Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Đại Lục đã tuyên truyền rầm rộ về “Cuộc chiến chống Mỹ viện Triều”. Tuy nhiên, người dân Đại Lục dường như không mặn mà với những tuyên truyền chống Mỹ của nhà cầm quyền. Việc người dân làm ngơ trước những tuyên truyền chống Mỹ của nhà cầm quyền không phải là hiếm.

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Ý ngày 23/3/2019. (Ảnh: Alessia Pierdomenico / Shutterstock)
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Alessia Pierdomenico / Shutterstock).

Kể từ tuần trước, nhiều kênh truyền thông nhà nước Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm Đài truyền hình Trung ương CCTV và Truyền hình vệ tinh Bắc Kinh, đã phát sóng bộ phim tài liệu quy mô lớn “Chống Mỹ viện Triều”. Ngày 23/10, các quan chức Đại Lục đã tổ chức một cuộc họp kỷ niệm khác nhân kỷ niệm 70 năm, được gọi là “Chống Mỹ viện Triều” (hay còn gọi là Chiến tranh Triều Tiên).

Tại cuộc họp, ông Tập Cận Bình cảnh báo rằng Chiến tranh Triều Tiên đã phá vỡ huyền thoại về sự bất khả chiến bại của quân đội Hoa Kỳ và ngấm ngầm chỉ trích Hoa Kỳ “chắc chắn sẽ đổ máu”. Ông Tập Cận Bình còn nói: “Người Trung Quốc bây giờ đã có tổ chức, không thể động đến. Nếu muốn động đến cũng rất khó khăn.” Những lời lẽ giang hồ này đã bị ngoại giới chỉ trích là một cuộc nói chuyện cứng rắn nhất đối với Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc tối cao suốt 40 năm qua.

Các quan chức Trung Quốc cao giọng chống Mỹ, nhưng người dân Trung Quốc lại chào đón Mỹ hoặc tranh cướp các sản phẩm của Mỹ.

Cùng ngày, khi ĐCSTQ tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm “Chống Mỹ viện Triều”, thì Apple iPhone 12 và iPhone 12 Pro chính thức được bày bán tại Trung Quốc. Điều này đã làm dấy lên làn sóng tranh mua tranh bán ‘điên cuồng’ tại đây.

Embed from Getty Images

Ngày 23/10, mọi người xếp hàng dài bên ngoài cửa hàng Apple ở Thượng Hải (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)

Kênh truyền thông Đại Lục cho biết, khoảng 7h30 sáng, nhiều người hâm mộ Apple đã xếp hàng bên ngoài cửa hàng Apple ở Thượng Hải. Điều này trái ngược hẳn với cảnh vắng vẻ nơi bán sản phẩm mới của Apple trong những năm gần đây. Vì hầu hết các đơn đặt hàng đều được đặt qua Internet. Một số cư dân mạng đã đến cửa hàng Apple lúc 4h30 sáng để chờ nhận máy mới. Một fan hâm mộ của Apple cho biết, nếu mua online, chỉ cần đặt đơn hàng trễ một giây, thì thời gian giao hàng sẽ bị chậm lại, đến cửa hàng offline sẽ chắc chắn nhận được máy mới trong ngày đầu tiên.

Cảnh tượng tương tự cũng xuất hiện tại cửa hàng Apple ở Bắc Kinh. Trước 8h sáng ngày 23/10, mọi người đã bắt đầu xếp hàng từ lối vào của cửa hàng bán lẻ Sanlitun của Apple. Một số người cho biết, do số lượng iPhone 12 rất hữu hạn, hạn ngạch giao ngay trong ngày đầu tiên mở bán tại Sanlitun đã hết sạch, chỉ sau chưa đầy nửa giờ. Ngay cả khi hết hàng, một lượng lớn khách hàng vẫn đến cửa hàng hàng đầu của Apple ở Sanlitun, Bắc Kinh để thử vận ​​may vào buổi chiều và xếp hàng bên ngoài.

Trên thực tế, hiện tượng người dân làm ngơ trước những tuyên truyền chống Mỹ của nhà cầm quyền xảy ra thường xuyên ở Trung Quốc. Vào giữa tháng này, TOEFL cũng chính thức mở đợt đăng ký thi đầu tiên của năm 2021. Tổng cộng có 53 ngày thi được mở trong cả năm. Trước sự ngạc nhiên của thế giới bên ngoài, chỉ 5 phút sau khi mở cửa các địa điểm thi, hạn mức tại khu vực thi Bắc Kinh và Thượng Hải đều bị cướp sạch từ tháng 1 đến tháng 8. Một số kênh truyền thông mô tả mức độ tranh cướp mạnh mẽ không thua gì so với việc “Các mẹ Trung Quốc đổ xô đi tìm vàng năm 2003”.

Các giáo viên luyện thi TOEFL khẳng định, hiện tượng “Hạn mức thi ở Miền bắc bị cướp sạch trong vòng 5 phút” không phổ biến như những năm trước. Nhiều cư dân mạng thở dài sau khi đọc bài: “Mặc dù truyền thông trong nước đã mô tả Mỹ là thân tàn ma dại, vậy mà chỉ trong 5 phút hạn mức thi TOEFL (để đi Mỹ học) vẫn bị cướp sạch”, “Xuất tâm như tên bắn”, “Chạy cũng không kịp” …

Đoan Mộc San

VIDEO: KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ THÁI ĐỘ TRUNG LẬP GIỮA THIỆN VÀ ÁC

Xem thêm: