Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức hội nghị nghiên cứu kế hoạch kinh tế “5 năm lần thứ 14”. Tại hội nghị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh làm tốt phương án ứng phó với rủi ro “thiên nga đen” và “tê giác xám”. Mặc dù số liệu kinh tế chính thức cho thấy kinh tế tăng trưởng tốt, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh trong đó có “mờ ám”.

p2771931a807513931
Ông Tập Cận Bình (Nguồn: Chụp màn hình video).

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin hôm 29/1, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành buổi học tập tập thể lần thứ 27 về nhiệm vụ phát triển trọng điểm trong thời kỳ “5 năm lần thứ 14”. Ông Tập Cận Bình cho biết, cần phối hợp kiểm soát phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội. 

Ông Tập Cận Bình nói, cần phối hợp phát triển và an ninh, khéo về dự kiến và dự trù các rủi ro thách thức, làm tốt phương án ứng phó với các sự kiện “thiên nga đen” và “tê giác xám”, không ngừng tăng cường tính an toàn của phát triển. 

Sự kiện “thiên nga đen” và sự kiện “tê giác xám” của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ lần lượt xuất hiện.

Ngày 29/1, Tập đoàn Hải Hàng (HNA Group) công bố báo cáo cho biết, nhận được thông báo của tòa án, chủ nợ yêu cầu phá sản và tổ chức lại đối với HNA. Chuyên gia chỉ ra rằng, sự phá sản của HNA là một trường hợp liên quan đến số tiền lớn nhất từ năm 1949 đến nay, tình hình xử lý vẫn vô cùng phức tạp.

Vấn đề nợ nần của HNA Group rất lớn, không ai biết về thực hư tài sản, công nợ, ngay cả số liệu trong báo cáo hợp nhất của tập đoàn cũng không được ghi nhận nên không ai dám tùy tiện đảm nhận.

Năm nay là năm mở đầu của cái gọi là “5 năm lần thứ 14”, cũng là 100 năm ĐCSTQ thành lập, chính quyền Bắc Kinh đặc biệt chú ý đến kinh tế. Theo số liệu mà Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố tuần trước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm ngoái của Trung Quốc vượt 101 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng trưởng 2,3% so với năm trước.

Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo của Tổ chức nghiên cứu kinh tế chính trị Thiên Quân chỉ ra, trong tình huống môi trường bên ngoài ngày càng bất lợi cho nội bộ Trung Nam Hải, tầng quyết sách cao nhất cũng vắt óc suy nghĩ sách lược ứng phó. Năm 2020 họ đã đạt được đồng thuận, và đề xuất biện pháp ứng phó như cái gọi là kinh tế nội tuần hoàn. Tuy nhiên, tình hình thực thế không hề tốt. 

Taiwan News đưa tin, sở dĩ kinh tế Trung Quốc có sự tăng trưởng 2,3%, nguyên nhân chủ yếu là cơ quan thống kê của Trung Quốc đã âm thầm hạ thấp số liệu kinh tế năm 2019, từ đó hạ thấp cơ sở tham chiếu số liệu kinh tế năm 2020. Ví dụ, số liệu đầu tư cố định năm 2019 bị điều chỉnh xuống 4,7 nghìn tỉ nhân dân tệ; tổng doanh số bán lẻ năm 2019 cũng bị giảm xuống.

Nếu không phải là điều chỉnh hạ thấp những số liệu này, thực tế tài sản đầu tư cố định của Trung Quốc không những không tăng trưởng, mà còn thu hẹp lại 5,9%, số liệu tổng doanh số bán lẻ cũng sẽ không xuất hiện hiện tượng tăng trưởng mạnh mẽ từ tháng 8 năm ngoái. Chiểu theo số liệu chưa được điều chỉnh hạ thấp để tính, tổng doanh số bán lẻ thực tế của Trung Quốc giảm 4,8%, đạt khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Theo Đài Á Châu Tự Do đưa tin, bà Vương Thụy Cầm, từng là chủ doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, nói thẳng rằng số liệu của chính quyền không chân thực. “Trong báo cáo của Cục Thống kê quốc gia nhắc đến mức tiêu thu bình quân đầu người toàn quốc trong cả năm thực tế giảm 4%. Họ nói là 4%, nhưng thực tế là vượt xa con số đó rất nhiều. Trong vòng tròn doanh nghiệp tư nhân tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, chúng tôi đều có cảm cảm thụ của bản thân, thực tế kinh tế đang xuống dốc, làm sao có thể xuất hiện tăng trưởng 2,3% được chứ?”

Bà Vương Thụy Cầm nhận thấy rằng, cùng lúc với gia tăng xuất khẩu, thì nhập khẩu năm ngoái của Trung Quốc lại giảm, “nhập khẩu của Trung Quốc giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy rõ tiêu dùng xã hội không thông thuận.”

Ngoài ra, theo Nam Hoa Tảo Báo tại Hồng Kông đưa tin, gần đây, trong một hội nghị nghiên cứu thảo luận qua truyền hình, ông Chu Thiên Dũng – giáo sư Trường đảng Trung ương ĐCSTQ, đã nói rằng, không thể coi cái gọi là tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn là ưu thế trong tương lai, khi kinh tế trở về trạng thái bình thường, thì mô hình nhà nước kiểm soát này chưa chắc đã là ưu thế.

Ông Chu Thiên Dũng chủ yếu lo lắng rằng trong thời gian dịch bệnh, có không ít chính quyền địa phương đã hình thành phương thức tư duy quản lý kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động kinh tế, và sẽ tiếp tục phương thức tuy duy này trong quá trình chế định chính sách, bóp nghẹt sức sống nền kinh tế. Hơn nữa đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi loại chính sách kiểm soát trong đại dịch này là các loại kinh tế tư nhân khác nhau. 

“Thiên nga đen” và “tê giác xám”

Sự kiện “thiên nga đen” (Black swan event) là chỉ sự kiện rất khó dự đoán, hơn nữa lại rất không bình thường. Thông thường sẽ dẫn đến chuỗi phản ứng tiêu cực của thị trường, thậm chí là sụp đổ. Thông thường mà nói, sự kiện “thiên nga đen” là chỉ sự kiện thỏa mãn 3 đặc điểm: nó có tính bất ngờ; nó tạo ra ảnh hưởng to lớn; mặc dù nó có tính bất ngờ, nhưng sau khi sự việc xảy ra, người ta sẽ biên tạo lý do cho nó, hoặc ít hoặc nhiều cho rằng nó có thể giải thích và có thể dự đoán được. 

Cái gọi là “tê giác xám” là khái niệm bổ sung cho sự kiện “thiên nga đen”. Cách ví von “tê giác xám” này có nguồn gốc từ cuốn sách “Tê giác xám: Làm thế nào để nhận biết và hành động với những hiểm nguy rõ ràng mà chúng ta đã bỏ qua” (The Gray Rhino: How to Recognize and Act on the Obvious Dangers We Ignore) của tác giả  Michele Wucker. Ông  Michele Wucker cho rằng sự kiện xác suất nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn được ví von tương tự như “thiên nga đen”, còn “tê giác xám” có thể ví von như nguy cơ tiềm tại có xác suất lớn và ảnh hưởng lớn. 

Tân Hà, Vision Times

Xem thêm: