Hôm thứ Hai (26/11), hàng trăm học giả trên toàn thế giới đã lên tiếng kêu gọi các nước cần phải tiến hành chế tài đối với hành vi xâm hại nhân quyền giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trên quy mô lớn của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời yêu cầu chính quyền Trung Quốc thả những người đang bị giam giữ phi pháp tại Tân Cương.

 

Embed from Getty Images

Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc biến Tân Cương thành trại giam khổng lồ, nhiều người dân tại đây đã bị đưa bắt giam để “giáo dục chuyển hóa” trong các trại tập trung (Ảnh minh họa từ Getty)

Mấy năm gần đây, hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ bị các nhà hoạt động nhân quyền, học giả và chính phủ nước ngoài kháng nghị mạnh mẽ, chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ và giám sát nghiêm ngặt người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc dân tộc thiểu số khác cư trú tại Tân Cương.

Tháng Tám vừa qua, một nhóm của Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, theo nhiều báo cáo đáng tin cậy, có hơn 1 triệu hơn người Duy Ngô Nhĩ và dân tộc thiểu số khác bị giam giữ tại các trại giam giữ quy mô lớn bí mật tại Tân Cương.

Cần chế tài đối với quan chức Trung Quốc và công ty công nghệ liên quan

Hôm thứ Hai, đại diện của một tổ chức gồm 278 học giả trong các lĩnh vực khác nhau của nhiều quốc gia đã tổ chức một buổi họp báo tại Washington, kêu gọi ĐCSTQ dừng các chính sách giam giữ phi pháp tại Tân Cương, đồng thời tiến hành chế tài đối với lãnh đạo và các công ty công nghệ liên quan.

Trong một bản tuyên bố của tổ chức này có nói, cần phải giải quyết tình hình này, để ngăn chặn bất cứ quốc gia nào có hành vi đàn áp một bộ phận người nào đó, nhất là hành vi bức hại dựa vào chủng tộc hoặc tín ngưỡng tôn giáo.

Tuyên bố nói, các nước cần nhanh chóng xử lý đơn xin tị nạn đối với người dân Hồi giáo ở Tân Cương, không được trục xuất những người đã ra nước ngoài trở về Trung Quốc; đồng thời yêu cầu chính quyền ĐCSTQ đóng cửa các trại giam giữ tập trung, thả tất cả những người đang bị giam giữ; yêu cầu chế tài kinh tế đối với quan chức ĐCSTQ và công ty công nghệ liên quan đến giam giữ người tại Tân Cương.

Chính quyền ĐCSTQ phủ nhận các cáo buộc của quốc tế về vấn đề Tân Cương.

Một trong những người ký vào bản tuyên bố chung là ông Michael Clarke – Chuyên gia về Tân Cương thuộc Đại học Quốc gia Úc cho biết, trong các sự vụ toàn cầu, ĐCSQT đang muốn được quốc tế tôn trọng, “xã hội quốc tế cần chứng minh cho Bắc Kinh rẳng, khi họ làm việc này đối với một bộ phận lớn công dân, thực tế họ sẽ không được tôn trọng.”

Cô gái trẻ kể về trải nghiệm khốc liệt trong trại tập trung

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ, trong buổi họp báo, cô Mihrigul Tursaun – một người Duy Ngô Nhĩ 29 tuổi đã kể lại những đau khổ cô trải qua trong 3 năm qua với 3 lần bị bắt, tan cửa nát nhà.

hop bao ve nhan quyen tai tan cuong
Ngày 26/11, trong cuộc họp báo về tình hình nhân quyền tại Tân Cương của Câu lạc bộ Phóng viên Mỹ,  cô Mihrigul Tursaun (giữa) đã kể lại việc “giáo dục chuyển hóa” mà cô phải chịu khi bị giàm giữ trong trại lao động tập trung (Ảnh VOA)

Một ngày tháng 1/2018, Mihrigul Tursaun bị chùm đầu lại, tay chân bị còng lại và cô bị đưa đến một bệnh viện. Sau khi bị cởi quần áo để kiểm tra, cô bị bắt mặc lên bộ quần áo tù nhân màu xanh, trên đó có ghi mã số của cô là 54.

Một quan chức ĐCSTQ nói với cô, bộ quần áo này là chuyên dùng cho những người phạm trọng tội có thể bị phán tử hình mặc. “54” trong tiếng Hán chính là “Tôi chết rồi”.

Mihrigul Tursaun bị giam cùng khoảng 40 người phụ nữ khác, nhỏ nhất là 17 tuổi, lớn thì có người 62 tuổi. Họ là hàng xóm, giáo viên của Mihrigul Tursaun…

Tại trại giam, Mihrigul Tursaun nhiều lần bị thẩm vấn cô về việc cô ở nước ngoài đã gặp những ai, tham gia vào tổ chức nào. Cô đã bị dùng cực hình “ghế hổ” đau đến tận tim gan, bị ép dùng thuốc không rõ nguồn gốc, tâm sinh lý đều phải chịu những tổn thương rất lớn.

Khi Mihrigul Tursaun rời đi, trong căn phòng nhỏ 37 mét vuông có đến 68 người, chính mắt cô đã chứng kiến 9 người trong số đó tử vong.

Huệ Anh

Xem thêm: