Hai loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Tập đoàn Sinopharm phát triển đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Peru. Tuy nhiên, cách đây vài ngày, truyền thông Peru tiết lộ rằng hiệu quả của vắc-xin Sinopharm chỉ đạt 11,5%, quá thấp so với ngưỡng cho phép 50% của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Về vấn đề này, một phóng viên báo đài trung ương Trung Quốc khẳng định họ đã nhận được cảnh cáo nghiêm khắc, không được phép báo cáo bất kỳ thông tin tiêu cực nào về vắc-xin trong nước.

shutterstock 1877626183
(Nguồn: Steve Heap/Shutterstock)

Đài Á Châu Tự Do đưa tin, cựu Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Peru, nhà sinh vật học Ernesto Bustamante cho biết trên một chương trình truyền hình địa phương vào tuần trước, rằng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Sinopharm phát triển, tỷ lệ hiệu quả của thử nghiệm lâm sàng đợt 3 ở Peru chỉ đạt 33%. Một loại vắc-xin khác do Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh phát triển có hiệu quả chỉ 11,5%, thấp hơn nhiều so với hiệu suất 80% mà Sinopharm tuyên bố.

Về vấn đề này, Bộ Y tế Peru đã đưa ra thông báo vào ngày thứ Sáu, công khai bào chữa cho Tập đoàn Sinopharm, và trích dẫn tỷ lệ hiệu quả 79,34% thu được từ thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Sinopharm trước đó tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tuy nhiên, giới chức Peru cho đến nay lại vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin nào về quá trình thử nghiệm lâm sàng hai loại vắc-xin trên của Tập đoàn Sinopharm tại chính quốc gia này.

Cùng ngày, Sinopharm cũng ra thông cáo, chỉ trích truyền thông Peru “xuyên tạc sự thật một cách nghiêm trọng” “tiết lộ dữ liệu chưa được kiểm chứng, phản khoa học, không chặt chẽ và không đầy đủ, gây hiểu lầm cho công chúng là cực kỳ vô trách nhiệm.” Sinopharm cũng tuyên bố rằng các thử nghiệm lâm sàng hiện tại của vắc-xin ở Peru vẫn chưa có dữ liệu cuối cùng. Dữ liệu được báo cáo “không thực sự phản ánh tác dụng bảo vệ của vắc-xin và không có giá trị tham khảo”. Sinopharm tuyên bố rằng họ có quyền truy cứu trách nhiệm về “báo cáo sai lệch” này.

Tuy nhiên, một phóng viên của kênh truyền thông trung ương tiết lộ rằng do Bắc Kinh đang hết sức nỗ lực để thúc đẩy “ngoại giao vắc-xin” ở các nước thuộc Thế giới thứ ba, nơi rất nhạy cảm với bất kỳ tin tức tiêu cực nào về vắc-xin. Từ lâu, các kênh truyền thông Trung Quốc đã nhận được cảnh báo rằng họ không được phép báo cáo bất kỳ thông tin tiêu cực nào liên quan đến vắc-xin trong nước.

Cựu trưởng dự án cứu chữa bệnh hiểm nghèo của Hiệp hội Chữ thập đỏ Trung Quốc Nhâm Thụy Hồng (Ren Ruihong) cũng cho biết, dữ liệu lâm sàng về vắc-xin của Sinopharm cho đến nay vẫn chưa được công khai. Bà cho rằng việc truyền thông nước ngoài phơi bày tài liệu biểu hiện “hiệu quả tệ hại” của các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, điều này là hoàn toàn nằm trong dự liệu, bởi vì công nghệ vắc-xin bất hoạt được sử dụng trong sản xuất vắc-xin nội địa ở Trung Quốc được phát triển với những chủng virus sớm nhất, mà virus giờ đây đã có một số lượng lớn các biến thể, do đó tác dụng sẽ nhanh chóng bị suy yếu.

Bà Chu, một cán bộ phòng chống dịch tuyến đầu của Trung Quốc, chỉ ra rằng việc hiệu quả của vắc-xin nội địa của Trung Quốc bị nghi ngờ gần như là một “bí mật mở”, nhưng vì nhiều lý do, mọi người đều không dám nhắc đến. Ngay cả trong hệ thống kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc, một nửa số người dân từ chối tiêm vắc-xin trong nước. Bà nhắc nhở những người đã lớn tuổi hoặc mắc các bệnh mãn tính, tốt nhất không nên tiêm vắc-xin của Trung Quốc.

Kể từ khi đại dịch viêm phổi bùng phát và lây lan ở Vũ Hán vào đầu năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dốc lực toàn quốc để tham gia vào một cuộc chạy đua vắc-xin với quốc tế. Tuy nhiên, với sự thành công liên tục của việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin ở các nước tiên tiến, và trong bối cảnh cung không đủ cầu, Trung Quốc một lần nữa đẩy mạnh “ngoại giao vắc xin”, động thái này khiến Trung Quốc phải trả chi phí cao mà kết quả thu được rất nhỏ.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: