Có nhận định cho rằng thời gian gần đây, “song mã” của Trung Quốc là Mã Vân (Jack Ma) của Alibaba và Mã Hóa Đằng (Ma Huateng) của Tencent bị xử lý vì liên quan đến việc ông Tập Cận Bình thanh trừng phe cánh đối lập để mở đường tái nhiệm năm 2022.

Ma Van ma Hoa Dang
Mã Vân (trái – Ảnh: UNclimatechange từ Bonn, Đức/ Wikimedia) và Mã Hóa Đằng (Ảnh: TechCrunch/ Wikimedia)

Ngay trước khi Ant Group chuẩn bị chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình bất ngờ ra lệnh cho ngừng hoạt động. Động thái này đã gây kinh động giới tài chính quốc tế. Gần đây giới truyền thông bên ngoài Đại Lục tiết lộ rằng đằng sau vụ thanh trừng liên hoàn của ĐCSTQ nhắm vào Mã Vân, người sáng lập Alibaba và Ant Group, là có liên quan đến vấn đề tham gia cổ phần của gia đình cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Trong diễn biến tương tự, đại gia công nghệ Trung Quốc khác là Mã Hóa Đằng của Tencent cũng bị xử lý. Theo đó, có thông tin cho rằng Phó chủ tịch Trương Phong (Zhang Feng) của Tencent bị bắt vì tình nghi làm rò rỉ bí mật cho cựu Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân. Đằng sau vụ việc “song Mã” này, ông Trình Tường (Cheng Xiang) nhà bình luận thời sự và chuyên gia cấp cao về Trung Quốc, cho rằng có liên quan đến việc ông Tập Cận Bình duy trì quyền lực tại Đại hội 20 ĐCSTQ vào năm tới, theo đó ông Tập đang tập trung “làm trong sạch” hai thế lực liên quan gia đình họ Giang và phe công an.

Những tín hiệu đã sớm xuất hiện! Đầu tháng 2/2021, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ca ngợi các doanh nhân đương đại nhưng không có Mã Vân, khiến giới quan sát cảnh báo về điều không hay của Alibaba. Ngày 17/2, tờ WSJ (Wall Street Journal) của Mỹ đã tiết lộ lý do khiến Tập Cận Bình phải đích thân rút giấy phép hoạt động niêm yết của Ant Group tại Thượng Hải và Hồng Kông: cháu trai của Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành và con rể của Giả Khánh Lâm là Lý Bách Thảo đã bí mật đầu tư vào Ant Group.

Alibaba và Ant Group liên quan đến thế lực nhà họ Giang?

Theo phân tích của nhà bình luận Trình Tường trên các nền tảng trực tuyến, cái gọi là “khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng” của Mã Vân trên thực tế nhiều người đều biết đó chẳng qua là “rửa tiền”, phải có chống lưng từ giới quan chức tham nhũng chính sách của ĐCSTQ, và thậm chí trực tiếp tham gia vào Alibaba và Ant Group để cùng trục lợi. Trước đây thương nhân Quách Văn Quý (trốn sang Mỹ) cũng tiết lộ rằng sau lưng Mã Vân là “thế lực hùng hậu” con cháu của một số chóp bu nhà cầm quyền Bắc Kinh, đặc biệt là “làm sạch tiền” cho gia đình cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Lần này tờ WSJ nêu đích danh cháu nội Giang Trạch Dân và con rể của Giả Khánh Lâm thì cũng không phải là điều gì đặc biệt mới. Vì sao ông Tập Cận Bình lại làm như vậy?

Nhà bình luận này cho rằng sự kiện liên quan đến kế hoạch của ông Tập Cận Bình giữ quyền lực tại Đại hội 20 ĐCSTQ vào năm 2022, cần “dọn dẹp” tất cả các lực lượng có thể cản trở việc tái nhiệm của ông Tập, đặc biệt “dây rợ” của cựu lãnh đạo  Giang Trạch Dân.

Vào việc Ant Group bị đình chỉ IPO tại Hồng Kông, chuyên gia Trình Tường chỉ ra rằng không có nơi nào trên thế giới có thể sánh được với Hồng Kông về vấn đề tẩu tán tài sản của giới quyền quý ĐCSTQ, thông qua con đường chuyển đổi tiền tệ tại Hồng Kông mới có thể chuyển sang các nước khác trên thế giới; có đến 70% đến 80% số tiền đi qua Hồng Kông sau đó được gửi ra nước ngoài.

Ông cho biết Hồng Kông đã đóng vai trò này trong nhiều thập kỷ kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, nếu ông Tập thúc đẩy kiểm soát đối với Hồng Kông sẽ khiến thế hệ con cháu quan tham ĐCSTQ và bản thân chúng bị mất địa bàn thuận thuận tiện để tẩu tán tài sản, khó tránh làm chúng tức giận. Chính thế lực đó công khai thách thức các chính sách và địa vị quyền lực của Tập Cận Bình, vì nhiều chính sách của ông ta, bao gồm cả những chính sách đối với Hồng Kông, trực tiếp làm tổn hại đến lợi ích của chúng.

Tencent liên quan đến phe “cán dao” hay số liệu dịch bệnh?

Mặt khác, ngày 12/2, WSJ cũng tiết lộ một lãnh đạo cấp cao của Tencent (gã khổng lồ công nghệ khác của Trung Quốc), ông Trương Phong đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ. Ông này bị nghi ngờ cung cấp dữ liệu WeChat cho ông Tôn Lực Quân, cựu thứ trưởng của Bộ Công an Trung Quốc. Hiện nay, ông Tôn Lực Quân cũng đang bị điều tra.

Nhưng theo nhà bình luận Trình Tường, ông Tập đã kiểm soát được phe “báng súng” (quân sự), hiện đang tập trung ứng phó đối với thế lực chống đối tiềm tàng trong phe “cán dao” (hệ thống công an), điều này có thể thấy rõ trong hai năm qua liên tục thanh trừng các lãnh đạo cấp cao của hệ thống công an, nhưng ông Tập vẫn chưa thực sự yên tâm. “Do đó, về mặt chính trị, một mặt là thanh trừng lực lượng nhà họ Giang, đồng thời cũng ứng phó thế lực ‘cán dao’. Tôi nghĩ mục tiêu là vì để tái nhiệm cho nhiệm kỳ thứ ba tại Đại hội 20 ĐCSTQ vào năm sau,” ông cho hay.

Về vấn đề “song Mã” là Mã Vân và Mã Hóa Đằng lần lượt lâm nạn, ông Trình Tường cho biết thực ra cách đây hai năm, ông thương nhân Quách Văn Quý đã dự đoán rằng sớm muộn thì chuyện như vậy cũng xảy ra với họ và Vương Kiến (Wang Jian, đã thiệt mạng ở Pháp), vì ông Quách Văn Quý biết được rằng những người này có quan hệ sâu trong giới quyền lực của ĐCSTQ, khi thời thế thay đổi sẽ bị những người thuộc phe khác thanh trừng.

Ngoài ra, trong việc Tencent bị xử lý, có thông tin cho rằng vì Tencent đã rò rỉ dữ liệu cho cựu Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân. Trong khi có tin đồn rộng rãi trong công chúng cho rằng lý do thực sự khiến Tôn Lực Quân “ngã ngựa” là mang bí mật bằng chứng virus viêm phổi Vũ Hán giao cho vợ ông ta ở Úc nhưng đã bị cơ quan chức năng Úc thu được, điều này giải thích việc Úc là nước đi đầu theo đuổi truy cứu ĐCSTQ về nguồn gốc virus.

Ông Trình Tường nghi vấn: Việc xử lý Tencent có liên quan đến nguyên nhân rò rỉ dữ liệu, cuối cùng là vì cung cấp cho Tôn Lực Quân, hay vì Tencent tự ý công bố dữ liệu thực về dịch bệnh trên trang thông tin của họ? Nhìn lại trận dịch hoành hành ở Trung Quốc vào năm 2019, ông Trình Tường quan sát thấy rằng số ca nhiễm và tử vong được Tencent ba lần công bố trên trang của họ cao gấp 10 lần con số chính thức của cơ quan chức năng ĐCSTQ. Sau đó, Tencent xin lỗi và cho rằng đó là lỗi nội bộ rồi cập nhật số liệu theo cơ quan chức năng ĐCSTQ, nhưng tình trạng tương tự đã xảy ra ba lần. “Bây giờ nhìn lại, phải chăng Tencent đã tự ý công bố các số liệu khi chưa được phép?” Nhưng dù là Tencent tự ý công bố hay chuyển dữ liệu cho ông Tôn Lực Quân thì cũng đều là hành vi gây tác động đến cơ quan chức năng ĐCSTQ trong ý đồ che giấu dịch bệnh. Hãy chờ xem liệu tình hình của Tencent sẽ tiến triển như thế nào!

Hà Giai Tuệ, Vision Times

Xem thêm: