Trong chuyến đi đến Trung Quốc Đại Lục cúng bái tổ tiên của cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, ông đã đến thăm triển lãm phòng chống dịch bệnh ở thành phố Vũ Hán và ca ngợi việc kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc là “đóng góp cho toàn nhân loại”. Ngôn luận của ông Mã đã nhận về nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng.

p3307311a549500328 ss
Ông Mã Anh Cửu gây tranh cãi khi ca ngợi công tác phòng chống dịch bệnh của Vũ Hán là “đóng góp cho toàn nhân loại”. (Ảnh chụp màn hình CCTV)

Theo truyền thông Đại Lục, ông Mã Anh Cửu dẫn đoàn đến thăm Trung Quốc, sáng ngày 30/3 hành trình của ông được tăng thêm chương trình tham quan “Triển lãm Cuộc chiến Phòng chống dịch bệnh của Thành phố anh hùng” tại Vũ Hán. Tại đây, ông Mã đã ca ngợi thành tích chống dịch của chính quyền địa phương, tỏ ra rất kính phục trước tuyên bố dịch bệnh của Trung Quốc bước đầu đã được kiểm soát tốt và không lan rộng mạnh ra bên ngoài.

Ông Mã Anh Cửu cũng nhấn mạnh rằng đây không chỉ là đóng góp cho Trung Quốc Đại Lục, mà còn cho toàn thể nhân loại.

Các chủ đề liên quan đã làm dấy lên mối quan tâm lớn ở cả hai bờ eo biển Đài Loan và Đại Lục, và các cuộc thảo luận sôi nổi đã bắt đầu trên Internet.

Có cư dân mạng Trung Quốc chỉ ra: “Truy xuất nguồn gốc virus COVID-19 nên là một vấn đề mang tính học thuật, nhằm ngăn chặn những sự kiện tương tự tái diễn trong tương lai. Do đó, nơi bắt nguồn của virus đương nhiên là có trách nhiệm không thể trốn tránh. Nhưng nên chú trọng vào tầng diện đạo đức và chính nghĩa trong giai đoạn đầu bùng phát dịch, chú trọng vào việc chính quyền nơi phát sinh virus đã che giấu như thế nào, dẫn đến dịch bệnh lây lan ra toàn cầu. Thậm chí, che giấu cả tỷ lệ tử vong, từ đó làm sai lệch công tác phòng chống dịch sớm của toàn thế giới (theo lời của Chính quyền Iran trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra một trò đùa đau khổ cho thế giới).”

Cũng có người nói rằng: “Dữ liệu nghiên cứu mới nhất cho thấy COVID-19 đã làm giảm tuổi thọ của con người khoảng 2 năm trên toàn cầu. Trong 3 năm kể từ khi xảy ra dịch bệnh, thế giới đã mất hơn 10 triệu người và thiệt hại kinh tế vượt xa Thế chiến thứ hai. Hàng trăm triệu bệnh nhân hậu COVID! Dịch bệnh COVID-19 đã xảy ra như thế nào và nó đã vượt khỏi tầm kiểm soát như thế nào do bị che giấu? Thế giới không nên tha cho ĐCSTQ!”

Trong khi chỉ trích ĐCSTQ che giấu sự thật về dịch bệnh, một lượng lớn cư dân mạng Trung Quốc cũng cáo buộc ông Mã Anh Cửu ca ngợi chế độ này.

“ĐCSTQ thất bại trong phòng chống dịch như thế mà ông vẫn giúp tẩy trắng cho ĐCSTQ, Mã Anh Cửu, hãy dùng tiền của bản mình để đi cúng bái tổ tiên thôi.”

“Mã Anh Cửu lẽ nào chưa từng nghe đến [bác sĩ] Lý Văn Lượng sao? Ông ấy và 7 bác sĩ khác đã bị phê bình nhắc nhở hơn 20 ngày trước khi thành phố Vũ Hán phong tỏa. Vũ Hán phong tỏa thành phố có phong tỏa được virus không? Phong tỏa bên trong (không cho vào) nhưng không phong tỏa bên ngoài (cho ra ngoài, đi khắp nơi), khiến virus lây lan toàn thế giới. Sao ông lại có thể mê muội lương tâm mà nói những lời như thế?”

“Làm thế nào lại đề cập đến điều này? Đây là xát muối vào vết thương của người dân Hồ Bắc.”

Chính sách phong tỏa cực đoan và Zero-COVID trong 3 năm qua của ĐCSTQ không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc, mà còn vi phạm nhân quyền thông qua các biện phòng chống dịch bệnh, gây ra vô số thảm họa thứ cấp.

Ông Vương Tất Thắng (Wang Pi-sheng), chỉ huy Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Trung ương Đài Loan, người đã tham gia chuyến bay thuê bao để đưa người Đài Loan từ Vũ Hán trở về, hỏi: “Không biết đóng góp [của Trung Quốc mà ông Mã Anh Cửu khen ngợi] là ở đâu?”

Ông Vương Tất Thắng nói thêm rằng dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc và lan rộng ra toàn thế giới, khiến gần 700 triệu người mắc bệnh và hơn 7 triệu người chết, “Tất nhiên, chúng ta biết rằng con số đã bị đánh giá thấp hơn rất nhiều, và nó kéo dài trong ba năm rưỡi, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nền kinh tế và văn hóa toàn cầu.” Do đó, ông cho rằng “đây là một đại thảm họa của nhân loại”.

Ông Trần Thời Trung (Chen Shih-chung), cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, cũng cho biết mặc dù sự việc vẫn chưa được xác định, nhưng có dấu hiệu cho rằng phòng thí nghiệm Vũ Hán là nguyên nhân gây ra thảm họa nhân loại này. Tuy nhiên, chính quyền ĐCSTQ đã không hợp tác để điều tra tổng thể, do đó vẫn còn rất nhiều tình huống không rõ ràng. “Nhưng nếu nói rằng Trung Quốc có đóng góp cho nhân loại thì chính là có chút mỉa mai.”

Người phát ngôn của Đảng Dân Tiến Đài Loan Trác Quán Đình (Cho Kuan-ting) thậm chí còn nói thẳng rằng để lấy lòng chính quyền ĐCSTQ, ông Mã Anh Cửu đã không ngần ngại công khai vi phạm lý niệm “lịch sử không bao giờ được quên” mà ông đã viết một ngày trước đó, nhất là vào dịp kỷ niệm 3 năm ngày người thổi còi Lý Văn Lượng qua đời. Hồi ức về việc ĐCSTQ đối xử vô lý với bác sĩ Lý Văn Lượng vẫn còn đó, nhưng ông Mã Anh Cửu lại ca ngợi công cuộc phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ và gỡ tội cho tội nhân của thế giới, đầu óc đúng là đã bị hỏng.

Ông Trác Quán Đình cũng đề cập rằng chính sách chống dịch bệnh của ĐCSTQ là che giấu dịch bệnh với thế giới và từ chối đưa vắc-xin nước ngoài vào Trung Quốc, khiến cho người dân trong nước trở thành nạn nhân và làm suy nền thoái kinh tế quốc gia, cuối cùng đã gây ra “Phong trào Giấy trắng”. Không chỉ người dân Trung Quốc chịu khổ, mà hàng triệu người Đài Loan đang sinh sống và cư trú ở Trung Quốc cũng phải chịu đựng rất nhiều thảm họa. Ngày nay, ĐCSTQ đã có một “bước ngoặt đột ngột” trong chính sách phòng chống dịch bệnh, nhằm củng cố quyền lực của mình, nhưng lại không hề xin lỗi người dân của mình và thế giới, thậm chí còn phớt lờ yêu cầu của WHO về việc công bố dữ liệu nguồn gốc virus, chưa nói đến việc ĐCSTQ có chút hối hận nào hay không. Có thể thấy, ông Mã Anh Cửu đang hoàn toàn tán thành “tuyên truyền đối ngoại” về “thắng lợi trong phòng chống dịch bệnh” của ĐCSTQ.

Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, được coi là nơi khởi nguồn của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Vào ngày 10/12/2019, cố bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng tại Bệnh viện Trung tâm thành phố Vũ Hán, do đi đầu trong việc công bố trên nhóm WeChat về thông tin dịch bệnh ở chợ hải sản Hoa Nam, nên đã bị cáo buộc sai về tội “lan truyền tin đồn” và bị cảnh sát khiển trách phê bình.

Dịch bệnh cuối cùng đã bộc lộ hoàn toàn sau đó 10 ngày, nhưng cơ hội tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát đã bị bỏ lỡ. Ngày 23/1/2020, trước khi Vũ Hán triển khai phong tỏa trong thời gian 76 ngày, phần lớn số liệu thống kê cho thấy, trong thành phố có 14 triệu người, thì có khoảng 5 triệu người đã chạy trốn ra khỏi thành phố trước phong tỏa. Hơn một tháng sau, virus viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng khắp Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Úc, v.v.

Tuy nhiên, ĐCSTQ sau đó tuyên bố rằng dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát, và bắt đầu xuất khẩu một lượng lớn vật tư y tế sang các nước trên thế giới, đồng thời bán vắc-xin mà Trung Quốc phát triển cho nhiều quốc gia ở Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á, v.v, kiếm được nhiều lợi ích từ đó. Tuy nhiên, về sau do hiệu quả bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc quá kém, nên lượng xuất khẩu đã giảm 97%.

Theo báo cáo hồi tháng 2 của tờ New York Times, chính quyền ĐCSTQ đã đột ngột từ bỏ chính sách “Zero-COVID linh động”, chuyển thành “có thể dương tính thì để cho dương tính” và “sống cùng với virus” mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào, dẫn đến nhiều hiện tượng hỗn loạn. Theo báo cáo của Airfinity, một công ty phân tích dữ liệu sức khỏe của Anh, ước tính rằng trong 2 tuần từ ngày 13 – 27/1 sau khi bỏ phong tỏa, đã có 62 triệu ca nhiễm bệnh; trong dịp Tết Âm lịch từ ngày 26/1, mỗi ngày có khoảng 36.000 người chết. Con số này cao hơn so với ước tính trước đây về số người chết cao nhất là 25.000 người mỗi ngày.

Cho đến nay, chính quyền ĐCSTQ vẫn chưa tiết lộ tình hình thực sự của dịch bệnh ở Trung Quốc, và ngoại giới đã chú ý và tích cực điều tra vấn đề này trong một thời gian dài. Vào giữa tháng Một năm nay, Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã chỉ rõ rằng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Trung Quốc trong 3 năm qua vượt xa con số mà ĐCSTQ tuyên bố, “đã có 400 triệu người chết vì dịch bệnh”.