Vừa qua, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra kiến nghị bãi bỏ hạn chế nhiệm kỳ “không được tái đắc cử quá hai khóa liên tiếp” đối với chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước đã ghi trong Hiến pháp. Tin tức này làm dấy lên quan tâm của giới chuyên gia và học giả trong và ngoài Trung Quốc Đại Lục.

>> Bỏ hạn chế nhiệm kỳ chủ tịch nước, Tập Cận Bình sẽ nắm trọn quyền lực?

GettyImages 476752573
ĐCSTQ bãi bỏ hạn chế nhiệm kỳ chức Chủ tịch nước (Nguồn: Getty Images)

Đề xuất này đã được chính thức công bố trên Tân Hoa xã Trung Quốc vào ngày 25/2 (phiên bản tiếng Anh). Theo quy định của Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện hành, nhiệm kỳ mỗi khóa của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước kéo dài 5 năm và không được đảm nhiệm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Nếu xoá bỏ thời hạn nhiệm kỳ chức Chủ tịch nước, có nghĩa là nhà lãnh đạo ĐCSTQ có thể nắm quyền lực suốt đời.

Trả lời phỏng vấn CNA (Đài Loan), Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Quỹ Heritage (Heritage Foundation) diễn tả “Đây là dấu hiệu không lành”. Ông cho biết, nền chính trị do một cá nhân độc tài sẽ càng tồi tệ, quyền lợi của nhân dân sẽ càng suy yếu, cuối cùng sẽ dẫn đến hỗn loạn.

Jude Blanchette, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc trú tại Bắc Kinh của Tổ chức Bàn thảo Kinh tế Mỹ (The Conference Board) chỉ ra, sự lựa chọn con đường phát triển của Trung Quốc theo mô hình Liên Xô cũ là “đáng tiếc”, tác động rất tiêu cực đối với thế giới.

Jude Blanchette, chuyên gia chính trị Trung Quốc của Hội đoàn kết doanh nghiệp lớn thế giới (the Conference Board) của Mỹ tỏ ra ngạc nhiên: “Tôi chưa từng nghĩ lại có khả năng này xảy ra”.

Ông tin rằng đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã sẵn sàng để tiếp tục nắm quyền vào năm 2023. Tuy nhiên, đề nghị này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, cuối cùng có thể thông qua hay không, còn phải quan sát tình hình chuyển biến ở Trung Quốc Đại Lục trong vài năm tới.

Abraham Denmark, người từng phụ trách theo dõi tình hình châu Á của cựu Tổng thống Mỹ Obama, từng là Chủ nhiệm Kế hoạch châu Á của Trung tâm Woodrow Wilson (tổ chức cố vấn cho Chính phủ Mỹ) cho biết: “Tôi không thấy bất ngờ trước thông tin ĐCSTQ hủy bỏ thời hạn nhiệm kỳ chức Chủ tịch nước”.

Ông cho rằng, điều này không chỉ phản ánh việc củng cố quyền lực của ĐCSTQ, cũng phản ánh nền kinh tế và xã hội Trung Quốc đang ở trong thời kỳ rất khó khăn, nhà cầm quyền Trung Quốc thiếu tự tin trong việc quản lý nội bộ và kiểm soát suy thoái.

Học giả Trung Quốc là ông Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou) trả lời Nhật báo Đông Phương (Hồng Kông) rằng, nếu Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước được kéo dài hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp, sẽ làm cho hai vị trí này trở nên rất quan trọng, từ “chức hư” trong tương lai sẽ trở thành “chức thực”, quyền lực sẽ lớn hơn nhiều và có thể đẩy mạnh những cải cách quan trọng giúp đất nước “phát triển lâu dài”.

Ông Hồ Tinh Đẩu hy vọng rằng sau khi sửa Hiến pháp sẽ có hạn chế về số lần tái nhiệm của người lãnh đạo, “không thể vẽ dấu bằng với việc cầm quyền suốt đời”. Ông cũng nhắc đến việc sửa đổi Hiến pháp có thể gây ra những oán giận, đặc biệt là “đối với người có ký ức sâu sắc về thời Cách mạng Văn hóa”. Nhưng bất kể số lần tái nhiệm có nhiều hơn hai khóa hay không, Hiến pháp sửa đổi là phúc hay họa đối với Trung Quốc, cái chính vẫn là phải nhìn vào người lãnh đạo được chọn là ai.

Hiện nay, thông tin này đang nhận được quan tâm rộng khắp của truyền thông châu Âu và Mỹ, như New York Times (Mỹ), Financial Times (Anh) cũng đưa tin. Washington Post (Mỹ) chỉ ra, người lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục đóng vai trò là Chủ tịch nước sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai, việc này sẽ viết lại quỹ đạo chính trị ở Trung Quốc Đại Lục.

Trí Đạt

Xem thêm: