Truyền thông Hồng Kông chỉ ra, hiện tại, sách lược mà ông Tập Cận Bình ứng phó với chiến tranh thương mại vẫn là kéo dài và đợi cơ hội, muốn kéo dài đến sau khi kết thúc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ, xem xét mức độ ủng hộ ông Trump rồi mới quyết định đi như thế nào. Về phương diện đấu đá quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phải đợi đến Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 mới có thể thấy liệu ông Tập Cận Bình có trảm tướng hay không.

tập cận bìn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Chờ đợi cơ hội trong chiến tranh thương mại

Ngày 16/8, tờ Nhật báo Apple (Apple Daily) tại Hồng Kông đăng một bài bình luận chỉ ra, cuộc đấu đá quyền lực của ĐCSTQ sẽ động chạm đến những chuyển biến về nội chính và chính sách ngoại giao. Sau Hội nghị Bắc Đới Hà, ĐCSTQ không công bố thay đổi nhân sự cấp cao, nhưng điều này không đồng nghĩa rằng ông Tập Cận Bình cân bằng với đối thủ, càng không đồng nghĩa với việc chính sách nội chính và ngoại giao không có điều chỉnh.

Bài viết nói, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ dẫn đến cuộc đấu đá quyền lực ở cao tầng quyết liệt hơn, cơ quan tuyên truyền sẽ phải chịu trách nhiệm về sai lầm trong tuyên truyền “tự hào quá tổ quốc tôi”, Hội nghị Bắc Đới Hà vẫn duy trì quan điểm chiến tranh thương mại đối với Mỹ của ông Tập Cận Bình với “6 ổn định”. Đây là lặng lẽ đợi sự thay đổi tình thế của chính quyền ông Tập Cận Bình, họ tin rằng sau đợt bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới của Mỹ, ông Trump sẽ chịu áp lực lớn hơn nữa từ trong nước Mỹ từ đó mà giảm nhẹ tấn công Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại.

>>Ông Tập Cận Bình cho thấy tín hiệu gì khi đề cập đến “6 ổn định”?

Bình luận chỉ ra, kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ quyết định rằng kế sách chờ đợi thời cơ của ông Tập Cận Bình liệu có hiệu quả hay không, và có lẽ cũng quyết định kết cục cuộc đấu đá quyền lực của ĐCSTQ, quyết định ông Tập Cận Bình có cần phải “gạt lệ trảm tướng” tại Hội nghị toàn thể lần thứ 4 khóa 19 ĐCSTQ hay không. Thời gian diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ 4, cũng là vào thời gian trước hoặc sau kỳ bầu cử giữa kỳ của Mỹ và sẽ trở thành tiêu điểm của làn sóng tranh đấu chính trị.

Cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 của Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 6/11/2018, lần bầu cử này là kỳ bầu cử trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, và được coi là hướng đi cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, ngày 9/8, tờ Apple Daily cũng có đăng một bài bình luận của tác giả Phan Tiểu Đào cho biết, tuyên truyền ra bên ngoài về chiến tranh thương mại, rủi ro quản lý tài chính và tuyên truyền xây dựng đảng có thể là chủ đề của hội nghị lần này. Nhưng chính vì áp lực tranh đấu chính trị, ông Tập Cận Bình có thể không thực sự thảo luận về những vấn đề này mà sẽ giữ nguyên tình trạng cục thế rối loạn.

Bởi vì trong tình hình chính trị rối ren này mà thảo luận về chiến tranh thương mại, ít nhất sẽ khiến ông Tập Cận Bình nếm đủ những lời lạnh nhạt, thuốc giải cho cục thế kinh tế chính trị rối loạn của Trung Quốc nằm ở quyết sách ứng phó với chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, mặc dù Hội nghị Bắc Đới Hà sẽ không có nhận thức chung này, cục thế rối loạn cũng chỉ còn cách sẽ kéo dài tiếp tục. Có lẽ sẽ đợi đến Hội nghị toàn thể lần thứ 4 khóa 19 ĐCSTQ diễn ra vào mùa thu tới để thảo luận về chiến tranh thương mại, bởi vì người của phe ông Tập chiếm đa số trong các Ủy viên Trung ương, nên nghị trình có thể kiểm soát được và như vậy ông Tập Cận Bình mới yên tâm được một chút.

>>Báo Hồng Kông: Hội nghị Bắc Đới Hà chưa ổn định được tình hình rối loạn

Ai sẽ chịu trách nhiệm để xảy ra chiến tranh thương mại?

Từ khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ bùng nổ đến nay, tình hình chính trị kinh tế của Trung Quốc không được tốt cho lắm. Ngoài áp lực điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, gần đây các sàn cho vay trực tuyến P2P liên tiếp sụp đổ, khiến nhiều người đến Bắc Kinh biểu tình, v.v.

Bên cạnh hình thế tài chính, cấu xé trong nội bộ ĐCSTQ còn đáng sợ hơn. Chiến tranh thương mại đã phơi bày nhiều vấn đề bị che giấu, phá vỡ giả tượng về đoàn kết nhất trí trọng nội bộ đảng.

Cố vấn của ông Tập Cận Bình, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân, cùng với Phó thủ tướng Hàn Chính cùng quản lý Bộ Tài chính. Cục trưởng Cục nghiên cứu Ngân hàng Nhân dân có xuất bản một bài viết nói, chính sách tài chính tích cực của Trung Quốc không phải là “tích cực thật”, là “chò trơi lưu manh”, “Bộ Tài chính đem rủi ro tài chính đẩy cho các cơ quan tài chính”, “độ minh bạch tài chính của Trung Quốc rất không đủ, thông tin được tiết lộ cẩu thả, thiếu sự giám sát đôn đốc của công chúng”, v.v. Còn quan chức Bộ Tài chính lại xuất bản một bài viết trên kênh truyền thông tài chính, ngược lại chỉ địa vị quốc tế của đồng Nhân dân tệ đứng phía sau địa vị quốc tế của kinh tế Trung Quốc, tư duy quyết sách vẫn thuộc về đặc trưng của ngân hàng Trung ương của nước nhỏ.

Trong ngày 6/7, khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến thuế quan, có nhiều quan chức Trung Quốc giấu tên đã lên tiếng về chiến tranh thương mại trong cuộc phỏng vấn của truyền thông Hồng Kông. Họ đều đẩy trách nhiệm để xảy ra chiến tranh thương mại về phía nội bộ ĐCSTQ và truyền thông của Đảng, cho rằng trong cao tầng của đảng đã có người giải thích lệch lạc ý của Trung ương mà đứng đầu là ông Tập do đó đưa ra phán đoán sai lầm và chỉ lệnh về tuyên truyền, họ nhấn mạnh những người này mới thực sự là kẻ địch của ĐCSTQ.

Ngày 8/9, Hãng tin Reuter dẫn nguồn tin cho biết, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ ngày càng nóng lên đúng là đã khiến cho nội bộ ĐCSTQ xuất hiện vết nứt. Nguồn tin tiết lộ, những chỉ trích trong đảng rất có thể chĩa mũi nhọn vào trợ thủ của ông Tập Cận Bình, tức người nắm về hình ý thức hình thái kiêm Thường ủy Bộ Chính trị Vương Hỗ Ninh. Người tiết lộ thông tin cho biết, Vương Hỗ Ninh đã bị ông Tập Cận Bình truy trách nhiệm về xây dựng hình tượng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc quá mức, chỉ có thể khiến Mỹ tức giận. Ông Vương Hỗ Ninh gặp phiền phức vì tuyên truyền không đúng và tâng bốc quốc gia quá mức.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, ông Vương Hỗ Ninh lại vắng mặt trong trong đoàn đi thăm hỏi các chuyên gia, điều này càng làm dấy lên đồn đoán về quyền lực của ông Vương Hỗ Ninh đã bị thu hồi.

Điều kỳ lạ nhất là sự biểu đạt thái độ của ông Vương Kỳ Sơn. Tháng 7, ông Vương đã lần lượt tiếp kiến Thị trưởng Chicago (Mỹ) Emmanuel và Chủ tịch Tesla Elon Musk, ông Vương đã phủ nhận bản thân là “người xử lý chính trong quan hệ Trung – Mỹ”, nói mình là công việc của Phó chủ tịch nước, là ông Tập Cận Bình bảo ông làm gì thì làm đó. Bài bình luận của Phan Tiểu Đào cho rằng, phát biểu của ông Vương Kỳ Sơn chẳng phải là thoái phủi sạch liên hệ giữa mình và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ sao? Xem ra, chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã trở thành “nỗi oan” mà không ai muốn nhận.

Tuyên truyền có thay đổi sau Hội nghị Bắc Đới Hà?

Sau Hội nghị Bắc Đới Hà, hướng đi của cao tầng ĐCSTQ bao gồm cả địa vị của ông Tập Cận Bình có bị lay động hay không, chính quyền có điều chỉnh giọng điệu tuyên truyền hay không cũng thu sẽ thu hút được sự chú ý.

Mấy ngày gần đây, hai tờ báo lớn của Mỹ là New York Times và The Wall Street Journal (WSJ) đều chú ý đến địa vị của ông Tập Cận Bình liệu có bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại hay không. Bài viết trên trang trên New York Times có tiêu đề “Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có đe dọa đến sự thống trị của ông Tập Cận Bình?” (Trump’s Trade War Is Rattling China’s Leaders) đã chỉ trực tiếp thủ đoạn chính trị của kẻ mạnh như ông Tập Cận Bình có thể sẽ ngăn cản một cách có hiệu quả việc chế định chính sách. Còn bài bình luận trên WSJ có tiêu đề “Ông Tập Cận Bình còn có quyền quyết định?”(Does The Buck Still Stop With Xi Jinping), bài bình luận này cho rằng hiện tại những người phải đối ông Tập Cận Bình lại thể hiện ra càng tự tin hơn.

Về phương hướng tuyên truyền của ĐCSTQ, ngày 13/8, trên mạng internet có lan truyền một bài viết nói về mô thức tuyên truyền của ĐCSTQ có chuyển biến, bài viết có tiêu đề “Mô thức tuyên truyền chính trị của Bắc Kinh đã có thay đổi, có lẽ sẽ nhắm thẳng vào điểm yếu bất đồng chính kiến đối với Trung Quốc”. Có một nhân vật bí ẩn vai vế rất cao là người thuyết giảng chính trong một buổi tọa đàm nội bộ của giới truyền thông nhà nước đã mạnh mẽ chỉ trích sách lược tuyên truyền sai lầm của cơ quan ngôn luận tối cao của ĐCSTQ và cơ quan tuyên truyền, thậm chí chất vấn truyền thông “các vị đều trở lên nghễnh ngãng hay sao?” Có phân tích nói, lời nói của người này đại diện cho thái độ chân thực của ông Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, đáng chú ý là, cùng thời điểm đó, tờ Nhân dân Nhật báo liên tiếp đăng bài viết nặng ký, lời lẽ nghiêm khắc đả kích rằng có người đem trách nhiệm để xảy ra chiến tranh thương mại quy về ý thức hình thái của Trung Quốc, và Trung Quốc “quá tự tin và cao giọng” trong chiến lược của mình. Trang web của nhà quan sát có bối cảnh liên quan đến chính quyền có đăng một bài viết dài, chủ biên Lưu Á Đông của Nhật báo Khoa học Công nghệ suy nghĩ lại về việc khoác lác tự đại, một lần nữa cầm lên cái logic “tự hào quá tổ quốc tôi”, quả quyết thiếu tự tin mới là gốc rễ của suy bại.

Trải qua 1 tháng thấp giọng để suy xét lại, xu hướng của truyền thông nhà nước lại tiếp tục tự tin cao độ, dẫn đến nhiều đồn đoán về việc liệu có phải quan trường trải qua “tranh đấu chính trị tháng Bảy” lại xuất hiện biến động lớn.

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời của Hồ Bình – Tổng biên tập tờ “Mùa Xuân Bắc Kinh” cho biết, Nhân dân Nhật báo có 2 nhóm bài viết có quan điểm khác nhau, cùng là một cơ quan truyền thông của ĐCSTQ nhưng lại có quan điểm khác nhau như vậy đúng là khiến người ta thấy lạ. Thậm chí, cùng một người trong thời gian ngắn lại phát biểu quan điểm khác nhau. Ví dụ như ông Trịnh Vĩnh Niên – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học quốc lập Singapore đã nói về chiến tranh thương mại Trung – Mỹ trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 22/5, ông nói, truyền thông Trung Quốc phụ trách tuyên truyền là kẻ đầu têu thói xấu; kế hoạch “Made in China 2025” chẳng qua chỉ là kế hoạch phát triển của Trung Quốc, tương tự như kế hoạch này thì ở các nước Đông Á cũng có, chỉ là truyền thông Trung Quốc mạnh miệng nói Trung Quốc muốn vượt qua Mỹ; thực ra ông Tập Cận Bình đã nói không xuất khẩu ra cũng không nhập khẩu vào, “Một vành đai, Một con đường” cũng chỉ là đề xướng. Điều bất hạnh là, những điều này bị truyền thông Trung Quốc nói thành Trung Quốc muốn lãnh đạo thế giới, đây mới là điều dẫn đến chiến tranh thương mại.

Ngày 10/8, ông Trịnh Vĩnh Niên lại nói trên Đài truyền hình Phượng Hoàng, tại sao Mỹ lại tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc? Sự cải cách mở cửa của Trung Quốc, đầu tư ở châu Á, còn có vận mệnh chung của nhân loại, đều khiến Mỹ sợ Trung Quốc sửa lại và chế định lại mới trật tự quốc tế; Trung Quốc của năm nay có năng lực đấu với Mỹ; trong lịch sử, địa vị của nước lớn chưa bao giờ là do người khác ban cho, mà là thông qua đấu tranh để có được.

Hồ Bình cho rằng, chúng ta nhìn thấy, cùng một người mà lập trường có thể nhanh chóng thay đổi đến trái ngược như thế. Ông cho rằng, hiện tại tuyên truyền khoác lác của truyền thông Trung Quốc, nói Mỹ sợ Trung Quốc lớn mạnh nên muốn kiềm chế, cho đến “tự hào quá tổ quốc tôi”, phương hướng lớn như thế này đều biến thành chính xác. Nếu ngôn luận bị cho là làm tăng chí khí của kẻ khác, diệt uy phong chính mình thì dùng đúng cũng thành sai. Ngược lại, kết luận của những người như ông Hồ An Cương rõ ràng là sai thì cũng thành đúng, bởi vì phương hướng của ông đã đón đầu được khẩu vị của ĐCSTQ. Bài viết trên Nhân dân Nhật báo chưa thể hoàn toàn thể hiện ra hiện trạng của Trung Quốc, phát biểu của ông Lưu Á Đông có không ít người trong đảng ủng hộ, mâu thuẫn này khó mà giải quyết được.

Trí Đạt

Xem thêm: