Vụ án của ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) sẽ bắt đầu xét xử vào ngày 1/12. Trước đó, ông đã được phép thuê luật sư của Nữ hoàng Anh là ông Tim Owen để bào chữa cho mình, tuy nhiên sau đó Bộ Tư pháp Hồng Kông phản đối, và vụ việc đã được kháng cáo lên Tòa Chung thẩm.

p3250581a256124338
Ông Lê Trí Anh thuê luật sư người Anh Tim Owen để biện hộ, nhưng đã bị Bộ Tư pháp Hồng Kông phản đối. (Ảnh: RFA)

Phe thân cộng và phe kiến chế đồng loạt phản đối cho phép luật sư nước ngoài tham gia

Theo báo chí Hồng Kông đưa tin, vào ngày 25/11, Tòa án Chung thẩm đã tổ chức phiên điều trần về việc Bộ Tư pháp phản đối đơn xin thuê luật sư người Anh của ông Lê Trí Anh. Luật sư Viên Quốc Cường đại diện Bộ Tư pháp nói tại tòa rằng, “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” có bối cảnh độc đáo đặc biệt, ông Tim Owen không có kiến ​​thức chuyên môn hoặc kinh nghiệm kiện tụng liên quan đến “Luật An ninh Quốc gia của khu vực Hồng Kông” nên không thể đóng góp đáng kể vào vụ án. Vụ án nên do người hiểu rõ tình hình an ninh quốc gia của Trung Quốc, với tư cách là luật sư xử lý vụ án Luật An ninh Quốc gia.

Ông Lê Trí Anh bị buộc tội “thông đồng với thế lực lượng nước ngoài” theo “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông”. Phiên tòa xét xử sẽ bắt đầu vào ngày 1/12 mà không có bồi thẩm đoàn. Ông Lê Trí Anh đã thuê một luật sư người Anh, truyền thông thân Bắc Kinh và các nhóm phe kiến chế cùng ra tuyên bố, chỉ trích việc tòa án cho phép luật sư nước ngoài tham gia vụ án “Luật An ninh Quốc gia”. Thậm chí còn đe dọa rằng nếu tòa án không giải thích rõ ràng, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ không loại trừ việc sẽ đưa ra giải thích luật. 

Đài Á châu Tự do đưa tin, bà Lương Mỹ Phân (Priscilla Leung), một thành viên của Ủy ban Luật Cơ bản, đã phản đối. Các phương tiện truyền thông như tờ “Ta Kung Pao” (Đại Công báo) và “Wen Wei Po” (Văn Hối báo), cũng trích dẫn quan điểm của một số lượng lớn những người thân cộng, chẳng hạn như ông Lưu Triệu Giai (Lau Siu-kai), Phó chủ tịch Hiệp hội quốc gia về nghiên cứu Hồng Kông và Ma Cao; ông Châu Hạo Đỉnh (Holden Chow), thành viên Hội đồng Lập pháp, thuộc Liên minh Dân chủ vì sự tiến bộ Hồng Kông; ông Mã Ân Quốc (Lawrence Ma), Chủ tịch Quỹ Giao lưu luật học Hồng Kông, nói rằng không cho phép luật sư nước ngoài tham gia là tương đối thỏa đáng.

Ông Phó Kiến Từ, thành viên của Hiệp hội quốc gia về nghiên cứu Hồng Kông và Ma Cao, đồng thời là Phó chủ tịch của Quỹ Giao lưu luật học Hồng Kông, cho biết nếu lợi ích của an ninh quốc gia bị tổn hại khi thuê luật sư nước ngoài, theo Điều 55 và 56 của “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông”, ông Lê Trí Anh có thể bị chuyển đến Đại Lục để xét xử. Cơ quan xét xử sẽ được chỉ định bởi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Tối cao của ĐCSTQ.

Cư dân mạng bình luận: “Đây là câu chuyện hay nhất của Hồng Kông hiện nay! Mọi người trên thế giới đều có thể thấy rõ điều đó”. Có bình luận rằng việc này phảng phất sự tái xuất hiện của Cách mạng Văn hóa.

Thẩm phán: Bộ Tư pháp quên Luật Hồng Kông?

Thẩm phán Lý Nghĩa (Roberto Ribeiro) chỉ ra rằng thủ tục truy tố theo “Luật An ninh Quốc gia” phải tuân theo luật pháp của Hồng Kông, ông Viên Quốc Cường có phải đã “quên” luật pháp của Hồng Kông? Bộ Tư pháp tuyên bố rằng họ hy vọng sẽ cấm hoàn toàn việc thuê luật sư nước ngoài đến Hồng Kông để giải quyết các vụ án về luật an ninh quốc gia, nhưng họ không nêu chi tiết về các trường hợp cần xử lý đặc biệt, cũng như không làm rõ trách nhiệm chứng minh.

Chánh án Tòa án Chung thẩm, ông Trương Cử Năng (Andrew Cheung), chỉ ra rằng Tòa án cấp cao đã tính đến các tiêu chí thông thường để các luật sư nước ngoài nộp đơn xin “phê duyệt trường hợp đặc biệt”, cho thấy các luật sư nước ngoài nên tham gia vụ án để giúp phát triển pháp luật về an ninh quốc gia.

Luật sư: Bộ Tư pháp chỉ cân nhắc đến “một chế độ”, nhưng Hồng Kông là “một quốc gia, hai chế độ”

Ông Bành Diệu Hồng (Robert Pang), luật sư kỳ cựu đại diện cho ông Lê Trí Anh nói rằng vụ án này không liên quan đến bí mật nhà nước. Nếu Bộ Tư pháp từ chối ông Tim Owen tham gia phiên tòa này với lý do “tránh rò rỉ bí mật nhà nước“, thì đó là một “sự sỉ nhục”.

Ông Bành cũng chỉ ra rằng Hồng Kông là “một quốc gia, hai chế độ”, nhưng Bộ Tư pháp chỉ cân nhắc đến “một chế độ”. Vụ án này liên quan đến quyền tự do ngôn luận, và Luật An ninh Quốc gia cũng bảo vệ các quyền tự do được quy định trong các công ước quốc tế. Luật sư người Anh Tim Owen đã quen thuộc với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực này. Ông tin rằng ông Tim Owen có thể hỗ trợ tòa án.

Sau khi nghe các đệ trình của cả bên công tố và bên bào chữa, 3 thẩm phán của Tòa án Chung thẩm đã hoãn phán quyết và sẽ đưa ra quyết định bằng văn bản vào thứ Hai tuần sau (28/11).

Ông Tang Phổ: Cách làm của Cách mạng Văn hóa

Luật sư Tang Phổ cho biết một số người đề nghị nếu Tòa Chung thẩm cho phép luật sư từ Vương quốc Anh đại diện cho ông Lê Trí Anh, thì có thể bắt đầu phiên tòa (xét xử ngay). Đây cách nói đe dọa (nhằm gây áp lực đối với việc cấp phép cho luật sư nước ngoài), mỗi người đều có không gian bình luận về phán quyết của tòa, nhưng nếu dùng thủ đoạn đe dọa, thì rõ ràng là cản trở sự công bằng tư pháp và ảnh hưởng đến phán quyết độc lập của cơ quan tư pháp độc lập. Cách nói này tương đối khả nghi.

Ông cũng cho biết đây rõ ràng là gây áp áp lực lớn đối với Tòa Chung thẩm của Hồng Kông, sử dụng dư luận và chính trị áp đảo để tác động đến cơ quan tư pháp, với hy vọng thay đổi kết quả xét xử. Trước đây cũng từng xảy ra tình trạng tương tự nhưng lần này trở nên nghiêm trọng hơn. Đây không phải đơn giản như một vấn đề dư luận, mà giống như một kiểu người ngoài đảng lên tiếng, trong khi những người cầm quyền giữ im lặng, về cơ bản là cách làm của Cách mạng Văn hóa.