Ngày 18/12, tại đại lễ kỷ niệm 40 năm cải cách mở của do Bắc Kinh tổ chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu, biểu đạt thái độ về các vấn đề như thể chế chính trị, cải cách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, đồng thời còn nói, tương lai có thể sẽ có “sóng to gió lớn khó tưởng tượng”. Truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin cho biết, bài phát biểu này không có ý mới nào, và còn ám thị cải cách kinh tế có thể đình trệ, còn cải cách chính trị thì tuyệt đối không thể nào.

tập cận bình
Ông Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cải cách mở cửa (Ảnh cắt từ video của CCTV)

Thất vọng về cải cách

Trong bài phát biểu dài 1 tiếng 30 phút với hơn 13300 chữ, tờ “Nhật báo Kinh tế Hồng Kông” thống kê tỷ lệ xuất hiện của từ khóa quan trọng: “xã hội chủ nghĩa” 86 lần, “cải cách mở cửa” 51 lần, “sự lãnh đạo của đảng hoặc đảng lãnh đạo” 13 lần, tuy nhiên lại không nhắc đến “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2015).

Đối với cải cách mà giới quan sát chú ý, ông Tập Cận Bình nói: “Cải cái gì, cải thế nào thì cần phải xem có phù hợp với mục tiêu chung là sự hoàn thiện và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc hay không và đẩy mạnh hệ thống quản trị đất nước và hiện đại hóa năng lực quản trị, lấy đó làm thước đo cơ bản. Những gì cần cải cách, có thể cải cách thì chúng ta kiên quyết cải cách; những gì không nên và không thể cải cách thì chúng ta cũng kiên quyết không cải cách.”

Đài BBC dẫn lời của nhà quan sát chính trị Trung Quốc nói, phát biểu của ông Tập Cận Bình lần này không có ý mới, hơn nữa lại có ý đình trệ cải cách.

Trước đó, trong lúc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang hạ nhiệt, Mỹ vẫn luôn yêu cầu Bắc Kinh tiến hành “cải cách mang tính kết cấu”, trong đó có việc mở rộng tiếp cận thị trường, giải quyết vấn đề đánh cắp sở hữu trí tuệ, chấm dứt trợ cấp doanh nghiệp nhà nước và các ngành công nghệ then chốt.

Còn Bắc Kinh gần đây cũng biểu hiện cho thấy dường như đang thực hiện cam kết đã đưa ra tại “Hội nghị Trump – Tập”, dư luận từng đồn đoán, Trung Quốc có thể sẽ có nhiều biện pháp mở cửa hơn trong thời gian kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa, nhưng hiện nay đều đã thất vọng.

Ông Tra Kiến Quốc (Zha Jianguo), học giả độc lập tại Bắc Kinh cho rằng, đại hội này “nói một cách tổng thể là biểu đạt rõ ràng rằng hiện nay, chính quyền cần dựa vào hai kiên trì của Đặng Tiểu Bình: một là kiên trì cải cách mở cửa, một là kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản để tiếp tục tiến về phía trước.” 

Cải cách đã kết thúc?

Theo Đài CNBC (Mỹ) đưa tin, ông Tập Cận Bình chỉ tập trung nói về việc đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm thế nào để dẫn dắt quốc gia có được “thành công” về kinh tế, và nhấn mạnh quốc gia có quyền tiếp tục đi con đường của mình.

Về nội dung này, ông Ngô Cường – cựu giảng viên khoa Chính trị học thuộc Đại học Thanh Hoa cho biết, cải cách mở cửa có thể thành công, có thể tiến hành được là do một lý do rất quan trọng, từ năm 1979 có sự thay đổi điều kiện bên ngoài, tức là thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ, và Trung Quốc đầu tư vào phương Tây. 

Đối với cải cách kinh tế, Bloomberg News cho biết, phát biểu của ông Tập Cận Bình không nhắc tới chính sách kích thích kinh tế, hoặc hòa hoãn sự lo lắng của Mỹ, cũng không trực tiếp nhắc đến chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, ngược lại đó là nhắc lại việc ĐCSTQ lãnh đạo tất cả. Bản tin cho rằng, đối với việc quốc tế kêu gọi cải cách kinh tế Trung Quốc, ông Tập Cận Bình biểu đạt thái độ không chấp nhận.

Đài CNBC cũng nói, ngữ khí của ông Tập Cận Bình tương đối có tính kháng cự, hoặc có lẽ ông cần thể hiện cho người dân Trung Quốc thấy ông không sợ áp lực từ chiến tranh thương mại và thể hiện thái độ cứng rắn.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do (RFA), ông Ngô Cường cho biết, ông Tập Cận Bình không hề nhắc đến chữ nào về việc sẽ cải cách mở cửa như thế nào trong tương lai, chung quy lại chính là cải cách đã dừng lại. “Báo cáo hôm nay của ông Tập, trên thực tế là kết thúc cải cách mở cửa”. 

Phóng viên Ian Johnson của tờ New York Times trú tại Bắc Kinh nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng: “Thời kỳ cải cách đã dừng lại từ 10 năm trước rồi”. Từ thời điểm đó đến nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn củng cố, tập trung sức mạnh và tăng cường quyền lực quốc gia. Điều quan trọng là, đã nhiều năm chưa có cải cách kinh tế lớn và quan trọng nào.”

“Sóng to gió lớn” trong tương lai? 

Đoạn cuối bài phát biểu, ông Tập Cận Bình nói, “tương lai ắt sẽ đối mặt với thách thức này thách thức kia, thậm chí còn gặp sóng to gió lớn khó có thể tưởng tượng được.”

Tiến sĩ Kinh tế học Dương Thiệu Chính (Yang Shaozheng) chia sẻ với Đài RFA rằng, ông Tập Cận Bình có thể ý thức được hoàn cảnh chính trị hiện nay, ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.

Tuy nhiên, “Từ này về sau, Trung Quốc gặp phải sóng to gió lớn khó tưởng tượng được, chính là do ĐCSTQ tự tay tạo thành, một tay làm ra. Nguyên nhân có nhiều mặt, đầu tiên đó là kìm chế ngôn luận, người dân chỉ có ca tụng và ca ngợi quyền lợi của ĐCSTQ.”

Cựu giảng viên khoa Chính trị tại Đại học Thanh Hoa là ông Ngô Cường nói với Đài BBC rằng, ông Tập Cận Bình đã ý thức được, lợi ích từ chiến tranh lạnh và lợi ích toàn cầu hóa thời điểm cải cách mở cửa cách đây 40 năm đã không còn, hiện nay là tiếp cận đến cục diện rất khó khăn trong thời kỳ chiến tranh lạnh mới.

Môi trường bên ngoài của cải cách mở cửa của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi. Tháng 9 năm nay, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc trong bài phát biểu tại Viện Hudson, ông phê bình thẳng thắn chính sách thương mại không công bằng của Trung Quốc, sự xâm thực đối với kinh tế Mỹ, cũng như sự chèn ép tự do và tín ngưỡng đối với người dân Trung Quốc.

“Mỹ hy vọng sự tự do của Trung Quốc sẽ lan tỏa sang mọi lĩnh vực – không chỉ là kinh tế, mà còn là chính trị, hy vọng Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc chủ nghĩa tự do truyền thống, tôn trọng tài sản cá nhân, tự do cá nhân và tự do tôn giáo, tôn trọng nhân quyền. Nhưng điều này đã không thành hiện thực.” ông Pence nói.

Chiến tranh thương mại khiến kinh tế Trung Quốc gặp khó, không cải cách liệu còn đường thoát?

Chiến tranh thương mại bùng nổ đến hiện nay, đối với kinh tế Trung Quốc đã tạo ra ảnh hưởng với mức độ như thế nào? Ông Hướng Tùng Tộ – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, gần đây đã có bài phát biểu gây sốt trên mạng. 

Ông nói, GDP năm nay của Trung Quốc tăng trưởng thực tế là 1,67% thậm chí là âm dựa theo một bản báo cáo nội bộ của nhóm nghiên cứu của một cơ quan vô cùng quan trọng chỉ ra, còn Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc thì con số vẫn là 6,5%.

Ông Hướng Tùng Tộ cho rằng, tranh chấp thương mại Trung – Mỹ đã không còn là chiến tranh thương mại, không còn là chiến tranh kinh tế, mà là xung đột nghiêm trọng về giá trị quan giữa hai nước Trung – Mỹ. Quan hệ Trung Mỹ hiện đang đứng trước ngã tư đường, đối diện với khảo nghiệm mang tính lịch sử, đến nay “vẫn chưa tìm được biện pháp nào thực sự thỏa đáng”.

Ông nói, “Kinh tế Trung Quốc cần tăng trưởng một cách thực sự, liên tục và ổn định, để bước ra khỏi hoàn cảnh khó khăn hiện nay, cần phải thực hiện được 3 cải cách thực chất. Ba cải cách này chính là cải cách thuế, cải cách chính trị, cải cách quốc gia.”

Hiện tại, phát biểu này đã bị ngăn chặn. Theo tờ Apple Daily tại Hồng Kông đưa tin tối ngày 17/12, đoạn video ghi lại phát biểu của ông Hướng đã đột nhiên “biến mất”. Có người nói do nội dung phát biểu đã nói ra lời dối trá của ĐCSTQ, nên Bộ Tuyên truyền Trung Quốc đã nhanh chóng ngăn chặn và xóa bỏ.

Sau khi ông Tập Cận Bình kết thúc bài phát biểu, giới đầu tư tài chính dường như đã không còn tin tưởng vào ông nữa, trước khi ông Tập phát biểu, thị trường chứng khoán tại Đại lục và Hồng Kông đều tăng nhẹ. Nhưng sau khi ông Tập hoàn thành bài phát biểu, thị trường chứng khoán đều giảm. Một nhân sĩ trong lĩnh vực tài chính kinh tế cho rằng, ông Tập Cận Bình không hề đưa ra biện pháp cải cách cụ thể, để hóa giải nguy cơ của nền kinh tế hiện nay, điều này khiến cho thị trường chứng khoán cảm thấy thất vọng.

Trí Đạt

Xem thêm: