Ông Từ Cần Tiên – nguyên Quân đoàn trưởng Quân đoàn 38, người đã từ chối chấp hành mệnh lệnh nổ súng của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp sinh viên trong thời gian xảy ra sự kiện Lục Tứ năm 1989, đã qua đời hôm 8/1/2012, hưởng thọ 85 tuổi. Truyền thông đưa tin cho biết, cho đến trước lúc qua đời, chính quyền ĐCSTQ vẫn luôn phái người chuyên giám sát ông.

Lục Tứ
Tháng 6/1989, sinh viên Bắc Kinh tổ chức diễu hành quy mô lớn, người dân thành phố Bắc Kinh cũng tham gia cùng sinh viên đi đến Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Jian Liu cung cấp/Epoch Times)

Theo Đài Phát thành Truyền hình Hồng Kông đưa tin, sáng ngày 8/1, ông Từ Cần Tiên, người từng giữ chức Quân đoàn trưởng Quân đoàn 38 trong thời gian xảy ra sự kiện Lục Tứ năm 1989, đã qua đời tại thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc Trung Quốc, hưởng thọ 85 tuổi. Do mắc chứng mất ngủ nghiêm trọng, sinh hoạt cá nhân của ông không thuận lợi nên ông đã có thời gian dài nằm điều trị trên giường bệnh ở Bệnh viện Thạch Gia Trang. Tuy nhiên, chính quyền ĐCSTQ vẫn luôn phái người chuyên giám sát ông. Chính quyền hạn chế nghiêm ngặt số người đến thăm ông, hơn nữa còn cấm khách đến thăm chụp ảnh hoặc quay video.

Bản tin cho biết, bạn bè và cấp dưới cũ của ông Từ Cần Tiên cũng liên tiếp nhận được thông tin ông qua đời vào chiều ngày 8/1.

Theo thông tin công khai cho thấy, ông Từ Cần Tiên, sinh tháng 8/1935, là Thiếu tướng trong quân đội của ĐCSTQ, nguyên Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 38 Lục quân. Trong sự kiện Lục Tứ tại Thiên An Môn năm 1989, ông Từ Cần Tiên đã từ chối chấp hành mệnh lệnh điều động quân đội vào Thiên An Môn tại Bắc Kinh để đàn áp và dọn dẹp cuộc biểu tình, mệnh lệnh này được đương nhiệm Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ khi đó là ông Đặng Tiểu Bình ký. Sau vụ việc, ông đã bị khai trừ đảng tịch ĐCSTQ, đồng thời bị tòa án quân sự ĐCSTQ xử 5 năm tù gia, ông bị giam trong Nhà tù Tần Thành.

Ông Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) – Cựu phóng viên kỳ cựu của Tân Hoa Xã, giáo sư, học giả lịch sử nổi tiếng của Học viện Báo chí Trung Quốc, viết trong cuốn “Đấu tranh chính trị trong những năm cải cách của Trung Quốc (bản hiệu đính)” rằng, trong thời gian diễn ra phong trào sinh viên năm 1989, ông Từ Cần Tiên vì bị sỏi thận nên đang được chữa trị tại Bệnh viện đa khoa Quân khu Bắc Kinh (Bệnh viện 301). Ngày 17/5/1989, ông nhận được thông báo khai trừ của Quân khu Bắc Kinh. Phó tư lệnh viên Quân khu Bắc Kinh Lý Lai Trụ tuyên bố mệnh lệnh điều động quân giới nghiêm của Quân ủy Trung ương, đồng thời yêu cầu các Quân đoàn trưởng lập tức biểu đạt thái độ. Ông Tử Cẩn Tiên nói: “Tôi không cách nào chấp hành mệnh lệnh bằng miệng, cần phải có mệnh lệnh bằng văn bản.” Ông Lý Lai Trụ sau đó đã yêu cầu ông gọi điện cho chính ủy của mình để truyền đạt mệnh lệnh, sau khi ông Từ Cần Tiên gọi điện cho chính ủy đã nói: “Đã truyền đạt rồi, tôi không tham gia, việc này không liên quan đến tôi.” Sau đó ông trở về Bệnh viện đa khoa Quân khu Bắc Kinh.

Tờ Apple Daily tại Hồng Kông đưa tin, sau sự việc này, ông Từ Cần Tiên đã nói với bạn bè mình rằng: “Thà bị chém đầu cũng không thể làm tội nhân lịch sử!”

Ông La Vũ, con trai thứ của Đại tướng ĐCSTQ La Thụy Khanh, nguyên sĩ quan cấp sư đoàn của Bộ Tổng tham mưu quân đội ĐCSTQ, từng viết trong cuốn hồi ký “Cáo biệt Bộ Tổng tham mưu” rằng, sau khi khởi thảo mệnh lệnh tác chiến nổ súng đàn áp sinh viên, ông đã đưa cho Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Tổng thư ký Quân ủy Trung ương ĐCSTQ Dương Thượng Côn, ông Triệu Tử Dương là Phó chủ tịch thứ nhất; ông Dương Thượng Côn muốn ông Đặng Tiểu Bình ký trước thì mới đồng ý ký: “Đưa cho Đặng trước, Đặng không ký, tôi không ký”. Thế là mệnh lệnh được chuyển cho ông Đặng Tiểu Bình ký trước, sau khi ông Đặng Tiểu Bình ký thì ông Dương Thượng Côn mới ký thêm vào đó. Lý do mà ông Từ Cần Tiên từ chối chấp hành mệnh lệnh là đương nhiệm Phó chủ tịch thứ nhất của Quân ủy Trung ương khi đó là ông Triệu Tử Dương không ký tên, nên quân lệnh không toàn vẹn, không hợp pháp, không thể chấp hành.

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, sau khi ra tù, ông Từ Cần Tiên được bảo lưu đãi ngộ cấp phó quân của ĐCSTQ. Mới đầu, chính quyền bố trí ông định cư tại thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc. Do nơi này là cư đóng trú của Tập đoàn quân 38, nên có nhiều cấp dưới của ông, vì thế để tránh gặp phải rắc rối không cần thiết, nên chính quyền đã bố trí cho ông ở thành phố Thạch Gia Trang.

Apple Daily Hồng Kông đưa tin, khi nói đến việc từ chối chấp hành quân lệnh trong thời gian phong trào sinh viên Lục Tứ, ông Từ Cần Tiên nói rằng: “Chuyện đã qua, không có gì gọi là hối hận nữa. Đã làm rồi mà! Nếu không thì không nên làm, làm rồi thì không có gì hối hận.”

Tháng 4/2019, RFI đưa tin, do từ chối mệnh lệnh nổ súng của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ trong sự kiện Lục Tứ năm 1989, nên ông Từ Cần Tiên đã bị quân đội giam giữ và giam lỏng 30 năm. Hiện nay đã nhiều bệnh trong người, vô phương cứu chữa, dù vậy trong thời gian nằm tại bệnh viện ông vẫn bị chính quyền Bắc Kinh giám sát.

Nguyên Đức

Xem thêm: