Khát vọng tự do đã đánh thức người dân ở Trung Quốc Đại Lục, và họ chợt hiểu ra mình đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lừa dối dẫn đến bấy lâu nay vẫn hiểu lầm các đồng bào Hồng Kông, những người cũng khao khát tự do giống như họ.

p3251831a88828967
Sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông tưởng niệm các nạn nhân của vụ cháy ở Tân Cương trong khuôn viên trường tối 27/11. (Nguồn ảnh: Ban biên tập HKUST)

Một tấm áp phích “Mặc niệm cho các đồng bào gặp nạn ở Tân Cương” xuất hiện trong khuôn viên của Đại học Hồng Kông. Những bức ảnh liên quan được tải lên Twitter và nhanh chóng kéo theo những cuộc thảo luận sôi nổi. Tại sao? Chính là vì nó được viết bằng chữ giản thể của Hoa Lục.

Một cư dân mạng Đại Lục đã để lại lời nhắn bằng chữ giản thể, suy đoán rằng tấm áp phích “không phải do người Hồng Kông viết”, và kêu gọi “Các lực lượng chống phong tỏa, hãy đoàn kết lại.”

(Đại học Hồng Kông)

(Đại học Trung Văn)

 

Sau đó, một số cư dân mạng Hồng Kông đã phản hồi: “Tôi có thể nói với bạn một cách có trách nhiệm rằng người Hồng Kông sẽ không bao giờ thâm nhập vào bất kỳ cái gọi là hoạt động tự do hay dân chủ nào ở Trung Quốc Đại Lục.”

Lý do là Hồng Kông đã ủng hộ phong trào dân chủ ở đại lục trong nhiều thập kỷ, nhất là sau sự kiện “lục tứ” 4/6/1989 ở quảng trường Thiên An Môn. Hồng Kông đã từng phát động Chiến dịch Chim Vàng để giải cứu các nhà hoạt động dân chủ và sinh viên bị bắt.

Kể từ đó, vào ngày 4/6 hàng năm, Công viên Victoria của Hồng Kông được thắp nến tưởng niệm, và nó đã trở thành kỷ niệm hàng năm lớn nhất thế giới cho sự kiện này. Nhiều công dân Hồng Kông đã chú ý đến phong trào dân chủ và phong trào bảo vệ nhân quyền ở Đại Lục trong nhiều năm, như vụ án Lý Vọng Dương, vụ luật sư 709, v.v., với hy vọng lên tiếng cho những đồng bào còn sống trong sự o ép của ĐCSTQ.

Ngoài ra, khi có thiên tai nhân họa ở Hoa Lục, ví như lần lũ lụt ở Hoa Đông và động đất ở Vấn Xuyên, người dân Hồng Kông đã hào phóng quyên góp.

Tuy nhiên, sau phong trào chống dẫn độ 2019, cư dân mạng Hoa Lục đã ủng hộ cảnh sát Hồng Kông, ủng hộ việc đàn áp khiến người dân Hồng Kông bức xúc.

p3251951a947416038
Cư dân mạng Đại Lục xin lỗi người dân Hồng Kông vì sự cố chống dẫn độ năm 2019. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

Một cư dân mạng Đại Lục trả lời rằng bây giờ hoàn toàn có thể hiểu được cảm giác của người dân Hồng Kông: “Khi phong trào chống dẫn độ đang diễn ra, đại đa số người dân ở Trung Quốc Đại Lục ủng hộ cảnh sát và mắng người dân Hồng Kông. Bây giờ chúng ta phải chịu báo ứng.”

Sau đó, một số cư dân mạng lần lượt bình luận bày tỏ lời xin lỗi đến người dân Hồng Kông (trích đoạn như sau):

“Năm 2019 cười chê Hồng Kông, năm 2020 phỉ báng Hồng Kông, năm 2021 hiểu ra Hồng Kông, năm 2022 đi theo Hồng Kông. Xin lỗi Hồng Kông, Thượng Hải, Đài Loan, Tây Tạng, và Tân Cương.”

“Có một cái giá phải trả cho sự vô cảm. Khi người dân Hồng Kông đấu tranh cho tự do, chúng tôi đã để cho các phương tiện truyền thông trong nước thao túng dư luận và không lên tiếng cho họ. Vì vậy, bây giờ, tôi biết ơn và xấu hổ vì bất kỳ tiếng nói nào trong Hồng Kông không quan tâm đến những nghi ngờ trong quá khứ. Cảm ơn bạn.”

“A… nghĩ lại những gì Hồng Kông đã trải qua trước đây… Tôi rất tiếc là lúc đó tôi đã không ủng hộ, và bây giờ Bức tường Dân chủ tại Đại học Hồng Kông đã không còn nữa.”

“Vẫn luôn là Đại Lục có lỗi với Hồng Kông.”

“Hồng Kông… xin lỗi… lúc đó họ bịt mắt tôi, bịt tai tôi và hóa trang thành hề. Hồng Kông, xin cảm ơn!”

“Này, bây giờ đã nhận ra thật ngu ngốc khi chế nhạo sinh viên đại học Hồng Kông chưa?”

“Vinh quang cho Hồng Kông, vinh quang cho Trung Quốc.”

Một cư dân mạng Hồng Kông viết trong một tin nhắn: “Tôi không thể quên sự giễu cợt và mỉa mai của người Đại Lục đối với chúng tôi trong năm 2019. Vì bạn đã đứng lên, tôi hy vọng bạn sẽ thành công, và tôi hy vọng rằng xương của bạn sẽ cứng cáp hơn. Đừng vì tiểu ân tiểu huệ mà đánh mất cốt khí ngày hôm nay”.

Cũng có cư dân mạng Hồng Kông kêu gọi buông bỏ oán hận đối với đồng bào Đại Lục, nói rằng họ cũng bị ĐCSTQ xúi giục, và giờ đây họ đã có thể thức tỉnh.

Khởi phát từ vụ hỏa hoạn chết hàng chục người tối 24/11, các cuộc biểu tình chống phong tỏa phòng dịch đã nhanh chóng bùng phát và lan rộng các nơi ở Trung Quốc và hải ngoại. Tại Trung Quốc, người ta thấy những hô hào và khẩu hiệu đả đảo Đảng Cộng sản, một điều mà rất hiếm khi xảy ra trong những biểu tình ở Hoa Lục.

Trong những năm cầm quyền, ĐCSTQ vẫn nhất quán với chủ trương “đàn áp 5%” của mình. Mỗi chiến dịch hay vận động, thì ĐCSTQ chỉ tập trung nhắm vào một nhóm thiểu số dân chúng, ví dụ như khoảng 5%, và các phương tiện truyền thông cường đại sẽ miêu tả rằng việc làm đó của Đảng là để đem lại lợi ích cho 95% dân chúng còn lại. Nhân dân, một phần bị lừa dối, một phần vì lo lắng cho bản thân, mà dần dần trở nên vô cảm và lún sâu hơn vào vòng áp bức mà khó thoát ra được. Qua những chiến dịch vận động như Cải cách ruộng đất, Cách mạng văn hóa, đàn áp Tây Tạng, đàn áp Pháp Luân Công, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, v.v.  ĐCSTQ dường như đã thành công dùng lừa dối và bạo lực để duy trì và củng cố sự thống trị của mình.

Nhưng chính sách phong tỏa đại dịch viêm phổi Vũ Hán COVID lần này, dường như người dân Hoa Lục đã thức tỉnh. Có lẽ vì con số những người bị áp bức lần này quá nhiều, vượt quá “tỷ lệ hoàn hảo 5%” mà ĐCSTQ vẫn theo đuổi bấy lâu nay, cho nên chiêu cũ của Đảng giờ đã không còn linh nghiệm nữa?

Thiên Đức

VIDEO: Người dân quận Hải Châu phá vỡ phong tỏa, lực lượng phòng dịch lùi bước

VIDEO: Người Trung Quốc nổi giận, biểu tình lan rộng khắp đất nước

VIDEO: Cuộc biểu tình chấn động Thượng Hải ngày 27 tháng 11

VIDEO: Cảnh sát Trung Quốc bắt phóng viên BBC đưa tin về biểu tình Thượng Hải