Ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố báo cáo công tác chính phủ, bao hàm các lĩnh vực kinh tế, trong đó những diễn đạt liên quan đến chữ “ổn” xuất hiện 64 lần. Đây cũng là việc mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lo lắng nhất, ông đang tiến hành bố cục nhân sự cho Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do đó cũng cần “ổn định”. 

Tap Can Binh Ly Khac Cuong
Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Lý Khắc Cường (Ảnh: Wikipedia)

Năm nay là năm bắt đầu của cái mà chính quyền ông Tập Cận Bình gọi là kế hoạch “5 năm lần thứ 14”, cũng là kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ thành lập. Dưới sự bao phủ bởi bóng ảnh của dịch bệnh virus corona mới (COVID-19), tầng quyết sách của Trung Nam Hải càng chú ý hơn đối với kinh tế. Hiện tại lưỡng hội đang được diễn ra theo đúng dự định. “Lưỡng hội” là cách gọi chung của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) và Hội nghị hiệp thương chính trị (Chính hiệp) toàn quốc được tổ chức hàng năm của Chính phủ ĐCSTQ từ năm 1959 đến nay.

Sáng ngày 5/3, tại lễ khai mạc kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 4 khóa 13, ông Lý Khắc Cường đã đọc báo cáo công tác chính phủ. Ông đã tổng kết tình hình công tác năm ngoái, và quy hoạch công tác của năm nay. 

Toàn văn báo cáo công tác chính phủ của ông Lý Khắc Cường năm nay có 16.000 chữ, trong đó các diễn đạt liên quan đến chữ “ổn” xuất hiện 64 lần, thể hiện rõ ý đồ tìm cầu “ổn định” của chính quyền ông Tập Cận Bình. 

Ví dụ, ông Lý Khắc Cường nhắc đến năm nay thiết lập mục tiêu tổng giá trị sản xuất quốc nội (GDP) tăng trưởng trên 6%, là giữ “yêu cầu kinh tế vận hành trong phạm vi hợp lý, kết nối ‘ổn định’ với mục tiêu từ nay về sau”.

Ông Lý Khắc Cường còn nhắc lại một số công tác trọng điểm “làm tốt công tác ‘6 ổn định’ một cách chắc chắn, thực hiện toàn diện nhiệm vụ ‘6 đảm bảo’”.

“6 ổn định” là chỉ ổn định công ăn việc làm, ổn định tài chính, ổn định ngoại thương, ổn định đầu tư nước ngoài, ổn định đầu tư, ổn định dự trù. Đây là đối sách ứng phó với kinh tế đi xuống được đưa ra tại hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ vào tháng 7/2018. 

Cùng với việc kinh tế liên tiếp đi xuống, hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ tổ chức ngày 17/4/2020 tiếp tục đưa ra 6 đảm bảo gồm đảm bảo việc làm của cư dân, đảm bảo dân sinh cơ bản, đảm bảo chủ thể thị trường, đảm bảo an ninh lương thực năng lượng, đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng sản xuất, đảm bảo hoạt động cơ sở. 

Một bộ phận được trình bày và phân tích trong báo cáo công tác chính phủ của ông Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh “ổn định”.

Dư luận cho rằng, khi giải thích báo cáo công tác chính phủ của ông Lý Khắc Cường, thường thường cần giải thích ngược lại. Nhấn mạnh “ổn định”, ngược lại phản ánh chính quyền ông Tập Cận Bình vẫn đối mặt với nhiều nhân tố “bất ổn định”. 

Trong báo cáo, ông Lý Khắc Cường thừa nhận, Trung Quốc vẫn đối mặt với thách thức và khó khăn như dịch bệnh lây lan, hình thế quốc tế bất ổn định, nhân tố không xác định tăng nhiều và hình thế kinh tế thế giới phức tạp gay go; nền tảng kinh tế Trung Quốc vẫn chưa khôi phục vững chắc. 

Trước đó, ngày 29/1, tại hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình cho biết cần phối hợp phòng và kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội. Khéo về dự kiến và dự trù các rủi ro thách thức, làm tốt phương án ứng phó với các sự kiện “thiên nga đen” và “tê giác xám”, không ngừng tăng cường tính an toàn của phát triển. 

Sự kiện “thiên nga đen” và sự kiện “tê giác xám” của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ lần lượt xuất hiện.

Ngày 2/3, ông Quách Thụ Thanh – Chủ tịch Ủy ban quản lý giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, đã nói tại cuộc họp báo do Văn phòng báo chí Quốc vụ viện rằng xu hướng tài chính hóa bong bóng lĩnh vực bất động sản Trung Quốc tương đối mạnh, là “tê giác xám” lớn nhất trong hệ thống tài chính.

Ông Quách Thụ Thanh cảnh báo: “Rất nhiều người mua nhà không phải là để ở, mà là để đầu tư đầu cơ, điều này rất nguy hiểm.”

Ông cho biết, cá nhân nắm giữ nhiều bất động sản, tương lai nếu thị trường đi xuống vậy thì cá nhân sẽ có tổn thất rất lớn. Ví dụ không trả được khoản vay, ngân hàng cũng không thu lại được khoản vay cả vốn lẫn lãi, vậy thì hoạt động kinh tế sẽ xảy ra hỗn loạn rất lớn.

Tuy nhiên, có phân tích chỉ ra, đối với ông Tập Cận Bình mà nói, vì để bố cục nhân sự cho Đại hội 20 của ĐCSTQ nên mới càng cần “ổn định” các phương diện.

Tổ chức nghiên cứu kinh tế chính trị độc lập Thiên Quân chỉ ra, ông Tập Cận Bình đang toàn lực thanh tẩy hệ thống chính trị pháp luật và hệ thống tài chính. Ngày 25/2, ông Tập Cận Bình phát biểu đã nhắc đến năm xưa ĐCSTQ dựa vào “đánh địa chủ phân ruộng nương” và đã đoạt được chính quyền. Những lời này khiến người ta suy nghĩ, hiện tại địa chủ là ai? Thực ra cũng chính là nói đến khó khăn hiện nay của ông Tập Cận Bình: cần gấp tiền bạc để duy hộ quyền lực. 

Trong lúc sắp đến thời điểm 100 năm ĐCSTQ thành lập đảng, ông Tập Cận Bình tuyên bố cái gọi là “cuộc chiến thoát nghèo đã giành được thắng lợi toàn diện”. Giống như đại hội biểu dương toàn quốc chống dịch được tổ chức tháng 9 năm ngoái, ngoài tự tâng bốc chính mình, điều quan trọng là ông Tập Cận Bình có thể dùng “thành tích chính trị” này để làm lý do cho bố cục nhân sự tại Đại hội 20 ĐCSTQ. 

Hơn nữa, trải qua chiến tranh thương mại, dịch bệnh gây ra vấn đề về y tế cộng đồng, khủng hoảng kinh tế và lương thực, cho đến việc chính quyền cựu Tổng thống Trump chế tài kinh tế và công nghệ nghiêm ngặt, khiến chính quyền ông Tập Cận Bình đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Không có tiền thì không cách nào mua chuộc quân đội, nếu không có được sự ủng hộ của quân đội, ông Tập Cận Bình sẽ mất nền tảng chấn nhiếp kẻ địch chính trị, và rất nhanh sẽ gặp nguy hiểm, bởi vì chiến dịch “chống tham nhũng” mà ông phát động đã đắc tội quá nhiều người.

Hà Tân, Vision Times

Xem thêm: