Điều kiện quan trọng nhất trong lựa chọn người tiếp quản quyền lực của Đặng Tiểu Bình là không được đánh giá lại sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, đây chính là một nút thắt trong tâm của của Đặng. Ông ấy biết rằng đại đa số mọi người trong và ngoài Đảng không đồng ý cho nổ súng đàn áp sinh viên, vì thế mà đặc biệt không muốn vụ án bị sớm lật lại sau khi ông ấy qua đời.

triệu tử dương
Ông Triệu Tử Dương – Cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh từ internet)

Hồi ký của Đỗ Đạo Chính (Du Daozheng), cựu Giám đốc Nhà xuất bản Thông tin Trung Quốc, được xuất bản tại Hồng Kông và Đài Loan, đã tiết lộ những nhận định của cố Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương cho rằng, Đặng Tiểu Bình là người thực tế, là người kiên định bảo vệ lợi ích của ĐCSTQ. Triệu Tử Dương thẳng thắn chỉ ra cải cách của Đặng Tiểu Bình có những giới hạn: một là không làm tổn hại đặc quyền đặc lợi của giới cách mạng lão thành và con cháu của họ, hai là không lật đổ ngọn cờ của Mao Trạch Đông và Karl Marx. Do đó chỉ cải cách kinh tế chứ không cải cách chính trị. Bằng cách bảo vệ đặc quyền đặc lợi của chính thể cũ và giương lá cờ của Marx và Mao Trạch Đông để giữ tính hợp pháp của ĐCSTQ. Đây là giới hạn của Đặng Tiểu Bình, ông ấy đã trải thảm cho bọn tham nhũng vô lại. “Đặng mở ra tiền lệ quy tắc hình phạt không chạm vào giới quan to, lại hành động gia trưởng tự chỉ định người tiếp quản quyền lực trước một thế hệ lãnh đạo, người tiếp quản quyền lực không có vây cánh ở trung ương, quyền uy quá yếu phải sử dụng bọn đặc quyền hủ bại để kéo bè phái, kiểm soát tình hình. Làm sao có thể mong đợi họ triệt để chống tham nhũng? Đặng Tiểu Bình đã gieo mầm họa, kẻ theo sau chăm bón để đến bây giờ đã bắt rễ quá sâu, rất khó cho các thế hệ tương lai có thể thay đổi được.”

Trích đoạn đánh giá của Triệu Tử Dương về Đặng Tiểu Bình trong Hồi ký của Đỗ Đạo Chính:

Đặng Tiểu Bình là một nhà cách mạng, một nhà cải cách, một người theo chủ nghĩa hiện thực và một người bảo vệ kiên cường lợi ích của ĐCSTQ.

Năm 1957, ông ấy phụ trách vây bắt phái cánh hữu, thanh trừng giới trí thức, sau Cách mạng Văn hóa ông ấy chống ô nhiễm tâm linh, chống tự do hóa và tôn trọng bốn nguyên tắc (con đường chủ nghĩa xã hội, chuyên chính dân chủ nhân dân, ĐCSTQ lãnh đạo, chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Mao Trạch Đông). Vì thế Đặng cho nổ súng đàn áp sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, thanh trừng những ai phát ngôn nói xấu Đảng. Nhưng giai đoạn khốn khó ba năm (nạn đói 1958 – 1961) ông ấy nhận ra sai lầm của Mao Trạch Đông, đã cùng Lưu Thiếu Kỳ thúc đẩy cải cách (thị trường tự do, quyền sở hữu đất, khoán sản phẩm) trái ý Mao Trạch Đông, biện pháp của Đặng đã nhanh chóng cải thiện được tình hình.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Đặng Tiểu Bình đã bị đánh bại, và ông ấy đã hứa với Mao Trạch Đông sẽ không bao giờ lật lại vụ việc. Nhưng sau khi trở lại nắm quyền lực, Đặng Tiểu Bình đã lật lại toàn bộ mọi chuyện. Đó là có khí chất vì nhân dân, vì đất nước, dám thách thức lãnh tụ. Khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, nền kinh tế của Trung Quốc nhanh chóng suy sụp, từ trên xuống dưới đều phải ôm gánh nặng nặng nề của chủ nghĩa Mác-Lênin, hiện trạng này phải được cải cách.

Ai dám đi đầu? Chỉ có Đặng Tiểu Bình mới tập trung được quyền uy, quyền lực, có hiểu biết, và lòng can đảm, mới đảm nhận được trách nhiệm  của lịch sử. Còn ai nữa? Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Trần Vân, Lý Tiên Niệm? Tất cả đều không thể. Vì vậy, tôi vẫn đặc biệt dành sự tôn trọng cho Đặng Tiểu Bình.

Cả tôi và Hồ Diệu Bang đều không có được khí thế, không được như Đặng Tiểu Bình, rất khó để làm cải cách khi đó. Thời điểm đó, trong số những người đứng đầu và trong giới nguyên lão, lực lượng bảo thủ rất mạnh. Bối cảnh của Trung Quốc là như thế, không có một đảng đối lập hợp pháp, mọi người chỉ đấu nhau trong một đảng, dựa vào một “thái thượng hoàng” để bình ổn tình hình.

Cải cách của Đặng Tiểu Bình có giới hạn: một là không làm tổn hại đặc quyền đặc lợi của giới cách mạng lão thành và con cháu của họ, hai là không lật đổ ngọn cờ của Mao Trạch Đông và Karl Marx. Do đó chỉ cải cách kinh tế chứ không cải cách chính trị. Bằng cách bảo vệ đặc quyền đặc lợi của chính thể cũ và giương lá cờ của Marx và Mao Trạch Đông để giữ tính hợp pháp chính trị của ĐCSTQ. Đây là giới hạn của Đặng Tiểu Bình, ông ấy đã trải thảm cho bọn tham nhũng vô lại. Trong con mắt của ông ấy, Hồ Diệu Bang và tôi đều bất cần cái ranh giới này, muốn đạp lên nó. Sau sự cố Thiên An Môn ngày 04/6, Đặng chuyển sự chú ý của mọi người sang sự phát triển nền kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.

Mọi người thường chỉ ra rằng trong những ngày tháng cuối đời, Chủ tịch Mao sống trong cô độc lạnh lẽo, những người thân cận một thời đều phản bội xa lánh. Tôi thấy rằng Đặng Tiểu Bình cũng có điểm tương đồng.

Các chiến hữu cũ đều không trông chờ ai được, và thường chỉ làm trì hoãn các cải cách. Những người muốn cải cách như chúng tôi thì đều né tránh. Các tướng lĩnh cũ trong quân đội đều không hài lòng với việc quân đội lại có thể nổ súng vào nhân dân! Những người còn lại xung quanh ông ấy chỉ muốn lợi dụng quyền uy của ông ấy để đạt được lợi ích của cá nhân hoặc phe cánh.

Nếu khi đó ông ấy không đứng ra hành động thì cải cách kinh tế và nới lỏng chính trị đều sẽ bị trì trệ và thụt lùi. Bởi vì đa số giới quan to khi đó chỉ biết tấn công ngăn chặn diễn biến hòa bình, tái hiện lại màn đấu tranh giai cấp. Ông ấy (Đặng Tiểu Bình) không có lựa chọn nào ngoài việc đích thân hành động, lên tiếng, cảnh báo nghiêm khắc giới quan to bảo thủ rằng ai không chịu cải cách thì phải về vườn.

Giang Trạch Dân đã được người khác tiến cử, và Đặng Tiểu Bình đã đồng ý, vì ông ấy cũng không thể tìm thấy được một người nào thỏa đáng. Tôi thấy rằng tiêu chí đầu tiên của Đặng đối với người tiếp quản quyền lực là không lật lại sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6. Vì biết đa số mọi người trong cũng như ngoài Đảng không tán đồng cho nổ súng, vì thế mà ông ấy đặc biệt không muốn vụ án bị sớm lật lại sau khi ông ấy qua đời.

Về điểm này thì Giang Trạch Dân không có vấn đề gì. Sau một khoảng thời gian ngắn quan sát tình hình, Đặng Tiểu Bình không ngần ngại chỉ định “người kế nhiệm trước một thế hệ lãnh đạo” (người kế nhiệm cách khóa), một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử của ĐCSTQ. Mục đích ở đây rất rõ: để ngăn chặn nạn kéo kết bè phái sau lưng Giang Trạch Dân. Tất nhiên, người kế nhiệm quyền lực không được lật lại bản án Thiên An Môn, và không thoái lui về cải cách kinh tế. Theo tiêu chuẩn của Đặng thì Hồ Cẩm Đào là người phù hợp, có khả năng kiểm soát tình hình và giữ nguyên các quy tắc do người tiền nhiệm đặt ra. Bất kể dưới làn sóng ngôn luận rằng Đặng Tiểu Bình là thái thượng hoàng, ông ấy phải đi bước này, và điều này cũng cho thấy tâm trí ông ấy rất rõ ràng, không hề mơ hồ.

Đặng đã tạo tiền lệ cho quy tắc hình phạt không chạm vào quan to, lại dùng cách gia trưởng chỉ định người kế nhiệm trước một thế hệ lãnh đạo, người tiếp quản quyền lực không có vây cánh ở trung ương, quyền uy yếu nên phải sử dụng đặc quyền hủ bại để kéo bè phái, kiểm soát tình hình. Làm sao có thể mong đợi họ triệt để chống tham nhũng? Đặng Tiểu Bình đã gieo mầm họa, kẻ theo sau chăm bón để đến bây giờ đã bắt rễ quá sâu, rất khó cho các thế hệ tương lai có thể thay đổi được.

Đỗ Đạo Chính

Xem thêm: