Ngày 24/7, NetEase đã đăng một bài viết tiết lộ rằng Trần Hiểu Mẫn, người giành chức vô địch cử tạ 63 kg nữ tại Thế vận hội Olympic Sydney 2000, đã bán đấu giá Huy chương vàng (HCV) mà cô giành được trong sự nghiệp thể thao của mình vào năm 2003, và nhập cư vào Úc cùng gia đình năm 2006.

p3189581a301293305
Vận động viên giành huy chương vàng Olympic Trần Hiểu Mẫn từng đấu giá huy chương của mình và chọn cùng gia đình nhập cư vào Úc vào năm 2006. (Ảnh: MXH)

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng dưới áp lực kép của chính trị và kinh tế, nhiều người Trung Quốc muốn trốn khỏi Trung Quốc, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chặn con đường ra nước ngoài của người dân.

Bài viết cho biết, sau khi Trần Hiểu Mẫn bán đấu giá các huy chương, cô ấy đã kiếm được tổng cộng 3,99 triệu nhân dân tệ (NDT, khoảng 591.353 USD). Trong đó gồm huy chương vàng Olympic được bán với giá cao ngất ngưởng 1,28 triệu NDT (khoảng 189.707 USD).

Được biết, Trần Hiểu Mẫn cũng quyên góp tiền xây dựng một số “Trường tiểu học Hy vọng”. Sau khi Trần Hiểu Mẫn đến Úc, cô liên tiếp tham gia vào các lĩnh vực nhập cư, đầu tư và kinh doanh khác. Cuối bài viết ca ngợi cô đã dũng cảm rút lui ngay trên đỉnh vinh quang, đồng thời kêu gọi người dân Trung Quốc học hỏi tinh thần này.

Bài viết đã dấy lên nhiều cuộc thảo luận và bàn tán sôi nổi, cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự ghen tỵ với việc nhập cư của Trần Hiểu Mẫn. Trên Twitter, một số cư dân mạng khen ngợi cô đã có một bước đi khôn ngoan khi lên “chiếc thuyền cứu sinh cuối cùng của con tàu Titanic”.

Vào ngày 27/7, nhà bình luận Chương Thiên Lượng, từng “tháo chạy” đến Hoa Kỳ nhiều năm trước, đã đề cập đến tin tức về Trần Hiểu Mẫn trên một chương trình truyền thông tự do.

Ông nói rằng sự đau khổ của bất kỳ cá nhân nào ở Trung Quốc đều là biểu hiện cụ thể của nỗi đau của cả một dân tộc. Bởi vì phía sau mỗi khổ nạn đều là tội ác của ĐCSTQ. Sự xấu xa và tàn bạo của ĐCSTQ tồn tại nhiều năm như vậy, kỳ thực, tất cả đều do người dân Trung Quốc dung túng trong nhiều năm, và cuối cùng, sự tà ác này lại đổ lên đầu của chính họ.

Ông Chương Thiên Lượng nhấn mạnh, muốn Trung Quốc thoát khỏi nỗi thống khổ này của dân tộc, trước hết quốc gia đó phải có năng lực phản tỉnh.

Gần đây, Diêu Minh (Yao Ming), một ngôi sao bóng rổ yêu nước, cũng bị nghi đã nhập cư vào Mỹ.

Ngày 23/1, Diêu Minh ngỏ lời mời ngôi sao bóng rổ NBA đội Boston Celtics, anh Enes Kanter Freedom, đến thăm Trung Quốc. Ngày hôm sau Kanter đã nhận lời và trả lời rằng anh muốn đến thăm “trại cải tạo” ở Tân Cương, Tây Tạng. Ngày hôm sau nữa, Diêu Minh đã chặn tài khoản của Kanter trên Instagram (IG).

Để đối phó với hiện tượng di dân phổ biến hiện nay của Trung Quốc, nhà bình luận người Úc Hoàng Phủ Tĩnh tin rằng câu chuyện của Trần Hiểu Mẫn sẽ thu hút sự chú ý rộng rãi, gồm cả việc ĐCSTQ ra sức chặn rất nhiều bình luận.

Điều này cho thấy, nhiều người Trung Quốc muốn thoát khỏi Trung Quốc trước áp lực chính trị và kinh tế khó khăn. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã phong tỏa đất nước, và lối thoát cũng bị chặn.

Ông Hoàng Phủ Tĩnh nói rằng người dân thường thà chìm trong bóng tối chính trị còn hơn thách thức ĐCSTQ, nhưng nền kinh tế suy giảm đã khiến mọi người tuyệt vọng. Những người bị ĐCSTQ chặn bình luận về cơ bản đều ủng hộ Trần Hiểu Mẫn chạy ra nước ngoài.

Qua đó có thể thấy, đại đa số người dân Trung Quốc đều muốn di dân, kể cả các tiểu phấn hồng (những thanh niên yêu ĐCSTQ một cách mù quáng), và đảng viên ĐCSTQ, công chức. Nhưng nay muốn “thoát thân”, về cơ bản cánh cửa này đã bị chế độ của ông Tập đóng chặt, Trung Quốc ắt sẽ bước trên con đường bế quan tỏa cảng.

Ông Hoàng Phủ Tĩnh thẳng thắn thừa nhận bản thân ông rất ngạc nhiên khi tin tức về việc nhập cư của Trần Hiểu Mẫn đã xuất hiện trên các kênh truyền thông của Trung Quốc.

Mặc dù bài viết đề cập rằng thi thoảng Trần Hiểu Mẫn tham gia vào các “hoạt động đỏ” của các hiệp hội Hoa kiều ở Úc, nhưng cô ấy đã thể hiện quan điểm của mình là cắt đứt với ĐCSTQ bằng hành động thực tế.

Thậm chí, so với Bành Soái, nữ cầu thủ quần vợt nổi tiếng Trung Quốc, liên quan đến vụ tấn công tình dục của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, Trần Hiểu Mẫn còn xuất sắc hơn.

Ngày 7/2, đã thu hút sự chú ý khi trả lời phỏng vấn của truyền thông, “dưới sự tháp tùng” của quan chức ĐCSTQ, Bành Soái đã tuyên bố giải nghệ, đồng thời tiếp tục phủ nhận bản thân bị cựu Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ Trương Cao Lệ xâm hại tình dục, mặc dù trước đó chính cô đã tung tin tố cáo.

Ông Hoàng Phủ Tĩnh nói rằng kỳ thực, Trần Hiểu Mẫn sớm đã có ý định di cư ra nước ngoài. Cô thực sự nhìn thấu được sự bẩn thỉu và đen tối của thể thao Trung Quốc dưới thể chế của ĐCSTQ.

Dù cô ấy có tham gia các hoạt động “thân ĐCSTQ” hay không, thì chí ít cô ấy cũng biết nơi nào có nhiều sự tự do hơn. Hành động của cô ấy cho thấy, Trần Hiểu Mẫn muốn từ bỏ ĐCSTQ và cắt đứt với đảng này. Điều này phù hợp với mong muốn của tất cả những ai muốn di dân.

Bà Tiết Âm Nhàn, cựu bác sĩ của đội tuyển quốc gia Trung Quốc, bị buộc phải sống lưu vong ở Đức trong những năm cuối đời, vì vạch trần bức màn đen sử dụng chất kích thích trong thế giới thể thao Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự, con trai bà, nghệ sĩ độc lập Dương Vĩ Đông, nói rằng khi Trần Hiểu Mẫn giành huy chương vàng Olympic, đó là cũng chính là “thời kỳ hoàng kim” của nạn lạm dụng doping trong thể thao Trung Quốc, cô vừa là người tham dự, vừa là nạn nhân.

Tuy nhiên, Trần Hiểu Mẫn đã không đủ can đảm để đoạn tuyệt với thể chế của ĐCSTQ, và không vạch trần sự thật về việc sử dụng doping có hệ thống trong nền thể thao Trung Quốc, gây tổn hại lâu dài cho các vận động viên, và cả chính bản thân cô. Cuối cùng cô ấy đã chọn trốn khỏi Trung Quốc, trở thành một tấm gương rất tốt cho nhiều vận động viên bị ĐCSTQ thao túng ngày nay.

Dương Vĩ Đông cho rằng thời đại của Trần Hiểu Mẫn về cơ bản là thời đại của doping, và những tấm huy chương vàng mà cô bán đều không trong sạch. Cô ấy di cư chỉ có thể nói rằng vì cô ấy là một người thông minh.

Những người bị lợi dụng này nhận ra rằng môi trường của xã hội Trung Quốc nói chung thật khủng khiếp. Nhưng với tấm huy chương vàng có được nhờ doping, mọi người sẽ không nói rằng “trước kia tôi đã sử dụng doping như thế nào”, và sẽ không nói về sự xấu xa của chế độ. Trần Hiểu Mẫn không có sự phản tỉnh và cảnh giới tư tưởng này.

Bình Minh (t/h)