Nằm trên giường bệnh tại Bệnh viện Thành phố Lệ Thủy tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, một nữ Hoa Kiều đã phải thốt lên đầy cảm thán: “Sớm biết thế này, tôi nhất định sẽ không về nước!” Trước đó, cô đã phải bôn ba vất vả đi máy bay suốt 30 giờ từ Tây Ban Nha về Chiết Giang để tránh dịch.

7631715
Gần đây, một Hoa Kiều ở Tây Ban Nha phát hiện mình bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán sau khi quay trở về Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Tờ Tin tức Bắc Kinh, tờ Lệ Thủy Nhật báo và tờ Thepaper.cn đưa tin, mới đây, một phụ nữ Trung Quốc ở nước ngoài họ Khâu đã phát hiện mình bị nhiễm viêm phổi sau khi về nước. Theo lời cô Khâu thuật lại, khi còn ở Tây Ban Nha, hầu hết thời gian cô đều tự cách ly ở nhà một mình. Cho dù phải ra ngoài vì chuyện bất khả kháng nào đó, cô cũng thực hiện các biện pháp bảo hộ đầy đủ, thời gian ra ngoài cũng rất ngắn và hầu như không tiếp xúc gần với bất kỳ ai.

Tuy nhiên, đến ngày 14/3, do tình hình dịch bệnh ở Tây Ban Nha ngày càng nghiêm trọng, thêm nữa người nhà cô ở Đại Lục đột nhiên gặp vấn đề về sức khỏe, cô Khâu lo lắng Tây Ban Nha đóng cửa toàn quốc không thể về nước. Do đó, cô Khâu cùng một người bạn là cô Tôn đã đến sân bay Madrid vào sáng sớm để chuẩn bị quay về Trung Quốc Đại lục. Trong suốt 10 tiếng rưỡi chờ đợi chuyến bay, cô Khâu đều đeo khẩu trang và găng tay suốt quãng đường, đồng thời giữ khoảng cách với những người khác. Cô thậm chí còn tự chuẩn bị đồ ăn cho mình.

Sau khi máy bay cất cánh, trong tâm cô Khâu vẫn luôn cảm thấy thấp thỏm bất an: “Đọc tin tức thấy nói rằng không gian kín trên máy bay có thể khiến virus dễ truyền nhiễm hơn, vì thế tôi thấy hết sức lo lắng.” Có khoảng hơn 10 người bay từ Madrid về Bắc Kinh. Lo lắng có thể bị lây nhiễm bệnh, suốt quãng thời gian bay cô không dám tùy tiện hoạt động, cố gắng uống ít nước, không dám ăn cơm và thậm chí còn hạn chế đi vệ sinh.

Cô kể lại, từ Madrid, Tây Ban Nha đến Lệ Thủy Chiết Giang, cô đã phải bôn ba liên tục suốt khoảng 30 giờ đồng hồ, múi giờ chênh lệch nên cơ thể vô cùng mệt mỏi, “cơ thể khi có vấn đề thì virus lại càng có cơ hội dễ tấn công hơn.”

Được biết, cô Khâu hiện đang ở điểm tiếp nhận điều trị y tế tập trung trong thành phố, trong khi bạn của cô là cô Tôn vẫn đang được theo dõi tại điểm cách ly tập trung.

Cô Khâu nghẹn ngào nói, suốt mấy ngày gần đây cô đến khổ vì đồ ăn thức uống không quen, khó mà ăn được: “Bản thân tôi đã phòng hộ cẩn thận đến thế, vậy mà vẫn nhiễm bệnh. Nếu như không phải trong nhà có chuyện khẩn cấp, tôi nhất định sẽ không quay về, nguy cơ lây nhiễm trên chặng đường về quá lớn.”

Co gai TBN
Bài viết “Nữ Hoa Kiều thốt lên sau khi hồi hương: “Sớm biết thế này tôi nhất định sẽ không về nước!”” trên trang Thepaper.cn

Về việc Hoa Kiều hay du học sinh Trung Quốc có nên quay về nước hay không, ông Trương Văn Hoành, Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán thẳng thắn nói “cần phải cân nhắc kỹ lưỡng”.

Ông nói: “Cho dù có quay về hay không, các bạn cũng nên suy xét hai vấn đề. Thứ nhất là dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu? Về nước xong rồi, có quay trở lại học nữa không? Nếu như dịch bệnh kéo dài đến nửa năm, các bạn có phải định ở lại luôn đi học nữa chăng? Thứ hai, nếu như không quay về, thì tại nước ngoài các bạn sẽ xoay sở thế nào?”

Ông Trương Văn Hoành tin rằng, làm tốt công tác bảo vệ cho bản thân mình chính là biện pháp tốt nhất, cần giữ khoảng cách với người khác khi giao tiếp, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang.

Gần đây, chính quyền Trung Quốc liên tục công bố thông tin dịch bệnh viêm phổi ở Trung Quốc đã được kiểm soát hoàn toàn, mấy ngày không có ca nhiễm mới nào. Cùng với đó, họ cũng không ngừng công khai tình hình dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới và kêu gọi người dân về nước. Do đó, không ít người đã tin theo những lời tuyên truyền đó và vội vã tìm cách về nước, bất chấp giá vé máy bay bị đẩy cao lên gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, theo cư dân mạng Trung Quốc, nhiều Hoa Kiều về nước đã không được chào đón và chăm sóc chu đáo như tuyên truyền. 

Ngày 15/3, người dùng Twitter có tên là “@niuniu_Liu” đã đăng tải đoạn phim về tình trạng chân thật kèm theo lời bình luận: “Một nhà ba người từ Thái Lan trở về Vũ Hán, về đến khu Thái Điện thì bị cộng đồng dùng xe chở rác (gọi là khử trùng) đưa đến điểm cách ly giống như một nhà vệ sinh công cộng, họ phải ôm con ngồi suốt cả đêm. Những người trong cộng đồng đến nói với họ một cách không hề sợ hãi rằng nơi đây là điểm cách ly những người tiếp xúc gần gũi ở bên cạnh bệnh viện cabin. Nhân viên công tác đều mặc quần áo bảo hộ, nhưng một nhà ba người họ hoàn toàn không có đồ bảo hộ và đang ở trong nguy hiểm!”

Du học sinh từ Anh và Pháp trở về Thượng Hải chia sẻ rằng lúc vừa xuống sân bay liền bị lôi đến bệnh viện Phố Đông, không chỉ mất đi tự do thân thể mà còn phải đứng suốt ngoài hành lang trong 15 tiếng đồng hồ, không ăn không uống, không có nơi ở cũng không có ai quản: Đã hai ngày nay cô ấy không có cơm ăn!

Vào ngày 18/3, người dùng mạng có tên là “@goodgirland1” đã công bố đoạn phim người thật việc thật cho thấy căn phòng cô ấy bị cách ly sau khi về nước là nơi những người từng bị chẩn đoán nhiễm bệnh sử dụng qua, chăn mền là những thứ người bệnh đã từng sử dụng, trên mặt đất còn có cả vỏ trái cây, tóc, thuốc viên… nhưng không có dọn dẹp vệ sinh, cũng không có qua khử trùng! 

Do vậy, không ít người Hoa đã hồi hương đăng tải bài viết trên mạng để cảnh báo những người Hoa ở hải ngoại chưa hồi hương đừng bao giờ quay về nước.

Minh Ngọc

Xem thêm: