Hội nghị Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức ngày 15/1 vừa qua, hội nghị nghe báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Nhân đại, Quốc vụ viện, Ủy ban Chính hiệp toàn quốc, Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình tiếp tục nhấn mạnh cần duy hộ quyền uy của Trung ương và lãnh đạo tập trung thống nhất, đồng thời chấp hành nguyên tắc chính trị tối cao và quy củ chính trị căn bản.

tap can binh
(Ảnh: Getty Images)

Điều này cũng tương tự như những luận điệu mà trong thời gian gần đây, trong nhiều lần công khai ông Tập Cận Bình yêu cầu quan chức phải trung thành.

Ngày 11/1, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 2 Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19, ông Tập Cận Bình nói: “Cần duy hộ chặt chẽ quyền uy của Trung ương Đảng và lãnh đạo tập trung thống nhất”; “Bất cứ lúc nào, bất cứ tình huống nào cũng cần phải trung thành thật thà với Đảng, lúc nào cũng phải nhất trí với trung ương Đảng.”

Ngày 10/1, trong Lễ trao cờ cho Bộ đội Cảnh sát vũ trang, ông Tập Cận Bình phát biểu rằng: “Kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, kiên quyết nghe theo hiệu lệnh của Đảng”.

Ngày 26/10/2017, Bắc Kinh tổ chức hội nghị của quân đội sau Đại hội 19, ông Tập Cận Bình cũng đưa ra 6 điều cần phải làm đối với quân đội, trong đó “trung thành, nghe theo chỉ huy” được đặt ở vị trí đầu tiên.

Còn quân đội cũng nhiều lần trả lời “Chủ tịch Tập yên tâm”. Trong Hội nghị học tập của cán bộ cấp cao trong quân đội diễn ra vào đầu tháng 12 năm ngoái, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Hứa Kỳ Lượng và Trương Hựu Hiệp đều hô hào khẩu hiệu: “Kiên quyết nghe theo chỉ huy của Chủ tịch Tập, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Tập, để Chủ tịch Tập yên tâm”.

Trước đó nữa, ngày 19/5/2015, tại Hội nghị Ủy ban An ninh quốc gia, ông Tập cũng công khai nhấn mạnh cơ quan an ninh quốc gia cần “tuyệt đối trung thành”.

Đối với việc ông Tập Cận Bình liên tiếp nhấn mạnh về trung thành, giới quan sát cho rằng ông đang thiếu sự trung thành của người khác.

Ngày 12/1, Đài phát thanh Mỹ (VOA) có dẫn lời học giả về vấn đề Trung Quốc Chương Gia Đôn (Gordon Chang) cho biết: “Không có ai lại đi nói lớn về nắm quyền tuyệt đối và hoàn toàn trung thành nếu như tự tin rằng bản thân mình đã có những thứ đó rồi. Về vấn đề này ông Tập Cận Bình nói càng nhiều, càng cho thấy ông không cho rằng tất cả đã nằm trong tay, và có được sự trung thành tuyệt đối.”

Cơ cấu đảng, chính quyền, quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá khứ vẫn luôn bị khống chế bởi phe phái đối lập với ông Tập Cận Bình, chủ yếu là trong tay phe ông Giang Trạch Dân. Trong 5 năm ông Tập Cận Bình nắm quyền, liên tục “đả hổ” chống tham nhũng, khiến cho kẻ địch chính trị phản công, chính biến, ám sát luôn thường trực bên người, trong đó “kẻ dã tâm, kẻ âm mưu” cũng là từ chính trị được chính quyền dùng nhiều.

>> Ông Tập bắt tay ông Hồ thân mật để cảm ơn vì đã giúp đập tan âm mưu chính biến?

Dù tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa 18 diễn ra vào tháng 10/2016, đã xác lập địa vị quyền lực hạt nhân của ông Tập Cận Bình, sau Đại hội 19 diễn ra vào tháng 10/2017, người của ông Tập Cận Bình tiếp tục bước vào tầng hạt nhân lãnh đạo, nhưng ông vẫn có điều lo lắng, chính quyền liên tiếp tuyên bố cần thành trừng “di độc của những hổ lớn”.

Nửa cuối tháng 12/2017, Thời báo Tự do (Đài Loan) dẫn nguồn tin nói, khoảng thời gian lễ Giáng sinh, ông Tập Cận Bình từng đến Bệnh viện 301 để chữa trị. Được biết do tinh thần căng thẳng trong thời gian dài nên làm rối loạn chức năng đường tiêu hóa, khiến đau bụng phải tiến hành kiểm tra trị liệu. Nguyên nhân có thể liên quan đến việc ông nhiều lần bị ám sát hụt. Nguồn tin này chưa được chính quyền lên tiếng xác nhận.

Chuyên gia về lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc Cao Văn Khiêm hôm 12/1 có chia sẻ với VOA, “ông Tập biết rõ có rất nhiều người hận ông ấy, rất nhiều người muốn trừ bỏ ông ấy, cảm giác mất an toàn trong lòng ông ấy cũng rất mạnh”, “tôi tin rằng ông Tập cũng không ngủ ngon được”.

Ngày 16/1, Đài phát thanh SOH dẫn phân tích nói, áp lực mà ông Tập Cận Bình đối mặt không chỉ có sự chống trả trong quan trường của hành động “đả hổ”, mà còn đến từ những bất mãn của người dân. Áp lực từ người dân chủ yếu là vì ông Tập chưa động đến được thể chế chuyên chế khiến phân chia giàu nghèo ngày càng sâu, phân phối xã hội bất công.

Nhà bình luận Hoa Pha đến từ Bắc Kinh tiết lộ một hiện tượng vô cùng kỳ lạ: trong 5 năm chống tham nhũng, ông Tập Cận Bình đã bắt không ít “hổ lớn”, nhưng vấn đề khiếu nại quân đội của quân nhân giải ngũ vẫn chưa được giải quyết, nhà ở vẫn cưỡng chế dỡ bỏ, đất vẫn cưỡng chế lấy, tư pháp vẫn mãi bất công.

Ông cho biết, “hiện nay vẫn chưa rõ rằng ông Tập không muốn thay đổi, hay không thể thay đổi được “.

Ngoài ra, dư luận cũng nhìn thấy, “tổng quản tham nhũng” Giang Trạch Dân cũng như rất nhiều người thuộc gia tộc quyền quý tham ô hủ bại của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa bị động đến. Còn trong thể chế một đảng chuyên chính, dù là quan chức mới được thăng tiến, cũng vẫn là người tham ô hủ bại.

Tiến sĩ Chính trị học Lý Thiên Tiếu công tác tại Đại học Columbia cho biết, “trừ bỏ tận gốc tham ô bằng cách tiếp tục chống tham nhũng, bắt Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, tiếp đó là từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc, là con đường duy nhất mà ông Tập Cận Bình hóa nguy thành an, xây dựng lại đại nghiệp của dân tộc Trung Hoa”.

Trí Đạt

Xem thêm: