Thương hiệu thể thao Nike vừa mới bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công kích vì đã tẩy chay bông Tân Cương, hiện mẫu áo thun “thỏ” mới ra mắt của hãng lại tiếp tục bị cuốn vào cơn bão tấn công từ đội quân ‘tiểu phấn hồng’ của đảng. 

id12885222 006H8ifHly1gpi4em5p4tj30j60j6myd
Mới đây, Nike tung ra mẫu áo thun mới với chủ đề thỏ đã gặp phải tấn công từ đội quân tiểu phấn hồng của ĐCSTQ. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Mới đây, trang web chính thức của Nike đã tung ra mẫu áo phông mới có chủ đề “thỏ” với họa tiết là một chú thỏ đi giày Nike đang ung dung nằm trên logo Nike, và dòng chữ “Don’t Lose by A Hare” ở bên dưới.

id12885139 0072v0OPly1gpidb16r4uj30u01t0tib
Mới đây, Nike tung ra mẫu áo thun mới với chủ đề con thỏ đã gặp phải tấn công từ đội quân tiểu phấn hồng của ĐCSTQ. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

‘Tiểu phấn hồng’ xung kích, dư luận nhiều quan điểm bất đồng

Ngay sau khi Nike ra mắt mẫu áo thun mới, ngay lập tức xuất hiện một thông báo trên Weibo nói rằng đây là tuyên bố mới của Nike nhằm vào sự cố bông Tân Cương, là đang muốn “khiêu khích lần nữa”, và rằng khuôn mặt người châu Á trong quảng cáo là đang trắng trợn chế nhạo người Trung Quốc “vừa mua vừa chửi”. Trong các bình luận còn có đầy những lời lẽ chửi bới, kêu gọi tẩy chay.

Cuộc tấn công của ‘tiểu phấn hồng’ ĐCSTQ đối với Nike bắt nguồn từ nghi ngờ liên quan đến một bộ phim hoạt hình tại Trung Quốc Đại Lục – “Những điều đã chứng kiến ​​năm đó”, trong đó “con thỏ” là hình ảnh đại diện cho đảng. Phim hoạt hình này ca ngợi đường lối của ĐCSTQ, cũng là chủ đề đã từng được Cục Quản lý Không gian Mạng Trung Quốc quảng bá mạnh mẽ.

Hiện tại, mẫu áo thun “thỏ” đành phải dỡ khỏi trang bán hàng ngôn ngữ tiếng Trung của Nike.

Trong lúc đội quân ‘tiểu phấn hồng’ phát động cuộc tấn công, một số cư dân mạng cũng đưa ra các bình luận với quan điểm khác. 

Một cư dân mạng Weibo cho biết: “Con thỏ thật không vừa mắt, lại sắp chiến tranh lạnh rồi đây. Sau này không có thị trường tự do thì sẽ không có quần áo để mặc, hàng trong nước là do một công ty độc quyền thì sẽ ngày càng đắt đỏ và tệ hại hơn thôi.”

Một cư dân mạng khác chỉ ra rằng: “Đó là đang nói về truyện ngụ ngôn rùa và thỏ, ý là thỏ sẽ không thua nếu đi giày Nike.”

“Cá nhân tôi cảm thấy hơi gượng ép khi diễn giải (như vậy). ‘Thỏ’ phổ biến ở Trung Quốc, nhưng ở nước ngoài vẫn sử dụng từ gấu trúc để chỉ nó (Trung Quốc). Hơn nữa đây là một câu lóng. Nó liên quan gì đến Trung Quốc? Tôi cảm thấy hơi loạn nhịp.”

“Tôi không thấy có hành động khiêu khích nào cả, hãy bình tĩnh và yêu nước.” “Trái tim thủy tinh đã mong manh dễ vỡ đến mức tự nổ tung.” “Quốc gia Thủy tinh.” “(Con vật trong) mười hai cung hoàng đạo chắc đều không dùng được”.

Sự cố bông Nike Tân Cương vẫn chưa lắng xuống

Ngày 24/3, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Úc, New Zealand và Nhật Bản đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ ở Tân Cương, những người tham gia vào cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị này. Sau đó, ĐCSTQ đã trả đũa bằng cách “khui” lại tuyên bố “từ chối bông Tân Cương” của các thương hiệu quốc tế như H&M từ một năm trước, và bắt đầu chỉ trích công khai.

Các thương hiệu bị tấn công bao gồm Nike, Burberry, Adidas, New Balance, Uniqlo, Muji, v.v.

Tuy nhiên, rất ít thương hiệu quốc tế tuyên bố xin lỗi vì điều này. Một số cư dân mạng đã đăng tải đoạn video cho thấy, mặc dù trên mạng xuất hiện những đôi giày Nike bị ‘tiểu phần hồng’ đốt để “hả giận”, nhưng doanh số bán giày Nike tại Trung Quốc không hề giảm mà còn tăng lên, hàng mới ra chỉ trong nháy mắt đã được mua hết sạch.

Vào cuối tháng Ba, Nike đã tung ra một dòng quảng cáo mới trên JD.com – “LET TRASH DO THE TALK”. Tuy nhiên, dòng quảng cáo này lại gặp phải một đợt tấn công và tẩy chay mới, sau đó JD.com đã phải loại bỏ nó khỏi kệ hàng.

id12885175 0073VjPqly1gp0ihrgjezj30qo0p4mym 600x565 1
Dòng quảng cáo của Nike trên JD.com đã bị xóa. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, liên quan đến vụ bông Tân Cương, ​​giáo sư Tạ Điền tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, cho biết ĐCSTQ rất có thể là đang giơ một “viên đá” chính trị lên và tự đập vào “chân” thương mại của mình. Hành động công kích của ĐCSTQ sẽ ảnh hưởng đến ngành bán lẻ của Trung Quốc và gây ra các vấn đề trong ngành sản xuất của chính nước này. Công dân của họ từng làm việc tại các thương hiệu này đang thất nghiệp, hơn nữa còn có nguy cơ các thương hiệu quốc tế sẽ rút khỏi Trung Quốc.

Khi chiếc áo thun mới của Nike bị tẩy chay, một số cư dân mạng Twitter đã nói: “Rau hẹ tội gì phải làm khổ rau hẹ? Rồi thì nhiều người sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp vì chống lại Nike.” (Ý nói rằng người dân Trung Quốc đều là “rau hẹ” trong mắt ĐCSTQ, đều là nạn nhân bị bòn rút của đảng, sao còn phải đấu đá nhau.)

Trương Ngọc Khiết, Epoch Times

Xem thêm: