Gần đây, chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cưỡng bức việc dạy tiếng Hán ở khu tự trị Nội Mông, cấm dạy tiếng Mông Cổ và bị cáo buộc tội “diệt chủng văn hóa Mông Cổ”. Điều này đã gây ra các cuộc biểu tình của người dân địa phương. Tuy nhiên, họ đã gặp phải sự đàn áp mạnh mẽ. Một số bài báo phân tích cho rằng hành động của ông Tập Cận Bình thực chất là thúc đẩy “nền độc lập của Mông Cổ”. Thậm chí còn có tin đồn rằng ông Tập cũng là người Mông Cổ. Tuy nhiên, tin tức này chưa được xác minh.

tap can binh shutterstock 1353005387
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Pháp ngày 25/3/2018. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO / Shutterstock).

Trang “Newtalk” đã đăng một bài báo của nhà bình luận chính trị Lâm Bảo Hoa vào ngày 5/9. Ông Lâm Bảo Hoa phân tích rằng có khoảng 6 triệu người Mông Cổ trong địa phận Trung Quốc gọi là Nội Mông (còn dân số tại đất Mông Cổ chỉ hơn 3 triệu người), ít hơn một chút so với người Tây Tạng và thậm chí còn ít hơn người Duy Ngô Nhĩ. Vì mức độ Hán hóa tương đối sâu, nên mâu thuẫn không sâu sắc bằng xung đột giữa hai nhóm dân tộc trên và chính quyền. Các vấn đề chính của mâu thuẫn chủ yếu là vấn đề bảo vệ môi trường, và một lượng lớn thảo nguyên đã bị phá hủy, không giống như cuộc đấu tranh sinh tử giữa hai bộ tộc Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ sắp bị diệt chủng. Tuy nhiên, họ vẫn không thể thoát khỏi số phận bị đẩy nhanh mức độ Hán hóa. Do đó, giống như người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, họ buộc phải ‘xuống đường’.

Trên thực tế, các nhà quan sát bên ngoài tin rằng dưới sự đàn áp của chế độ đỏ của ĐCSTQ, các nhà chức trách đã cưỡng chế giảng dạy bằng tiếng Hán, thực tế là tẩy não hệ tư tưởng và loại bỏ các nền văn hóa thiểu số. Về cơ bản, việc này không phải là Hán hóa, mà là “đỏ hóa” hệ tư tưởng.

Ông Lâm Bảo Hoa đã chỉ ra hai đặc điểm của cuộc đấu tranh này. Đầu tiên là để công chức tham gia biểu tình. Trong số đó, hơn 300 nhân viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Nội Mông đã cùng ký tên tập thể, phản đối chính sách dạy tiếng Trung và từ chối trở thành công cụ của Mặt trận thống nhất của ĐCSTQ. Đây là phương tiện truyền thông chính thức, họ từ chối mang họ Đảng, mang họ Tập! Điều này chưa từng thấy ở Tây Tạng hoặc Tân Cương. Người ta tin rằng sự tham gia của người Hán đang phá vỡ ranh giới sắc tộc. Điều này cho thấy xu hướng chống Cộng và chống Tập đang dần nhen nhóm trong nội bộ Trung Quốc.

Thứ hai, một số người đã phản đối bằng cách nhảy ra khỏi các tòa nhà. Tô Nhật Na, một nữ công chức người Mông Cổ, 33 tuổi tại Văn phòng Chính phủ của Liên đoàn Alxa ở Nội Mông, đã nhảy lầu tử vong vào sáng sớm ngày 4/9. Bức thư tuyệt mệnh của cô lan truyền trên mạng cho thấy cái chết của Tô Nhật Na có liên quan đến việc bảo vệ tiếng Mông Cổ của người dân Mông Cổ. Cô cũng chỉ ra rằng vì bảo vệ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, cô đã gửi thư thỉnh nguyện nhưng không có kết quả. Trước cô ấy, người ta nói rằng có 3 người đã nhảy lầu. Phương thức phản kháng này tương tự như những sự kiện xảy ra trong giai đoạn đầu của Phong trào Chống luật đào phạm ở Hồng Kông năm ngoái. Điều này đã kích thích sự mở rộng của phong trào.

Sau khi Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Triệu Khắc Chí tới Nội Mông, chính quyền đã gia tăng sức ép, chụp ảnh những người tham gia biểu tình, nhằm thu thập dữ liệu. Bài báo cho rằng đây rõ ràng là cách xử lý mâu thuẫn giữa ta và địch. Đó là việc tấn công toàn diện, ngay cả chính sách phân hóa một cách nhất quán cũng không được theo đuổi. Điều này chắc chắn sẽ gây ra những xung đột gay gắt hơn.

Trong lịch sử của ĐCSTQ, người dân tộc thiểu số duy nhất từng giữ chức vụ cấp cao là ông Ulanhu (Vân Trạch), một người Mông Cổ. Ông từng là thượng tướng sáng lập ĐCSTQ, Ủy viên Cục Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa VIII và từng là Phó Chủ tịch nước (thời đại Hồ Diệu Bang). Ngay sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, ông Ulanhu đã bị chỉ trích và quản thúc tại gia với tội danh gây chia rẽ dân tộc và mưu đồ độc lập quốc gia. Sau đó, việc này đã liên đới đến vụ việc thanh trừ “người trong nội bộ Đảng” (Đảng Phong trào Cách mạng Nhân dân Nội Mông) ở Nội Mông.

Bài báo cho biết, dù sau này sự việc đã được giải oan nhưng nỗi đau trong lòng người dân Mông Cổ sẽ không bao giờ vơi đi theo thời gian. Cháu gái của ông Ulanhu là bà Bố Tiểu Lâm (thế hệ đỏ thứ 3) hiện là chủ tịch Chính quyền khu tự trị Nội Mông. Bà ấy phải đối mặt với vận mệnh của dân tộc mình trong lịch sử và hiện tại như thế nào?

Ông Lâm Bảo Hoa cũng kể rằng ở Trung Quốc có tin đồn ông Tập Cận Bình cũng là người Mông Cổ. Quê hương của ông Tập nằm ở phía bắc Thiểm Tây, giáp Nội Mông. Mũi của ông Tập cũng là mũi của người Mông Cổ. Vậy nên ông ấy rất coi trọng căn cứ quân sự Zhurihe (Chu Nhật Hòa) ở Nội Mông. Vì đây là xuất phát điểm, nơi Thành Cát Tư Hãn quất roi càn quét khắp châu Âu và châu Á.

Tuy nhiên, không có cách nào để xác nhận tuyên bố rằng ông Tập là người Mông Cổ. Thông tin công khai cho thấy ông Tập sinh ngày 15/6/1953, quốc tịch Hán, quê gốc ở Đặng Châu, Hà Nam, quê cha ở Phú Bình, Thiểm Tây và sinh ra ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, cha của ông Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân, có quan hệ sâu xa với quốc tịch Mông Cổ và là bạn vào sinh ra tử với ông Ulanhu. Năm 1941, ông Ulanhu trở về Diên An, phụ trách công tác dân tộc của ĐCSTQ, còn ông Tập Trọng Huân là Bí thư của phân khu Quan Trung thuộc khu vực biên giới Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ. Từ những năm 1950 đến đầu những năm 1960, ông Tập Trọng Huân sống ở số 6A, phố Hậu Viên Ân Tự ở Bắc Kinh, cách số 6, nơi ở của ông Ulanhu, lúc đó là Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, chỉ một bức tường. Theo báo cáo chính thức của kênh truyền thông ĐCSTQ, sau khi ông Tập Trọng Huân bị xử oan vào năm 1962, Khang Sinh đã yêu cầu ông Ulanhu vạch mặt Bí thư Tập, nhưng ông Ulanhu không tuân theo lệnh của ông ta.

Cuối cùng ông Lâm Bảo Hoa biểu thị, hành động diệt chủng Mông Cổ của ông Tập Cận Bình ắt sẽ đắc tội với nước láng giềng Mông Cổ. Việc ông Tập Cận Bình đàn áp người dân Mông Cổ chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho “nền độc lập Mông Cổ”. Một số người cũng sẽ chạy sang Mông Cổ lánh nạn và ủng hộ nền độc lập của Mông Cổ với việc lấy Mông Cổ làm căn cứ.

Các phân tích trước đó cũng tin rằng ngôn ngữ là quyền tự nhiên nhất của một quốc gia. Biện pháp này được ĐCSTQ sử dụng nhằm đẩy nhanh sự kiểm soát toàn diện đối với người dân Mông Cổ, tương đương với việc phát động một đợt “diệt chủng văn hóa dân tộc” mới, buộc toàn bộ người dân Nội Mông phải nổi dậy. Nhưng điều này cũng tương đương với việc mang lại cho người Mông Cổ một sự thức tỉnh về bản sắc và ý thức dân tộc. Người Mông Cổ buộc phải khởi nghĩa toàn dân. Thậm chí “độc lập dân tộc” có thể trở thành một vấn đề quan trọng khiến họ phải suy ngẫm.

Một số cư dân mạng nói rằng nếu không có đảng (ĐCSTQ) thì sẽ không có bất công và sự dã man, và không có bạo loạn. Sự hỗn loạn đến từ đâu? Nội Mông đã dạy cho mọi người một bài học khác: ĐCSTQ là nguồn gốc của thảm họa.

Lâm Trung Vũ

Xem thêm: