. Cùng ngày, Quân ủy Trung ương đã ban hành “Một số ý kiến ​​về việc quán triệt thực hiện sâu sắc thêm hệ thống Trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy”, nhấn mạnh sự cần thiết của quân đội để đạt được “nghe Chủ tịch Tập chỉ huy, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Tập, để Chủ tịch Tập yên tâm”, đồng thời đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với “tất cả các cấp của quân đội, nhất là các cấp đảng ủy và cán bộ cấp cao”.

Vào ngày 5/11, tờ Up Media tại Đài Loan đã đăng một bài viết với tựa đề “Dũng sĩ cầu Tứ Thông động chạm đến tâm bệnh nắm quân đội của ông Tập Cận Bình”. Bài viết cho rằng ông Tập nắm quyền tại Đại hội 20, nhưng sau đó 10 ngày, ông ấy yêu cầu lãnh đạo cao tầng của quân đội chọn phe, bày tỏ thái độ để cho bản thân ông ấy yên tâm. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về điều mà ông lo lắng hiện nay.

Công ty Sitong do ông Vạn Nhuận Nam thành lập, trước đây đã quyên góp để xây dựng cây cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh. Sáng ngày 13/10, trước thềm Đại hội 20, trên cây cầu này đã xuất hiện một sự kiện kháng nghị hiếm có. Người kháng nghị giăng biểu ngữ trên cầu Tứ Thông, phản đối chính sách phong tỏa kiểm soát dịch, đòi dân quyền và kêu gọi bãi miễn Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Video liên quan đến sự kiện này đã nhanh chóng lan truyền trên khắp internet và gây chấn động trên quốc tế.

Người kháng nghị là ông Bành Tái Chu, đã bị bắt. Ông này từng gửi trước các tài liệu về cương lĩnh chính trị của mình lên các trang web ở nước ngoài, bao gồm cả kêu gọi quân đội nổi dậy. Đánh dấu trọng điểm là để quân nhân, cảnh sát, cảnh sát vũ trang và quan chức chính phủ nhận được thông tin, hy vọng xuất hiện hiện “hộ quốc tướng quân” giống như Thái Ngạc. Cương lĩnh chính trị cũng đề cập đến quốc gia hóa quân đội.

Bài viết của Up Media nói rằng thông tin về sự kiện Bành Tái Chu đã được lan truyền rộng rãi ở Trung Quốc thông qua các kênh khác nhau, tin rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm cả quân đội, đã biết rõ hơn về nó. Khi ông Tập Cận Bình lên kế hoạch thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, hành động của ông Bành Tái Chu hiển nhiên đã chạm đến tâm bệnh nắm quân đội của ông Tập Cận Bình.

giang bieu ngũ tren cau Tu Thong
Biểu ngữ phản đối ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh trước Đại hội 20 ĐCSTQ. (Ảnh cắt từ video)

Theo Ninh Hải Chung, Epoch Times