Ông Vương Ngọc Âm (hóa danh) là một tù nhân chính trị đã thụ án tại Nhà tù số 1 Thẩm Dương. Gần đây, ông đã nói với phóng viên của Epoch Times về trải nghiệm cá nhân của mình trong tù, bao gồm bốn phương diện nô dịch, tra tấn, hành hạ đến chết và tham ô hủ bại mà phía nhà tù thực thi. Ông nói rằng các tù nhân bên trong đều hy vọng rằng sẽ có kênh truyền thông phơi bày những điều này.

id13184932 sy3FotoJet 600x400 1
Ảnh diễn mô tả cực hình trong nhà tù: dùi cui điện và dội nước lạnh (Nguồn: Minghui)

MỜI XEM PHẦN 1: TQ: Lao động cưỡng bức trong tù, lương chỉ 140.000 VNĐ/tháng

Hành hạ đến chết

Theo tiết lộ, hàng năm đều có người chết ở trong Nhà tù số 1 Thẩm Dương. “Bên trong nhà tù lan truyền, mỗi năm phải chết mấy chục phạm nhân. Con số này cao hơn cả số người chết trong một năm ở một làng tại nông thôn.” Sở dĩ tỷ lệ tử vong ở mức cao, nguyên nhân chủ yếu là do các tù nhân bị bệnh và không được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Ông Vương Ngọc Âm nói, “Trong nhà có người để ý chăm nom đến bạn, nộp tiền, thì phía nhà tù sẽ dẫn bạn đi bệnh viện bên ngoài để khám; nếu không có tiền, họ không chi tiền cho bạn chữa bệnh, bạn có bệnh nào thì sẽ để chịu đựng, đây chính là một loại trị liệu, chịu đựng kéo dài cho đến cuối cùng chết thì thôi.”

“Sau khi phạm nhân bị bệnh, bị bệnh nặng, họ không sẽ không chữa trị, để bạn chịu đựng mỗi ngày, đến cuối cùng không được nữa, đến lúc sắp chết, thì sẽ tìm một xe cứu thương đưa đến bệnh viện, đây chính là nghĩa vụ mà họ làm.”

“Hiện giờ có yêu cầu không cho phép phạm nhân chết ở trong nhà giam, cần phải chết ở bên ngoài, ở bệnh viện. Nếu thực sự chết trong nhà giam, thì họ cũng không sao cả, họ có máy ghi hình, sau khi người ta chết, thì họ sẽ quay video cấp cứu cho người đó, đó toàn là giả! Đây là điều mà toàn bộ phạm nhân trong đó đều biết, người ta chết rồi mà họ còn cấp cứu, chính là để ứng phó với sự kiểm tra của bên trên.”

Ông Vương Ngọc Âm còn nói một chuyện khiến người ta thấy sốc. “Mùa đông ở vùng đông bắc rất lạnh, áo trên người phạm nhân đều bị cởi ra hết, dùng nước lạnh dội cho một trận, trường hợp người bị bệnh, họ dội cho 2 thùng nước xong thì sẽ đặt lên giường, cũng không có chăn, không có gì để đắp lên, chỉ có tấm phản gỗ rồi phủ giấy báo lên, rồi đặt người trần trụi ở đó, mở cửa sổ, một lúc sau thì chết cóng.”

Ông chỉ ra, “Những người này thông thường là tình trạng như thế nào? Chính là bị bệnh, nằm trên giường, không dậy nổi và không thể tự chăm sóc cho bản thân. Ví dụ đại / tiểu tiện ngay trên giường đến nỗi rất bẩn, thì họ sẽ lôi đến phòng nước, lấy nước lạnh dội. Chỉ cần cấp trên giám ngục có yêu cầu, để người đó chết lúc nào thì chắc chắn sẽ chết lúc đó, bảo đến nửa đêm chết thì chắc chắn không sống được đến lúc trời sáng.”

Phóng viên phát hiện, thủ pháp phạm tội này cũng được dùng để ngược đãi đến chết đối với người tập Pháp Luân Công.

Theo trang mạng Minh Huệ (minghui.org) đưa tin, nguyên trưởng nhà tù Vương Bân, khoảng từ năm 2012 bắt đầu ra lệnh bức hại người tập Pháp Luân Công. Họ dùng riêng tầng 5 của bệnh viện trong nhà giam và là tầng cao nhất để bức hại người tập Pháp Luân Công, mục đích là muốn đạt được “tỷ lệ chuyển hóa” (từ bỏ tu luyện) 100% đối với người tập Pháp Luân Công. 

Vào thời điểm đó, một người tập Pháp Luân Công không rõ danh tính được chuyển đến từ khu nhà tù thứ 2. Vào giữa mùa đông, cai ngục và tù nhân đã lột hết quần áo của người tập Pháp Luân Công này, rồi lôi đến phòng nước và dùng ống nước đã được nối với vòi nước để tưới lên người này trong thời gian dài. Sau đó lại lôi người này đến một phòng trống, dùng còng tay còng vào giường không có đệm, rồi mở cửa sổ để thi hành “cực hình đóng băng”. 

Ngày hôm sau, người tập Pháp Luân Công này bị sốt. Ngày thứ ba thì bị bức hại đến chết. Một phạm nhân nắm được tình hình nói rằng “nhà giam này quá tà ác, một người vẫn còn sống như thế mà 3 ngày đã bị làm cho chết.”

Tháng 5/2018, trang minghui.org đưa tin, Nhà tù số 1 Thẩm Dương mỗi năm có trên 40 phạm nhân tử vong. Phạm nhân bị bệnh không được chữa trị, rất nhiều người bị bệnh nặng nhưng không có ai quản, không có ai thăm hỏi. Có người bị bệnh đến nỗi không dậy nổi, mùa đông lạnh bị quản lý phạm nhân lôi vào phòng tắm bằng nước lạnh. Có người đã tử vong, nhà tù làm cấp cứu giả, làm giả hồ sơ bệnh án, tùy tiện sửa đổi thời gian tử vong. Mỗi một phòng ban, mỗi một mắt xích đều phối hợp ăn ý, toàn bộ cảnh sát và phạm nhân trong nhà ngục đều biết rõ trong lòng nhưng lại không dám nói.

Những báo cáo này được chứng thực chéo với mô tả của ông Vương Ngọc Âm. Ông nói, “Trong tù có rất nhiều việc bẩn thỉu loạn bát nháo. Trước đây khi chỉnh đốn ai, người đó sẽ bị trói lại và ngồi trên ghế hổ, dùng còng tay còng lại, một người đang còn sống bị họ uốn đến chết ở đó. Đây là việc xảy ra ở Nhà tù số 1 Thẩm Dương.”

Ông nói rằng những tù nhân mà ông tiếp xúc đã chờ đợi (chấp hành án) trong hơn 20 năm. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, bản án rất nghiêm khắc: “Bản án dài nhất là án tử hình treo, tương đương với bản án 30 năm, không giảm được thì sẽ còn nhiều hơn nữa. Ví dụ, người 40 tuổi bị kết án, 30 năm thì đến 70 tuổi mới ra được, đại đa số đều không sống nổi mà ra được khỏi tù. Nếu không có thời hạn, hiện tại tương đương 25 năm, trước 20 năm là có thể ra. Năm nào cũng đều có người tự sát. Năm ngoái có vài người chết trong tù, còn có người treo cổ.”

Phóng viên đã gọi điện nhiều lần đến bộ phận hành chính của Nhà tù số 1 Thẩm Dương để hỏi về tình hình, nhưng hệ thống đều báo “số điện thoại bạn gọi không tồn tại” hoặc không thể kết nối.

Tham ô hủ bại

Ông Vương Ngọc Âm cho biết, ông hy vọng truyền thông đưa tin về vấn đề này, để tất cả mọi người hiểu được chuyện của Nhà tù số 1 Thẩm Dương.

“Nhà tù số 1 Thẩm Dương có thể đại diện toàn bộ nhà tù Liêu Ninh, bởi nó đều giống nhau. Điều tôi nói với bạn đều là lời thật, đều là đích thân tôi trải qua. Những nhà tù khác thì tôi không biết, nhưng tính chất của các nhà tù đều giống nhau, không khác nhau là bao.”

Ông tiết lộ, Nhà tù số 1 Thẩm Dương còn mua phạm nhân từ miền nam, để làm việc kiếm tiền cho nhà tù. “Nhà tù đó có tổng cộng hơn 3.000 người, mỗi năm tạo thu nhập lên đến vài trăm triệu nhân dân tệ. Rất nhiều phạm nhân là được mua với giá cao từ nhà tù ở Vân Nam, dùng cả một đoàn tàu để vận chuyển đến. Về sau người nhà có kiện cáo, bởi vì nhà tù ở miền nam ăn uống tốt, có trợ cấp. Đến nhà tù Đông Bắc có tiền cũng không dùng cho phạm nhân, mà dùng các loại phương thức để rửa tiền.”

Nhà tù năm nào cũng làm công trình, chỗ này dỡ tường vây, chỗ kia dỡ cổng chính. “Ví dụ nói đổi cổng chính, có thể là vài nghìn tệ là làm được, nhưng khi họ báo giá thì báo vài chục nghìn tệ, họ trồng một cái cây, báo giá là 30 – 40 nghìn tệ, họ đều rửa tiền như thế.”

Ông Vương Ngọc Âm nói với phóng viên, có một số thông tin đến từ cai ngục, là cai ngục cố ý nói với phạm nhân. Nghe nói trưởng cai ngục trước đây là Vương Bân đã bị bắt, tham ô hủ bại về kinh tế nên bị tố cáo. Vương Bân trước đây làm các công trình xây dựng, một cái chuông ở quảng trường là hơn 30.000 tệ. Có cái giá treo được làm bằng bê tông, treo cái chuông đó lên rồi bên trên viết cái gọị là “Cảnh chung trường minh” (Tiếng chuông cảnh báo vang dài).

“Vương Bân làm trưởng cai ngục hơn 10 năm tại Nhà tù số 1 Thẩm Dương, về sau được thăng chức lên Cục giám ngục tỉnh Liêu Ninh. Phạm nhân ai cũng hận ông ta, có không ít người chết trong tay ông ta khi đang thi hành án. Ông ta mua đồ ăn ôi thiu để làm cơm cho người thi hành án, rau cũng chẳng rửa, trong đồ ăn không có dầu, dưới bát toàn là cát,” ông nói.

Mấy năm gần đây, không ít quan chức trong hệ thống nhà tù Liêu Ninh “ngã ngựa”, ví dụ như Tống Vạn Trung (thường ủy Đảng ủy Cục Quản lý nhà giam Liêu Ninh), Vương Phong (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế thuộc Cục Quản lý nhà giam tỉnh Liêu Ninh), v.v. Tuy nhiên, hiện tại thông tin Vương Bân “ngã ngựa” vẫn chưa thể chứng thực. 

Phóng viên kiểm tra và phát hiện, thông tin của Vương Bân dường như đều bị ẩn hết trên mạng, chỉ có một dòng tin trên trang web của Cục Quản lý nhà giam tỉnh Liêu Ninh vào năm 2014 liên quan đến tin tức “Nhóm trung tâm đảng ủy Nhà tù số 1 Thẩm Dương học tập tập thể”, trong đó có nhắc đến “Bí thư đảng ủy, giám ngục trưởng Vương Bân”, nhưng địa chỉ trang web này đã báo lỗi 404. 

Phóng viên đã gọi điện đến nhiều số điện thoại di động của Vương Bân, trong đó có một thông báo là số không tồn tại, ngoài ra hai số khác không có người nghe.

Ngoài ra, vì để kiếm tiền, cai ngục đều mang đồ đạc vào cho phạm nhân, mua thuốc, mua đồ xa xỉ, ví dụ như thứ đáng giá hơn 30 thệ thì họ bán cho phạm nhân 100 tệ. Trong thời gian dịch bệnh, cai ngục làm việc một tuần, nghỉ hai tuần. Mỗi lần đến đều kéo theo một vali, bên trong đựng đủ các thứ đồ [để bán cho phạm nhân].

Khi cai ngục đi ra ngoài thì túi của họ cũng không trống không, mỗi tháng mang quần áo trở về cũng bán được không ít tiền. “Quần áo trong nhà máy có rất nhiều, hôm đó làm hơn 10.000 cái, hơn 300 người chúng tôi, mỗi ngày làm hơn 10.000 cái. Nguyên liệu vải trong đó có rất nhiều, tùy tiện lấy, tùy ý nhặt, cũng không đếm, đều là của nhà máy,” ông nói Vương Ngọc Âm nói.

Ông nói tiếp, “Trong nhà tù, phạm nhân thường xuyên mắng chửi chính quyền, mắng chửi nhà tù, nhưng đều là chửi sau lưng. Phạm nhân trong đó đều hy vọng có một kênh có thể nói ra những chuyện này. Bởi vì thông tin trong đó quá kín, nên chỉ có thể thông qua người đã ra tù để truyền ra ngoài. Chúng tôi ở trong nước còn không dám nói, bất cứ điều gì cũng không dám nói trên mạng. Những chuyện ở Nhà tù số 1 Thẩm Dương đều là chuyện mang tính đại diện.”

Theo Lý Tân An, Cao Tĩnh, Epoch Times

Xem thêm: