Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh bế mạc vào ngày 20/2. Trong khi chính quyền tuyên bố thành công trọn vẹn thì truyền thông ngoài Trung Quốc tiết lộ: “Làng Potemkin” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền đang lợi dụng robot, tài khoản giả, v.v…, để biên tập một cách có lựa chọn về diện mạo của hoạt động thi đấu thể thao này. Mục đích là cố gắng ảnh hưởng đến những trình bày và phân tích liên quan đến việc Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội và lợi ích địa chính trị của Trung Quốc. 

shutterstock 408314989
Olympic Bắc Kinh 2022 (Nguồn: Anton_Ivanov/ Shutterstock)

3.000 robot của ĐCSTQ tuyên truyền Thế vận hội mùa đông “thành công trọn vẹn”

Theo tờ New York Times, gần đây ĐCSTQ tuyên truyền ở bên ngoài Trung Quốc về Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh là “vô cùng đặc sắc và thành công trọn vẹn”. Các phương tiện truyền thông nhà nước, nhà báo và nhà ngoại giao của Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng làm đẹp hình ảnh của Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, không chỉ khen ngợi các địa điểm tổ chức mà còn tán thưởng không ngớt linh vật của Olympic.

Bản tin của New York Times chỉ ra ĐCSTQ đang dùng các phương thức khác nhau để che giấu sự thực về Thế vận hội mùa đông, thậm chí cả việc xâm hại nhân quyền.

Ví dụ, New York Times hợp tác với trang web báo cáo điều tra phi lợi nhuận “ProPublica” để xác định ra hơn 3.000 tài khoản dường như không phải của người thật trên nền tảng mạng xã hội Twitter; những tài khoản này chia sẻ các bài đăng của truyền thông chính thức của chính quyền ĐCSTQ với nội dung tương đồng. Các tài khoản này thường mới được tạo gần đây, chỉ có vài người theo dõi, phần lớn đăng lại các bài đăng khác và không có nội dung của chính mình. Sự tồn tại của chúng hiển nhiên là tuyên truyền cho chính quyền ĐCSTQ.

Lấy ví dụ, một tài khoản có tên “Spicy Panda”. Tài khoản này đã đăng các tranh biếm họa và video để đáp lại lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, trong đó có một bức tranh biếm họa cáo buộc Mỹ “dùng phương thức tuyên truyền lừa đảo để bôi nhọ Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh”. Tweet đã được tweet lại 281 lần bởi các tài khoản giả khác. Bên cạnh một loạt các bài đăng tuyên truyền, các bài đăng của “Spicy Panda” về Thế vận hội mùa đông nhận được rất ít sự chú ý.

Một phân tích trên 861 tài khoản ủng hộ “Spicy Panda” cho thấy 90% số tài khoản được lập sau ngày 1/12 năm ngoái. Làn sóng phối hợp đầu tiên từ các tài khoản này là để thúc đẩy lập trường của Bắc Kinh về việc “bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông là hợp pháp”. Sau đó, các tài khoản chuyển sự chú ý sang Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.

“Spicy Panda” dường như cũng có liên quan đến “iChongqing”. iChongqing là một nền tảng truyền thông đa phương tiện có trụ sở tại Trùng Khánh, Trung Quốc, có liên quan với các phương tiện truyền thông nhà nước. Các tài khoản chia sẻ bài đăng từ “Spicy Panda” thường xuyên chia sẻ các dòng tweet từ tài khoản iChongqing. Về vấn đề này, iChongqing đã không phản hồi.

Đối với các tài khoản robot bị nghi ngờ khác của ĐCSTQ, chẳng hạn như “#Beijing2022”, “#TogetherForASharedFuture”, v.v., chủ đề của của các tài khoản này dường như được thiết kế để át đi những lời chỉ trích đối với chính quyền ĐCSTQ; đây cũng là thủ pháp nhất quán của chính quyền Bắc Kinh.

Báo cáo chỉ ra rằng trong “Làng Potemkin” tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ, sự thành công trọn vẹn của kỳ Thế vận hội mùa đông lần này chính là tán dương sự hòa hợp giữa thể thao và chính trị. Thực tế, đằng sau sự thành công của Thế vận hội mùa đông phiên bản Bắc Kinh vẫn còn nhiều “bí mật” mà cho đến nay vẫn chưa được biết đến.

Thuật ngữ “Làng Potemkin” được sử dụng để mô tả công trình mặt tiền chính trị lừa mình dối người. Những công trình được gọi là mặt tiền chính trị này đề cập đến việc lợi dụng việc xây dựng cộng đồng và các diễn viên giả để tạo ra giả tượng có vẻ rất phồn thịnh, và thể hiện nó cho người ngoài hoặc du khách xem nhằm tạo cảnh thái bình giả tạo. Nhưng thế giới thực đằng sau sự thịnh vượng giả tạo này lại hoàn toàn ngược lại.

Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh cũng như thế. Chính quyền ĐCSTQ cho phép người ngoài nhìn thấy hòa bình và thịnh vượng mà họ đã trang trí, nhưng đằng sau vẻ hạnh phúc mỹ mãn, vẫn còn đó những vấn đề như lạc hậu, nghèo khổ, thiếu nhân quyền, bị đàn áp, v.v.

Câu chuyện về “Làng Potemkin”

“Làng Potemkin” ban đầu dùng để chỉ một ngôi làng lừa dối, bắt nguồn từ một truyền thuyết về Đế chế Nga vào thế kỷ 18. Nhân vật chính của câu chuyện là Catherine Đại đế, nữ hoàng lúc bấy giờ của Đế quốc Nga, và Grigory Potemkin, một vị tướng rất thân với bà.

Năm 1783, Đế quốc Nga thôn tính Hãn quốc Crimean (Crimean Khanate), vốn thuộc về Đế chế Ottoman (Ottoman Empire). Bốn năm sau, Nữ hoàng Catherine tuyên bố sẽ đến thăm khu vực này để chứng tỏ uy quyền của mình. Tương truyền, câu chuyện về “Làng Potemkin” đã xảy ra trên đường đến Crimean của bà.

Nội dung truyện đại khái như sau: Vì để thể hiện thành tích của mình trong việc triển khai quân ở miền nam nước Nga cũng như lấy lòng Nữ hoàng Catherine và khơi lại tình cảm của nữ hoàng dành cho mình, Potemkin quyết định dựng một ngôi làng giả gần sông Dnepr, nơi nữ hoàng đi qua. Ông ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình giả làm dân làng và thể hiện nụ cười rạng rỡ trước mặt nữ hoàng. Ngoài ra, Potemkin còn sắp xếp để đàn bò liên tục tục chạy dưới tầm nhìn của nữ hoàng. Nữ hoàng Catherine nhìn thấy rất nhiều gia súc chạy dọc đường đi và cảm thấy nơi này sức sống bừng bừng và giàu có. Chỉ có điều, Nữ hoàng Catherine  không ngờ được rằng những con bò mà ngày nào bà cũng nhìn thấy dọc đường đi lại là cùng một đàn.

Về sau, ngôi làng giả do Potemkin xây dựng trong truyện được gọi là “Làng Potemkin”. Tuy người ta vẫn chưa thể kiểm chứng được tính xác thực của câu chuyện dân gian này nhưng sau thời đại đó, trong lịch sử xác thực là đã từng có những nơi giống như “Làng Potemkin”.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: