Từ ngày 6 đến 9/11, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ tiến hành đánh giá vòng thứ 3 về tình hình nhân quyền của Trung Quốc. Phía Trung Quốc lên tiếng cho biết rất chú trọng công tác đánh giá lần này, đồng thời đệ trình lên Liên Hiệp Quốc “Báo cáo nhân quyền quốc gia”. Nhiều nhà phê bình chỉ ra, nhân quyền và pháp luật tại Trung Quốc đều chỉ là những khẩu hiệu. Cùng với đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đăng thông cáo báo chí, kêu gọi Hội đồng Nhân quyền yêu cầu Trung Quốc đưa ra câu trả lời chân thực về tình hình giam giữ người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương trên quy mô lớn.

 

Embed from Getty Images

Người dân oan Trung Quốc đi khiếu kiện (Ảnh từ Getty Images)

Trung Quốc đệ trình báo cáo nhân quyền bị: Giấu đầu hở đuôi

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết, Trung Quốc coi trọng cao độ công tác đánh gia lần này của Liên Hiệp Quốc, đồng thời tuyên bố Trung Quốc vốn dựa trên tinh thần mở cửa, thành thật cùng các bên triển khai các cuộc đối thoại mang tính xây dựng.

Đây sẽ là lần đánh giá thứ 3 của Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, lần trước là vào tháng 10/2013. Kể từ lần đánh giá trước đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục xảy ra các sự kiện chà đạp nhân quyền nghiêm trọng.

Ngày 14/9/2013, nhà hoạt động nhân quyền Tào Thuận Lợi chuẩn bị đến Geneva của Thụy Sĩ để tham dự hội nghị đánh giá của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng ông đã bị bắt giữ ngay tại sân bay quốc tế ở thủ đô Bắc Kinh. Trong thời gian bị giam giữ, tình hình sức khỏe của ông ngày càng xấu đi, đến tháng 3/2014 ông qua đời. Tháng 12/2017, Mỹ dựa vào “Đạo luật chịu trách nhiệm về Nhân quyền Magnitsky toàn cầu” (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act), tuyên bố chế tài đối với ông Cao Nham (Gao Yan) – Cục trưởng phân cục Công an Quận Triều Dương, thành phố Bắc Kinh. Trong thông cáo của Chính phủ Mỹ có chỉ ra, trong nhiệm kỳ của Cao Nham, ông Tào Thuận Lợi bị giam giữ đến chết, đồng thời chính quyền đã từ chối trị liệu cho ông.

Năm 2104, sau khi Luật sư Nhân quyền nổi tiếng Cao Trí Thịnh ra khỏi nhà tù ở Shayar, Tân Cương, ông luôn bị chính quyền giam lỏng tại quê nhà Bắc Kinh. Tháng 8/2017, ông được những người ủng hộ ứng cứu trốn thoát thành công, tuy nhiên rất nhanh sau đó ông lại bị bắt, đến nay vẫn không rõ tung tích của ông.

Ngày 9/7/2015, chính quyền Trung Quốc khởi động chiến dịch bắt giữ, trấn áp trên quy mô lớn đối với các Luật sư nhân quyền và những nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó, Luật sư Vương Toàn Chương bị giam giữ đã hơn 3 năm 4 tháng, đến nay vẫn chưa được gặp được luật sư đại diện do người nhà của ông mời.

>>Trung Quốc: Luật sư mất tích hơn 1000 ngày và hành trình đầy gian nan tìm tung tích chồng

Về tình trạng nhân quyền Trung Quốc, vợ của Luật sư Vương Toàn Chương là cô Lý Văn Túc cho biết, “Nhân quyền gì chứ? Chồng tôi bị bắt, mất tích hơn 3 năm, không rõ sống chết ra sao. Chính quyền không cho luật sư đại diện gặp mặt, họ đã hoàn toàn cướp đi quyền quyền được hội kiến luật sư, quyền được biện hộ. Vì chồng của tôi bị bắt, gia đình tôi cũng gặp nhiều liên lụy, con của tôi không thể đi học, ở Bắc Kinh không có được một nơi ở ổn định. Chúng tôi bị cảnh sát giám sát, bị họ uy hiếp, khủng bố, dọa nạt. Thử hỏi có nhân quyền hay không? Không hề có. Do đó, từ những trả nghiệm của chính cá nhân tôi, tôi cảm thấy, nhân quyền và pháp luật tại Trung Quốc chỉ là khẩu hiệu, ho hào suông, chỉ là lý luận suông.”

Ngày 1/8/2018, ông Tôn Văn Quảng – Giảng viên nghỉ hưu của Đại học Sơn Đông trả lời phỏng vấn trực tiếp của Đài VOA, ông chỉ trích chính sách viện trợ nước ngoài của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó ông đã bị cảnh sát đến nhà và đưa đi. Sau 2 tuần, ông Tôn Văn Quảng trả lời phỏng vấn trực tiếp tại nhà với Đài VOA, ông tiết lộ chính quyền Trung Quốc đã ép vợ chồng ông nói dối ra bên ngoài rằng hai vợ chồng ông đi du lịch vừa mới về nhà, nhưng đã bị vợ chồng ông từ chối. Sau đó, hai vợ chồng già Tôn Văn Quảng lại tiếp tục mất tích đến nay.

Quốc tế kêu gọi chú ý đến vấn đề Tân Cương

Mùa hè năm nay, thông tin chính quyền Trung Quốc xây dụng trại giam giữ tập trung tại Tân Cương được phơi bày, số người bị giam giữ lên đến hàng triệu người. Tổ chức Ân xá Quốc tế phát đi thông cáo báo chí hôm 2/11, kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Trung Quốc đưa ra câu trả lời chân thực về tình hình tại Tân Cương.

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, Tổ chức Ân xá Quốc tế nhấn mạnh, nhiều chứng cứ cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang giam giữ trên quy mô lớn những người Duy Ngô Nhĩ và những người dân tộc thiểu số khác.

Trung Quốc từ lâu vẫn luôn phủ nhận mọi cáo buộc, đồng thời còn thay đổi tên gọi trại cải tạo lao động thành trung tâm dạy nghề và mở rộng tuyên truyền về tên gọi này cũng như ca ngợi chức năng của “trung tâm” này.

Nghiên cứu viên Trung Quốc thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế là Phan Gia Vĩ cho biết trong thông cáo báo chí rằng, trại cải tạo lao động Tân Cương “khắp nơi đều có cực hình, ngược đãi”, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cần đưa ra tín hiệu rõ ràng với Trung Quốc rằng “cần chấm dứt các hành động đàn áp tại Tân Cương”.

Báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Australia (ASPI) cho thấy, khi kế hoạch giam giữ quy mô lớn người Duy Ngô Nhĩ bắt đầu bị quốc tế chú ý, các cơ quan liên quan của Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng quy mô các trại giam tại Tân Cương. Theo phân tích từ bản đồ vệ tinh, 28 khu khu giam giữ tại Tân Cương đã được mở rộng diện tích gấp 4 lần trong 3 năm qua. 

Ngoài ra, theo CNN, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết trong một báo cáo nghị viện hồi đầu tuần trước rằng, tháng Tám vừa qua, chính phủ Anh đã cử một số quan chức ngoại giao đến thăm Tân Cương, báo cáo sau khi về nước của những quan chức ngoại giao này đã xác nhận những thông tin mà truyền thông thế giới đưa tin về các trại cải tạo lao động ở Tân Cương “nói chung là đúng”.

Trí Đạt

Xem thêm: