Trung Quốc đã triển khai kế hoạch tiêm phòng khẩn cấp vắc-xin viêm phổi Vũ Hán ở nhiều nơi. Mới đây, một người từng tiêm vắc-xin ở Trung Quốc đã được tờ Los Angeles Times phỏng vấn, tiết lộ rằng chính quyền buộc họ phải tiêm phòng, người này lo sợ rằng mình sẽ trở thành “nạn nhân” của vắc-xin này.

p2771541a78542026
Bao bì 3 loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc tiết lộ nhiều thông tin (Nguồn: mạng internet).

Tờ Los Angeles Times ngày 29/10 đăng bài phỏng vấn nhân viên của một tổ chức xăng dầu Trung Quốc đi làm ở nước ngoài. Vào tháng 9 năm nay, nhân viên này đã được tiêm một loại vắc-xin do Công ty TNHH Công nghệ sinh học Trung Quốc thuộc Tập đoàn Sinopharm phát triển. Nhân viên này cho biết, không có văn bản nào yêu cầu họ phải tiêm phòng, nhưng nếu từ chối tiêm thì không thể ra nước ngoài làm việc. Điều này khiến việc tiêm vắc-xin trở thành bước cần thiết để có thể tiếp tục công việc.

Screen Shot 2020 10 31 at 11.48.19 AM
Bài viết trên Los Angeles Times. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Ông lo ngại rằng Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên các công ty nhà nước và các công dân khác. Nhưng nếu đưa ra nghi vấn tiêm chủng trong công ty, sẽ bị dán nhãn “không đúng đắn về mặt chính trị”.

Trước khi được tiêm chủng, nhân viên này được yêu cầu ký một bản thỏa thuận đồng ý và bảo mật. Nhân viên này đặt câu hỏi tại sao anh nên giữ bí mật việc tiêm phòng của mình. Thỏa thuận bảo mật cũng đề cập cụ thể rằng nếu tiết lộ thông tin về việc tiêm phòng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán, anh sẽ bị trừng phạt.

Tuy nhiên, nhân viên này cuối cùng đã cung cấp một bản sao của bản thỏa thuận đồng ý và bảo mật cho Los Angeles Times. Anh ta cũng cung cấp ảnh chụp màn hình hồ sơ trò chuyện WeChat với các đồng nghiệp về vắc-xin.

Theo bản thỏa thuận đồng ý, vắc-xin mà nhân viên này tiêm hiện chưa có tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng trên bản thỏa thuận cảnh báo rằng có thể bị sốt, mệt mỏi, tiêu chảy và đau đầu sau khi tiêm. Bản thỏa thuận cũng đề cập rằng các vắc-xin khác trên thị trường đôi khi có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm chủng, chẳng hạn như sốc phản vệ. Nếu người nào được tiêm chủng gặp hiện tượng tương tự, họ nên “tìm cách điều trị kịp thời”.

Nhân viên này biết rằng vắc-xin của mình đang được thử nghiệm trên hàng ngàn tình nguyện viên ở các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Peru, Maroc và các quốc gia khác. “Ít nhất thì những thí nghiệm này đang ở trong tình trạng được kiểm soát”, nhân viên này lo lắng nói: “Đối với chúng tôi, họ không thể đưa ra bất kỳ đảm bảo (an toàn) nào. Điều này chẳng khác gì coi chúng tôi như vật hy sinh cho chính phủ.”

Không những không đảm bảo chất lượng vắc-xin, bên tiêm chủng còn có những hành động vội vàng trong quá trình vận hành. Người được phỏng vấn giấu tên nói rằng, giám đốc dự án doanh nghiệp nhà nước của anh đã thúc giục nhân viên hoàn thành việc tiêm chủng càng sớm càng tốt. Thậm chí còn khuyến khích họ tiêm 2 mũi 1 lần thay vì 2 mũi được đề nghị trong 14 ngày hoặc 28 ngày. Bản thỏa thuận do nhân viên này chia sẻ cũng đề cập: “Nếu bạn cần đi nước ngoài gấp, bạn có thể cân nhắc tiêm cùng lúc cho cánh tay trái và phải”.

Quân đội Trung Quốc bắt đầu tiêm phòng vào tháng 6 năm nay. Cán bộ, nhân viên y tế của các doanh nghiệp nhà nước đi công tác nước ngoài nhanh chóng được đưa vào kế hoạch “sử dụng khẩn cấp”. Đến tháng 9, ban lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Sinopharm cho biết 350.000 người đã được điều trị ngoài các thử nghiệm lâm sàng. Các quan chức tỉnh Chiết Giang vào tháng 10 đã tiết lộ rằng, hơn 740.000 người ở tỉnh Chiết Giang đã được tiêm vắc-xin bởi công ty Sinovac Biotech.

Tuy nhiên, không có loại vắc-xin nào ở Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn thứ 3 trong việc thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn này thường gây ra một số tác dụng phụ mà không thể tìm thấy trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.

Đoan Mộc San

VIDEO: Cuốn sách đặc biệt về quan chức ĐCSTQ: “Những cái xác biết đi” 

Xem thêm: