Gần đây, hệ thống ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trải qua những điều chỉnh lớn về nhân sự cấp cao. Sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Tần Cương, thành người kế nhiệm ông Vương Nghị làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Vương Nghị sẽ thay thế ông Dương Khiết Trì trở thành Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ.

NcgUTjxAMDw HD
(Ảnh: Shutterstock)

Ngày 1/1 vừa qua, trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng bài viết của ông Vương Nghị trên tạp chí “Cầu Thị” số đầu tiên năm 2023 với danh nghĩa Ủy viên Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự (gọi tắt là Ủy ban Đối ngoại) Trung ương ĐCSTQ. Điều này cho thấy ông Vương Nghị đã tiếp quản chức vụ từ người tiền nhiệm Dương Khiết Trì, trở thành nhà lãnh đạo quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao và an ninh quốc gia của Trung ương ĐCSTQ.

Trong bài đăng mới nhất, ông tuyên bố rằng mặt trận ngoại giao sẽ tích cực mở rộng quan hệ đối tác toàn cầu bình đẳng, cởi mở và hợp tác, làm sâu sắc thêm lòng tin chiến lược và hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và Nga, đồng thời củng cố mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Thực hiện nhận thức chung mà nguyên thủ 2 nước Trung Quốc và Mỹ đã đạt được, nghiên cứu thảo luận xác lập các nguyên tắc chỉ đạo cho quan hệ Mỹ – Trung, đồng thời điều chỉnh hướng đi; bài viết cũng chỉ ra rằng Đài Loan là một lằn ranh đỏ không thể vượt qua trong quan hệ Trung – Mỹ.

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, cùng với việc ông Vương Nghị và ông Tần Cương lần lượt đảm nhận các vị trí mới trong lĩnh vực ngoại giao của ĐCSTQ, những lời lẽ hiếu chiến của họ vẫn chưa được kiềm chế, tương lai của đường lối ngoại giao của ĐCSTQ có thể bước vào thời kỳ ‘chiến lang 2.0’.

Ông Vương Nghị năm nay 69 tuổi, đã làm Ngoại trưởng được 10 năm, vốn đã đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng tại Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông đã được “phá cách” đề bạt làm Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ tại Nhật Bản và Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện.

Truyền thông của ĐCSTQ đưa tin rằng vào ngày 30/12/2022, ông Tần Cương, Đại sứ tại Mỹ, sẽ kế nhiệm ông Vương Nghị làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao. 

Tan Cuong
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Tần Cương được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 30/12. (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Tần Cương (56 tuổi) từng là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh. Tháng 7/2021, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ. Tháng 10/2022, ông trở thành ủy viên Trung ương ĐCSTQ, khi đó ông được coi là một ứng cử viên nóng thay thế ông Vương Nghị giữ chức ngoại trưởng.

Theo thông lệ của ĐCSTQ, ông Tần Cương sẽ chọn làm Bộ trưởng Ngoại giao tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) của ĐCSTQ vào tháng 3/2023. Việc ông được bổ nhiệm sớm một cách hiếm thấy đã làm dấy lên sự chú ý của dư luận.

Trước Đại hội đại 20 của ĐCSTQ, cuộc cạnh tranh quyền lực trong hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ chủ yếu xoay quanh hai vị trí: Thứ nhất là vị trí Chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự Trung ương ĐCSTQ; thứ hai là vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Cả hai vị trí này hiện cũng đã được xác định. Được biết, Văn phòng Ngoại sự Trung ương ĐCSTQ do ĐCSTQ quản lý, người đứng đầu trực tiếp của nó là Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương. Bộ Ngoại giao là một cơ quan của Quốc vụ viện và là một cơ quan chính phủ. Ủy ban Đối ngoại Trung ương đại diện cho đảng và Bộ Ngoại giao đại diện cho chính phủ.

Cùng với việc ông Vương Nghị và ông Tần Cương đảm nhận chức vụ mới, dư luận nhìn chung cho rằng họ rõ ràng đã chiếm được lòng tin của ông Tập Cận Bình.

Theo Wall Street Journal, ông Tần Cương và ông Vương Nghị là những nhân vật đại diện cho chính sách ngoại giao cường quyền do ông Tập Cận Bình chủ trương, với tầm nhìn là không thỏa hiệp, thách thức đối với vị thế toàn cầu của Mỹ. Cả hai đều được thăng chức tại Đại hội 20 của ĐCSTQ.

Ông Vương Duy Chính (Wang Weizheng), hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học thuộc Đại học Adelphi và là giáo sư khoa học chính trị, cho rằng ông Tần Cương sẽ rất tuân theo tư tưởng ngoại giao của ông Tập Cận Bình, tức là tuân theo “đường lối ngoại giao của nước lớn”. “Sở dĩ ông Tập Cận Bình thăng chức cho ông Tần Cương, rõ ràng là vì Tập có sự tin tưởng và kỳ vọng vào ông ấy.”

Theo cái gọi là quy định nội bộ “7 lên 8 xuống” của ĐCSTQ, ông Vương Nghị (69 tuổi), sẽ về hưu cùng với ông Dương Khiết Trì. Sở dĩ ông tiếp tục được thăng chức, ngoại giới cho rằng nguyên nhân là do ông Vương Nghị giỏi nịnh, luồn cúi, có thể đoán được “ý của bề trên“. Ngay từ tháng 7/2022, ông Vương Nghị đã tâng bốc tư tưởng ngoại giao của ông Tập Cận Bình tại “Hội nghị chuyên đề Nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình”.

Ông Vương Nghị nói: “Thời đại vĩ đại tất yếu sinh ra tư tưởng vĩ đại.” Ông mô tả ông Tập Cận Bình là một nhà chiến lược vĩ đại, có tầm nhìn xa, nắm bắt chính xác quy luật phát triển của xã hội nhân loại, phán đoán toàn diện xu thế của tình hình quốc tế và phương vị lịch sử của Trung Quốc. Tư tưởng ngoại giao của ông Tập là một thành quả quan trọng mang tính thời đại trong việc xây dựng lý luận ngoại giao mới của Trung Quốc, đáng được nghiên cứu sâu và lĩnh hội toàn diện.

Vào thời điểm đó, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) bình luận rằng động thái tâng bốc ông Tập Cận Bình của ông Vương Nghị thậm chí còn làm nổi bật mong muốn được thăng quan tiến chức của cá nhân ông ấy. Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), học giả kinh tế hiện đang sống tại Mỹ cho biết, ông Vương Nghị muốn thay vị trí của ông Dương Khiết Trì, và việc ông ấy tâng bốc ông Tập vào lúc này chính là muốn tranh thủ thời cơ để vào Bộ Chính trị.