Mới đây truyền thông Nhật Bản đưa tin, chính phủ Nhật Bản đã quyết định chấm dứt hỗ trợ kinh tế chính thức (ODA) cho Trung Quốc kéo dài 40 năm qua (tổng cộng 8,9 tỷ Đô la Mỹ). Tại Hội nghị thượng đỉnh Trung – Nhật được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 26/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ chính thức đề xuất chấm dứt khoản viện trợ này.

Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Shutterstock)

Vào ngày 23/10, Theo NHK của Nhật Bản đưa tin, chính phủ Nhật Bản đã quyết định trong năm nay sẽ chấm dứt hỗ trợ phát triển chính thức đối với Trung Quốc kéo dài 40 năm qua.

Thông tin chỉ ra, sau khi Nhật Bản ngừng viện trợ cho Bắc Kinh, hợp tác hai bên trong tương lai như thảo luận kế hoạch hợp tác kinh tế, thiết lập đối thoại hợp tác phát triển và hỗ trợ các nước đang phát triển, hai bên sẽ tham gia với tư cách bình đẳng ngang hàng.

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản trích dẫn quan điểm của một số quan chức chính phủ Nhật Bản nói rằng, thông điệp này đã được chuyển tải tới chính quyền Bắc Kinh.

Trong thực tế, ODA chỉ là một phần của viện trợ của Nhật Bản cho Trung Quốc, vào thời điểm năm 1972 khi hai nước đàm phán quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã cam kết từ bỏ truy cứu Nhật Bản bồi thường chiến tranh. Năm 1979, khi Thủ tướng Nhật Bản Masahiro Daping thăm Trung Quốc đã hứa sẽ cung cấp hỗ trợ phát triển cho Bắc Kinh, và sự hỗ trợ này đã tiếp tục cho đến ngày nay.

Khoản hỗ trợ này đã kéo dài 40 năm, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp hơn 3 nghìn tỷ yên (khoảng 8,9 tỷ USD) để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc, trong đó bao gồm các khoản vay bằng đồng yên có hoàn lại, hợp tác tài chính và hợp tác kỹ thuật không hoàn lại.

Những hỗ trợ tài chính này ngoài việc được sử dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá và nhà máy điện, cũng được sử dụng rộng rãi trong vấn đề bảo vệ môi trường và đào tạo nhân tài.

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc vươn lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ngày càng có nhiều người Nhật đặt câu hỏi xem liệu hỗ trợ phát triển chính thức cho Trung Quốc có cần thiết duy trì tiếp tục hay không.

Một số nhà phân tích cho rằng, với tư cách là đồng minh của Mỹ, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung còn kéo dài, Nhật Bản ngừng viện trợ kinh tế cho Bắc Kinh hàm nghĩa làm theo chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.

Trước đây, trong bài phát biểu tại Washington Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ ra GDP của Trung Quốc đã tăng gấp chín lần trong 17 năm qua và hiện đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trên một mức độ lớn, điều này có được là nhờ đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc. Hơn nữa, lợi nhuận của Trung Quốc từ các hoạt động thương mại không công bằng đã gây thâm hụt thương mại lớn cho Mỹ, đã khiến Tổng thống Mỹ Trump phải hành động đánh thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Huệ Anh

Xem thêm: