Sau sự kiện Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh bất ngờ tuyên bố không tranh cử vì nguyên nhân gia đình, đến nay đã xuất hiện 5 ứng viên cho vai trò Trưởng Đặc khu Hồng Kông khóa sau. Qua phân tích cục diện Hồng Kông, giới quan sát đã có những nhận định về cơ hội nắm quyền của những người này.

Chiều ngày 9/12 vừa qua, ông Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh bất ngờ tuyên bố vì nguyên nhân gia đình nên không thể tiếp tục làm Đặc khu trưởng Hồng Kông nhiệm kỳ tới (Ảnh: Lantian)
Chiều ngày 9/12 vừa qua, ông Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh bất ngờ tuyên bố vì nguyên nhân gia đình nên không thể tiếp tục làm Đặc khu trưởng Hồng Kông nhiệm kỳ tới (Ảnh: Lantian)

Ông Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh gần đây bất ngờ tuyên bố vì nguyên nhân gia đình nên không tranh cử nhiệm kỳ sau, còn Ủy ban bầu cử Trưởng Đặc khu Hồng Kông diễn ra vào tháng Ba sang năm đã được bầu ngày 12 vừa qua. Giới quan sát nhận định thời điểm này đang là bước ngoặt quan trọng của Hồng Kông. Nguyên nhân thực trạng Hồng Kông hiện nay là thế nào, trong thời gian tới sẽ chuyển biến ra sao, 5 người được chọn tranh cử Trưởng Đặc khu có ưu thế gì? Hãy nhìn lại qua quan điểm của một số nhà quan sát về tình hình chính trị Hồng Kông và Trung Quốc.

Bước ngoặt quan trọng đối với Hồng Kông

Theo giáo sư chính trị Lý Thiên Tiếu thuộc Đại học Colombia (Mỹ), nguyên nhân chính khiến ông Lương Chấn Anh bỏ cuộc là vì vài năm qua ông ta đã là cánh tay đắc lực cho phe cánh ông Giang Trạch Dân ở Hồng Kông, đã làm xã hội Hồng Kông bất ổn qua nhiều phương thức khác nhau, đối đầu với trung ương Tập Cận Bình, vì thế bị “Tập hạt nhân” loại bỏ.

Ông Lý Thiên Tiếu nói: “Ông Lương Chấn Anh lên cầm quyền được là nhờ bố trí của ông cựu Chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng. Những quan to phái Giang, tiêu biểu như ông Trương Đức Giang, làm bệ phóng cho Lương. Sau phong trào Ô dù năm 2014, ông Tập Cận Bình đã hạ quyết tâm sẽ hạ bệ Lương. Nhưng vì Hồng Kông là xã hội pháp trị, vì để đảm bảo tính liên tục của nền pháp trị Hồng Kông nên ông Tập Cận Bình không muốn áp dụng biện pháp hành chính đối với ông Lương”.

Theo ông Lý Thiên Tiếu, sau này ông Lương Chấn Anh, dưới khống chế của ông Trương Đức Giang, đã lợi dụng quyền lực để tạo nên những việc rắc rối nhằm thể hiện bản thân đang phát huy vai trò ở Hồng Kông, nhưng suy nghĩ của ông Lương đi ngược lại quan điểm của ông Tập Cận Bình về Hồng Kông.

Ông Lý Thiên Tiếu lấy dẫn chứng về những xung đột làm tình hình ngày càng phức tạp do ông Lương Chấn Anh gây ra: về mâu thuẫn trong giới tiểu thương hồi đầu năm nay, tổ chức múa của Tân Đường Nhân bị hủy bỏ, làm lớn chuyện “Hồng Kông độc lập”…

Về “sóng gió Hồng Kông độc lập”, ông Lý Thiên Tiếu cho biết: “Đây là thủ đoạn của ông Lương Chấn Anh, sau khi làm lớn chuyện này, ông Lương Chấn Anh lại tiếp tục cùng ông Trương Đức Giang vận động giải thích Luật Cơ bản với mục đích để cho sự việc lắng xuống, muốn lập công trước ông Tập Cận Bình”.

Về bước ngoặt quan trọng đối với tình hình Hồng Kông, theo ông Lý Thiên Tiếu, đó là vì quyền lực “Tập hạt nhân” xác lập được trong Hội nghị toàn thể lần thứ 6 hồi cuối tháng Mười năm nay.

Ông Lý Thiên Tiếu nói: “Tuy ông Trương Đức Giang phụ trách Hồng Kông nhưng quyền lực tối cao thuộc về ông Tập Cận Bình, ông Tập vẫn là tiếng nói cuối cùng. Khi ông Tập Cận Bình tiếp kiến ông Lương Chấn Anh đã không đề cập đến vấn đề tiếp tục giữ chức trong nhiệm kỳ sau là biểu hiện thái độ rõ ràng rồi”.

“Đồng thời ông Tập Cận Bình cũng thông qua tờ Thành Báo (Sing Pao) Hồng Kông để thể hiện thái độ không hài lòng đối với Trương và Lương, công khai lên án quan hệ của hai người này với phái Giang. Như vậy, vận mệnh chính trị của ông Lương Chấn Anh lúc này đã được quyết định: không thể tiếp tục nắm quyền”.

>> Xem thêm: “Đấu trường sinh tử” giữa phe “Thái Tử Đảng” và “nhị Trương nhất Lưu”

Văn phòng Liên lạc Trung Quốc trước thực trạng bị thanh trừng

Ông Lý Thiên Tiếu còn phân tích cục diện tiếp theo của Hồng Kông. Ông nói: “Hiện nay ông Tập Cận Bình đã xây dựng được hệ thống điều tra về Hồng Kông, vì thế đã nắm rõ tình hình Hồng Kông, bước tiếp theo sẽ là cuộc sàng lọc phe cánh phái Giang tại Hồng Kông”.

Ông Trình Tường Tắc (Cheng Xiangze), người làm trong lĩnh vực truyền thông nhiều năm cho biết: “Tôi cho rằng sau khi loại bỏ ông Lương Chấn Anh, ông Tập Cận Bình sẽ triệu hồi ông Trương Hiểu Minh về Bắc Kinh. Thái độ kiêu căng của ông Trương Hiểu Minh trong vài năm qua tương ứng với quá trình liên kết cùng ông Lương Chấn Anh, làm cho người Hồng Kông cảm thấy rất khó ưa”.

“Tình hình trước mắt cho thấy, việc ông Tập Cận Bình dứt khoát không cho ông Lương Chấn Anh tiếp tục nắm quyền là việc tốt đối với tình hình Hồng Kông. Vì trong thời gian 4 năm cầm quyền của Lương làm tình hình Hồng Kông rối loạn. Trong tình hình này nếu để ông ấy tiếp tục nắm quyền thì bộ mặt kinh tế, chính trị và xã hội Hồng Kông sẽ đứng trước nguy cơ nghiêm trọng”.

Theo phân tích của ông Lý Thiên Tiếu, việc ông Tập Cận Bình hạ bệ ông Lương Chấn Anh có quan hệ chặt chẽ với quá trình thanh trừng phái Giang ở Đại lục. Cục diện Hồng Kông thay đổi theo tình hình thanh trừng phái Giang ở Trung Quốc Đại lục.

Chuyên gia Lý Thiên Tiếu cũng nhấn mạnh:

“Còn một vấn đề nữa là chuyện biểu diễn Shen Yun tại Hồng Kông, hiện nay nhân sĩ các giới đang có thái độ ủng hộ mạnh mẽ. Thực tế, Shen Yun là loại hình nghệ thuật giúp phục hồi nền văn hóa truyền thống, ai có suy nghĩ thấu đáo đều dễ thấy. Vì thế, việc ông Lương Chấn Anh bị hạ bệ là tin vui đối với hoạt động biểu diễn Shen Yun…”.

Về 5 ứng viên tranh chức Trưởng Đặc khu

Hiện nay có 5 người được chọn cho chức Trưởng Đặc khu Hồng Kông nhiệm kỳ sau: ông Cố Quốc Hưng (Woo Kwok-hing), cựu Thẩm phán Tòa án Tối cao; Tằng Tuấn Hoa (John Tsang), Tư trưởng Tài chính; Tằng Ngọc Thành (Jasper Tsang), cựu Chủ tịch Hội đồng Lập pháp; bà Hiệp Lưu Thục Nghĩa (Regina Ip), chủ tịch đảng Tân dân (New People’s Party); và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-ngor), cựu Cục trưởng Cục Phát triển Hồng Kông.

Nhưng nhà quan sát Trình Tường (Cheng Xiang) cho rằng, bà Hiệp Lưu Thục Nghĩa và Lâm Trịnh Nguyệt Nga không phải người phù hợp: “Chọn Lâm là đi lại con đường của ông Lương Chấn Anh. Từ góc độ người Hồng Kông thì con đường này không thể tiếp tục. Bà Hiệp Lưu Thục Nghĩa thuộc phe cấp tiến, trong quá trình lập pháp Điều 23 năm 2003 đã lỗ mãng thông qua, gây ra biểu tình phản đối với 50.000 người. Chọn bà ta thì chẳng khác nào tiếp tục con đường của ông Lương Chấn Anh. Đây không phải ý nguyện của người Hồng Kông”.

Theo phân tích của ông Trình Tường, các nhân vật còn lại đều có thể đảm đương vai trò Trưởng Đặc khu:

“Ông Cố Quốc Hưng là một lựa chọn thích đáng cho người Hồng Kông. Những vấn đề Hồng Kông mà ông ấy chỉ ra là những chuyện mà vài năm qua chúng ta đều thấy. Chia sẻ trên truyền thông, ông Cố Quốc Hưng từng nói, việc ông Lương Chấn Anh bỏ cuộc là tốt cho Hồng Kông, có lợi cho việc khởi động lại cải cách chính trị”.

“Còn ông Tằng Ngọc Thành đã kiên trì theo con đường hòa giải giữa Bắc Kinh và Hồng Kông trong nhiều năm qua. Khi làm việc ở Hội đồng Lập pháp đã cho thấy là một chính khách theo phe kiến chế, là người phù hợp với người dân Hồng Kông”.

“Cựu Tư trưởng Tài chính Tằng Tuấn Hoa là người có nhiều kinh nghiệm về kinh tế, nhưng về chính trị thì còn là ẩn số”.

Mộc Vệ

Xem thêm: