Gần đây, 40 người bao gồm nghị sĩ quốc hội và nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ 18 quốc gia đã cùng nhau gửi thư ngỏ tới Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhằm kêu gọi thay đổi tình hình của cảnh sát Hồng Kông. Phản bác của Chính phủ Hồng Kông liên trước động thái này đã gây chú ‎ý.

Chính phủ Hồng Kông, Cảnh sát Hồng Kông
Bộ máy chấp pháp Hồng Kông đang trở thành tâm điểm quan tâm trên toàn thế giới (Ảnh: Vision Times)

Theo Stand News (Hồng Kông) và Liberty Times (Đài Loan) đưa tin, mới đây có 40 người là nghị sĩ và lãnh đạo tôn giáo từ 18 quốc gia (bao gồm cựu Chủ tịch Hạ viện Anh John Bercow và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Malcolm Rifkind) đã cùng gửi thư chung cho Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Bức thư đề cập việc cảnh sát Hồng Kông leo thang dùng vũ lực vi phạm tiêu chuẩn quốc tế, vi phạm quyền tự do phỏng vấn, cảnh sát còn ngược đãi hoặc tấn công tình dục người bị bắt giữ, trong khi những biện minh của Chính phủ Hồng Kông không thỏa đáng gây bất bình trong công luận.

Đáp lại động thái trên, ngày 01/1/2020 Chính phủ Hồng Kông đã ra tuyên bố cứng rắn cho biết bác bỏ cáo buộc sai lệch và gây hiểu lầm trong bức thư chung. Phản bác của Chính phủ Hồng Kông liên quan đến bốn vấn đề chính liên quan của thư kiến nghị chung: kích thích bạo lực nghiêm trọng của người biểu tình, kiềm chế hành động chấp pháp của cảnh sát, vấn đề tự do và pháp trị, không chấp nhận nước ngoài can thiệp vào Hồng Kông.

Tuyên bố của Chính phủ Hồng Kông cũng nhấn mạnh không có người biểu tình nào chết vì hệ quả trực tiếp từ hành động của cảnh sát, trái lại nhiều sĩ quan cảnh sát đã bị thương nặng trong khi hành động. Tuyên bố cũng đề cập rằng Đặc khu Hành chính Hồng Kông là một phần không thể tách rời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các tổ chức và chính giới nước ngoài không nên can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Đặc khu Hành chính Hồng Kông dưới mọi hình thức.

Phản bác của Chính phủ Hồng Kông cũng nhấn mạnh: kiên quyết phản đối đề xuất cơ chế điều tra độc lập quốc tế do cộng đồng quốc tế thiết lập mà bức thư chung đề cập. Kiểu hành vi này cùng với đe dọa từ lệnh trừng phạt Magnitsky sẽ can thiệp nghiêm trọng vào quyền tự quản cũng như chủ quyền của Hồng Kông. Không có chính phủ nào chấp nhận loại hành vi này hoặc khuất phục trước áp lực kiểu này.

Trước tuyên bố phản bác của Chính phủ Hồng Kông, có quan điểm chỉ ra điều này không nghi ngờ gì như “thêm dầu vào lửa” đối với tình hình Hồng Kông, đặc biệt là Chính phủ Hồng Kông dùng hai tiêu chí khác trong ứng xử với người biểu tình và cảnh sát thông qua cách diễn đạt “cảnh sát Hồng Kông không trực tiếp dẫn đến cái chết của bất kỳ người biểu tình nào, trong khi nhiều cảnh sát đã bị trọng thương trong quá trình chấp pháp”. Cách dùng hai tiêu chuẩn khác nhau đối với người biểu tình và cảnh sát trong tuyên bố phản bác đã kéo theo làn sóng chỉ trích từ cộng đồng mạng Hồng Kông: “Không chết trực tiếp, phải chăng có nhiều cái chết gián tiếp?”, “Với người biểu tình thì tiêu chí là cái chết, còn với cảnh sát thì tiêu chí là bị thương?”

Theo truyền thông Hồng Kông, ngày 13/12 năm ngoái Cục An ninh Hồng Kông lần đầu tiết lộ, từ tháng 6 đến tháng 11 số sĩ quan cảnh sát nhận trợ cấp làm việc ngoài giờ là khoảng 11.000 người, chi phí liên quan lên tới khoảng 950 triệu đô la Hồng Kông, trung bình mỗi người nhận được khoản trợ cấp 86.000 đô la Hồng Kông.

 Tuyết Mai

Xem thêm: