Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thì Trung Quốc lại tiếp tục tổ chức Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (gọi tắt là Hội chợ nhập khẩu) tại Thượng Hải. Tại hội chợ, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) cam kết mở cửa thị trường Trung Quốc, tuy nhiên dư luận lại có phản ứng lạnh nhạt. Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc công khai cho biết, giới doanh nghiệp không còn “tiếp tục ôm ảo tưởng” đối với cam kết của ĐCSTQ nữa.

 

Embed from Getty Images

Ảnh từ Getty Images

Phân tích cho rằng, những hành động của ĐCSTQ khiến chính sách và cam kết của chính họ không còn được bên ngoài tin tưởng nữa. 

ĐCSTQ đẩy mạnh biện pháp mở cửa, Hiệp hội thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho biết không tin tưởng

Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất diễn ra trong 6 ngày đã kết thúc, trong lễ khai mạc hội chợ này hôm 5/11, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tuyên bố hoàng loạt những biện pháp mới để mở rộng và cải cách thị trường, ví dụ thiết lập hệ thống bảng đăng ký thí điểm tại sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải, mở rộng khu mậu dịch tự do Thượng Hải, giảm thuế quan, nâng cao đãi ngộ đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp ngoài nước tại Trung Quốc, cam kết về việc chống lại hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, và còn tuyên bố trong 15 năm tới sẽ nhập khẩu hàng nước ngoài lên đến 40 nghìn tỷ Đô.

Tuy nhiên những biện pháp này không làm tăng thêm lòng tin đối với bên ngoài.

“Lần này, Trung Quốc đưa ra rất nhiều cam kết mà trước đó chúng tôi đều đã nghe qua, những cam kết mới chỉ chỉ có mở cửa trong lĩnh vực dịch vụ y tế và giáo dục.” Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc (European Union Chamber of Commerce in China) Carlo D’Andrea chia sẻ hôm 6/11.

Trong một bản tuyên bố của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc có nói, do các cam kết trước đây của chính quyền Trung Quốc chưa được thực hiện, hiện tại Liên minh châu Âu ngày càng không nhạy cảm với nhũng lời mà Trung Quốc hứa hẹn. Ngoài ra, khu vực mậu dịch tự do của Trung Quốc là “phương thức cải cách mở cửa trói chân trói tay không nhất trí giữa thực lực kinh tế của Trung Quốc và mức độ thành thục của thị trường Trung Quốc”, giới doanh nghiệp “không còn tiếp tụng ôm mộng tưởng” về những cam kết mở rộng khu mậu dịch tự do của Trung Quốc nữa.

Thời báo Tài chính tại Anh (Financial Times) đưa tin, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp nước ngoài và nhân sĩ ngoại giao chia sẻ riêng tư cho biết, họ sẽ cảnh giác đối với những cam kết mơ hồ mà Bắc Kinh đưa ra, đồng thời cũng đang đợi Bắc Kinh có những cải cách cụ thể về việc tiếp cận thị trường và bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Hội chợ lần này, chính phủ các quốc gia phương tây mà điển hình là Mỹ lại phản ứng lạnh nhạt, không có nhân vật quan trọng nào trong chính giới tham dự, cả những nước có thương mại chủ yếu với Trung Quốc như Hàn Quốc và Australia cũng không có nhân vật nào của chính phủ tham dự.

Cố vấn cấp cao Nhà Trắng Peter Navarro: Không tin chính quyền ĐCSTQ

Ngày 9/11, “Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế” tại Washington đã tổ chức một buổi hội thảo về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia, Cố vấn cấp cao kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro cho biết, bởi ĐCSTQ xưa nay nói nhưng không giữ lời, do đó dù Mỹ – Trung đạt được hiệp định thương mại, cũng không cách nào để tin ĐCSTQ sẽ có thể thực thiện cam kết một cách thực sự.

Peter Navarro nói, không tin ĐCSTQ là vì trước đây ĐCSTQ chưa hề tuân thủ các thỏa thuận với Mỹ.

“Tăng cường hiện diện của đảng” trong lĩnh vực kinh tế

Nhiều năm qua, không ít công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán bị ĐCSQT yêu cầu thiết lập đảng bộ. Ngoài ra, những doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc cũng bị yêu cầu phải thiết lập chi bộ đảng.

Sau khi tham dự hội chợ, ngày 6/11, lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã đến tòa nhà trung tâm Thượng Hải ở Lục Gia Chủy để thị sát trung tâm dịch vụ đảng, tìm hiểu về tình hình công tác xây dựng đảng tại đây.

Bình luận viên thời sự Lý Lâm Nhất cho biết, cho đến nay ĐCSTQ vẫn luôn nhấn mạnh “đảng lãnh đạo tất cả”, “tăng cường sự lãnh đạo của đảng” trong khi đây lại chính là điều bị dư luận chỉ trích. Trong lĩnh vực kinh tế, trong giới doanh nghiệp, ĐCSTQ dùng bàn tay đen của mình để kiểm soát, nhưng cũng lại rêu ra ra bên ngoài là “đẩy mạnh mở cửa”, những lời như thế thì người nào tin đây?

Trong “Báo cáo điều tra 301” của Mỹ có chỉ ra, ngày càng nhiều công ty tư nhân Trung Quốc không thiết lập đảng ủy, và cũng có dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ đang gia tăng sức ảnh hưởng của đảng ủy đối với các quyết của các công ty.

Tháng trước, phát biểu tại Viện Hudson ở Washington, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã phê bình, đến nay Bắc Kinh yêu cầu các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh tại Trung Quốc phải thiết lập cái mà họ gọi là “chi bộ đảng” trong nội bộ công ty, khiến cho ĐCSTQ có quyền phát ngôn trong việc tuyển dụng người và các quyết sách đầu tư thậm chí có quyền phủ quyết.

Vì sao ĐCSTQ ép buộc các công ty nước ngoài thành lập chi bộ đảng? Claude Barfield – chuyên gia thương mại quốc tế của Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ từng nói: thứ nhất là kiểm soát chính trị, thứ hai là do thám tình hình công ty, thứ ba là đánh cắp bí mật của các công ty nước ngoài.

Chỉ nói suông?

Một nguyên nhân khác khiến ĐCSTQ không được tín nhiệm đó là: lật lọng. Những chính sách và thái độ mà ĐCSTQ công khai cũng thường hay thay đổi.

Lý Lâm Nhất cho biết, điển hình nhất là nghị quyết được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 (Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 18). Một chính sách được công bố công khai, nói muốn để thị trường thành lực lượng quyết định, cuối cùng lại liên tục tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong các lĩnh vực, hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu công bố.

Lý Lâm Nhất nói, sở dĩ ĐCSTQ nói không giữ lời, là vì chính quyền ĐCSTQ nắm giữ mọi quyền hành. Do đó, chính sách và thái độ biểu thị ra bên ngoài đều có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Do đó những cam kết mà ĐCSTQ đưa ra, có thể không làm người ta tin tưởng, lúc nào cũng có thể bị mất giá trị. 

Trí Đạt

Xem thêm: