Trước Hội nghị toàn thể lần 6 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19, nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục đã xảy ra các vụ bắt cóc và quấy rối đối với các học viên Pháp Luân Công với lý do bảo đảm ổn định.

Embed from Getty Images

Xe cảnh sát tuần tra trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/2011  (FREDERIC J. BROWN / AFP/ Getty Images).

Tại Sơn Đông

Theo trang mạng Minh Huệ (Minghui.org) của Pháp Luân Công đưa tin, ngày 28/10/2021, khoảng 35 học viên Pháp Luân Công ở Tế Ninh tỉnh Sơn Đông đã bị bắt cóc sau quá trình vài tháng bị theo dõi điện thoại và camera. Một số người được cho bảo lãnh về nhà, nhưng một số bị giam giữ bất hợp pháp ở Ngư Đài (Yutai) và Lương Sơn (Liangshan).  

Thông tin cho hay, đợt trấn áp quy mô lớn này kéo dài nửa tháng nhắm vào học viên Pháp Luân Công. Ban Chính pháp và “Phòng 610” (tổ chức bất hợp pháp của ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công) thành phố Tế Ninh lấy lý do duy trì sự ổn định trước trước Hội nghị Trung ương 6 khóa 19 ĐCSTQ.

Để tránh bị học viên Pháp Luân Công nhận diện, họ đã áp dụng phương pháp cho cảnh sát huyện này bắt học viên Pháp Luân Công của huyện khác.

Ngoài ra vào ngày 2/11/2021, công an trấn Đức Châu tỉnh Sơn Đông cùng với công an huyện Bình Nguyên đã điều động nhiều xe cảnh đi bắt cóc và sách nhiễu trên quy mô lớn đối với học viên Pháp Luân Công ở huyện này, hôm đó có 9 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc. Sau đó vào khoảng ngày 6/11 lại có thêm 10 người bị bắt cóc.

Theo thông tin, tại tỉnh này còn nhiều trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc và bức hại ở các vùng khác nhau vẫn chưa được biết rõ.

Tại Bắc Kinh

Có trường hợp cảnh sát ở một khu vực tại Bắc Kinh đã trực tiếp đến cửa thông báo cho học viên Pháp Luân Công: Ngày 8-11/11 là thời gian hội nghị trung ương của ĐCSTQ (Phiên họp toàn thể lần thứ 6) nên sẽ có 2 nhân viên an ninh theo dõi cửa và sẽ có người bám sát khi ra ngoài.

Tại Cát Lâm

Vào ngày 8/11, bộ phận Quốc an ở huyện Du Thụ tỉnh Cát Lâm đã kéo quân đi trấn áp từ khoảng 4 – 10:00 sáng và đã bắt cóc 10 học viên Pháp Luân Công, đe dọa bắt đến 25 người.

Trước đó vào ngày 5/11/2021, học viên Pháp Luân Công Lưu Kim Lan (Liu Jinlan) bị bắt cóc về đồn cảnh sát quận Song Dương thành phố Trường Xuân. Sau đó, khi Lưu Kim Lan về nhà thì thấy bị mất nhiều đồ như ảnh của sư phụ Pháp Luân Công, sách Pháp Luân Đại Pháp, máy nghe nhạc, ổ USB flash…

Nhiều trường hợp học viên Pháp Luân Công khác ở quận Song Dương bị bắt tương tự như: Lưu Trường Xuân (Liu Changchun), Vương Quế Lan (Wang Guilan), Hàn Xuân Anh (Han Chunying), Lý Ngọc Hoài (Li Yuhuan), Phạm Diễm Ba (Pan Yanbo)…

Ngoài ra cảnh sát Quảng trường Tây An ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm cũng đã bắt cóc và khám nhà nhiều học viên Pháp Luân Công thuộc khu vực họ phụ trách.

Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện lần đầu tiên được giới thiệu và phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc vào những năm 1990. Theo ước tính đến cuối thế kỷ 20 ở Trung Quốc có khoảng 70 – 100 triệu học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ coi sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Trung Quốc là nguy hại cho họ, vì vậy ngày 20/7/1999 đã phát động chiến dịch đàn áp trên toàn Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, đến nay cuộc bức hại đã kéo dài 22 năm, dù cộng đồng quốc tế không ngừng kêu gọi ĐCSTQ ngừng bức hại.

Vào ngày 19/7/2021, Chính phủ Mỹ kêu gọi ĐCSTQ “chấm dứt ngay lập tức” việc đàn áp đối với Pháp Luân Công và trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì niềm tin của họ. Người phát ngôn Ned Price cho biết, “Mỗi năm có hàng ngàn học viên Pháp Luân Công phải đối mặt việc bị ĐCSTQ giam giữ, sách nhiễu, tra tấn và đối xử tệ bạc vì họ không chịu từ bỏ đức tin”.

Vào ngày 13/5/2021, một ngày trước Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (12/5), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố biện pháp trừng phạt đối với một quan chức ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công: Từ Huy (Yu Hui) cựu Chủ nhiệm “Phòng 610” ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên.

Theo Cao Tĩnh, Epoch Times

 Xem thêm: