Vào ngày 22/10, cuộc họp bế mạc của Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã “bầu” ra các ủy viên trung ương mới. Trong số đó, việc ông Lý Khắc Cường và ông Uông Dương ra khỏi Ủy ban Trung ương đã nằm ngoài dự đoán của nhiều người.

57f3dd4fb27e58decca85aba109a8a28
Ông Tập Cận Bình tại Đại hội 20 của ĐCSTQ (Ảnh: Cắt từ video trực tiếp của CCTV)

Truyền thông ĐCSTQ đưa tin, vào sáng ngày 22/10, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ đã bế mạc và “bầu” ra Ủy ban Trung ương mới và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Theo danh sách, có 4 người gồm ông Lý Khắc Cường, Uông Dương, Lật Chiến Thư và Hàn Chính không được bầu vào Ủy ban Trung ương. Ít nhất 4 ghế sẽ bị trống, và tỷ lệ thay thế của Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới sẽ lớn hơn so với dự kiến ​​trước đó của nhiều người.

Trước đó, danh sách thường ủy mà được dự đoán có đến hơn 10 phiên bản, nhiều người cho rằng ông Lý Khắc Cường và ông Uông Dương có thể tái đắc cử, nhưng việc họ bị loại khỏi Ủy ban Trung ương đã nằm ngoài dự đoán.

Lý do khiến ông Uông Dương và ông Lý Khắc Cường bị loại

Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney, đã phân tích với Epoch Times vào ngày 22/10 về lý do ông Lý Khắc Cường và ông Uông Dương bị loại khỏi Ủy ban Trung ương.

Ông Phùng nói rằng ông Uông Dương là người được cựu lãnh đạo ĐCSTQ Vạn Lý (Wan Li) cất nhắc lên. “Trong thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo, ông ấy là một nhà cải cách tương đối nổi bật trong đảng, và ông ấy hy vọng rằng Trung Quốc sẽ hướng tới đường lối chính trị dân chủ hiện đại. Vì vậy, dù Uông Dương ở Trùng Khánh hay Quảng Đông, hướng đi chung của ông ấy là cải cách và mở cửa. Trong phạm vi khả năng có thể của ông ấy, ông ấy muốn để Trung Quốc hội nhập vào cộng đồng quốc tế.”

“Ông ấy muốn tiến lên về kinh tế và tư tưởng. Khi còn làm Bí thư ở Quảng Đông, ông ấy đã từng hô khẩu hiệu ‘mở ra một con đường máu’. Ở đặc khu kinh tế Thâm Quyến, ông ấy thực sự tiến lên theo hướng tư nhân hóa”.

“Ông cũng đề xuất ‘đằng lung hoán điểu’ (đổi lồng chim) để doanh nghiệp có đủ động lực, cho các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh tại địa phương tiếp tục đổi mới khoa học công nghệ, đưa ra sự bảo vệ mới đối quyền sở hữu tài sản mới của họ, cho họ sự yên tâm và hy vọng để họ sẽ đầu tư nhiều hơn nữa.”

Ông Phùng Sùng Nghĩa nói: “Nhưng toàn bộ đường lối của ĐCSTQ đều nghiêng về cánh tả, và ông Uông Dương có tâm nhưng bất lực, ông ấy không thành công mà còn bị loại.”

Về việc với ông Lý Khắc Cường bị loại, ông Phùng Sùng Nghĩa nói: “Sự giáo dục mà ông Lý Khắc Cường nhận được là một nền giáo dục hiện đại rất chính thống. Ông ấy học luật và kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, nhưng ông ấy không có khả năng truyền tải những gì đã học vào công việc của mình.”

“Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, ông ta hô hào khắp nơi ‘cải cách và mở cửa, dòng chảy sông Dương Tử và sông Hoàng Hà không thể chảy ngược’. Có thể nói rằng ông ấy có sự ủng hộ của những nguyên lão trong đảng, nên ông ấy mới dám hô hào như vậy. Ông ấy muốn chứng tỏ rằng ông ấy khác với ông Tập Cận Bình, và ông ấy không tham gia vào việc tập trung quyền lực. Có lẽ đó là lý do tại sao ông ấy bị trừng phạt và bị loại khỏi Ủy ban Trung ương.”

Ông Phùng Sùng Nghĩa tin rằng theo các quy tắc ban đầu của ĐCSTQ, 2 người họ có lẽ sẽ không nghỉ hưu, bởi vì cả hai đều không quá 67 tuổi và tất cả đều dưới độ tuổi theo quy tắc “7 lên 8 xuống” của ĐCSTQ (tức 67 tuổi ở lại, 68 tuổi về hưu).

Ông Vương Hách, tác giả chuyên đề của Epoch Times từng có bài viết về các vấn đề như ông Tập Cận Bình sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3, đương nhiệm Thường ủy Bộ Chính trị đi hay ở, người phe ông Tập không có ứng cử viên nặng ký nào cho chức thủ tướng và vị trí bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung, v.v.

Vào ngày 21/10, ông dự đoán rằng việc ông Lật Chiến Thư và Hàn Chính rút lui là đã đạt được đồng thuận. Ông Lý Khắc Cường sẽ tái đắc cử Ủy viên Thường vụ nhiệm kỳ 3, nhưng ông ấy và ông Tập Cận Bình đã có khoảng cách nhất định về quan điểm chính sách, và bản thân ông không muốn làm nữa, nên việc rút lui hoàn toàn là lựa chọn tốt nhất.

Sau khi ông Uông Dương bước vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội 19, hoàn toàn không thể hiện sự sắc sảo riêng của mình, mà cực lực phối hợp với ông Tập, nhưng hiện nay vẫn bị loại cũng là điều khiến người ta cảm thấy bất ngờ.

Ông Phùng Sùng Nghĩa nói: “Chúng ta không thể đánh giá anh hùng dựa trên thành công hay thất bại. Ông Uông Dương và ông Lý Khắc Cường đã đi theo hướng văn minh hiện đại, và họ đã thua. Chỉ có thể nói rằng lực độ của sự nỗ lực của họ không đủ. Như ông Lý Khắc Cường, trước Đại hội 20, ông ấy đã dám lên tiếng, ít cũng cho thấy ông ấy không có sơ hở tham nhũng để bị ông Tập nắm được.”

“Những người khác, sở dĩ không có lực phản kích lại, một trong những nguyên nhân là do đều có sơ hở bị ông Tập Cận Bình nắm trong tay, bao gồm cả ông Tăng Khánh Hồng. Do đó, từng người họ đều bị ông Tập đánh bại, không ai ngăn được ông Tập, cho nên phe của ông Tập mới có được thắng lợi lớn.”

Tổng cộng có 13 người không trúng cử vào Ủy ban Trung ương

Ngoài ông Lý Khắc Cường và Uông Dương, còn có các vị như Vương Thần, Trần Toàn Quốc, Tôn Xuân Lan, Trần Hy, Hứa Kỳ Lượng, Lưu Hạc, Dương Hiểu Độ, Dương Khiết Trì, Quách Thanh Côn, v.v, tổng cộng có 13 người không trúng cử vào Ủy ban Trung ương.

Trong số 12 ủy viên Bộ Chính trị khóa mới, ngoài 3 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị là ông Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh, Triệu Lạc Tế, những người như ông Lý Hy, Lý Cường, Đinh Tiết Tường, Hoàng Khôn Minh, Trần Mẫn Nhĩ, Thái Kỳ đều được coi là người thuộc phe ông Tập.

Ông Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), Phó chủ tịch Quân ủy năm nay 72 tuổi, là thân tín của ông Tập Cận Bình trong quân đội. Ông Lý Hồng Trung (Li Hongzhong), Bí thư Thành ủy Thiên Tân, là quan chức đầu tiên trong chính quyền ĐCSTQ “bày tỏ lòng trung thành” tự giác duy hộ “Tập hạt nhân”, tần suất bày tỏ lòng trung thành của ông cao hơn nhiều so với các quan chức khác.

Ông Hồ Xuân Hoa không phải người “phe Tập”, từng có thời điểm được coi là người kế nhiệm ông Tập Cận Bình. Sau khi cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài (cũng từng có thời điểm được coi người kế nhiệm ông Tập) “ngã ngựa”, thì ông Hồ Xuân Hoa cũng trở lên mờ nhạt hơn.

Vào ngày 17/10, khi ông Hồ Xuân Hoa tham gia cuộc thảo luận của tiểu tổ tại Đại hội 20, đã “bày tỏ lòng trung thành” với ông Tập và “ủng hộ” báo cáo của ông Tập, đồng thời nhấn mạnh “hai cơ sở” (2 xác lập, gồm xác lập Tập hạt nhân và xác lập Tập tư tưởng) để “ủng hộ” ông Tập.

Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, “hai cơ sở” đã trở thành một khái niệm được nhấn mạnh nhiều lần trong các bài phát biểu và tài liệu công khai khác nhau của ĐCSTQ. “Hai cơ sở” trước Đại hội 20 đã xuất hiện trong thông cáo của Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Trung ương  ĐCSTQ.

Trước khi Đại hội 20 bế mạc, nghị quyết thông qua việc sửa đổi hiến pháp của ĐCSTQ nêu rõ, hội nghị yêu cầu toàn đảng phải lĩnh hội sâu sắc về “hai cơ sở”, quán triệt toàn diện Tập tư tưởng. Dự kiến “hai cơ sở” sẽ được ghi vào Điều lệ đảng mới được hiệu đính.

Nhiều dấu hiệu cho thấy việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 đã được xác định rõ.

ĐCSTQ sẽ tổ chức phiên họp toàn thể (Hội nghị Trung ương 1 khóa 20) vào ngày 23/10, tại đó các ứng cử viên cho chức tổng bí thư, ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên thường vụ sẽ được công bố.

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) phân tích rằng “phe Tập” dự kiến ​​sẽ kiểm soát Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Sự khác biệt nằm ở chỗ có bao nhiêu người trong “phe Tập” có thể vào Ủy ban Thường vụ.

Theo CNA, ông Tập có thể để lại một ghế cho người không thuộc phe Tập. Nếu vậy, ông Hồ Xuân Hoa sẽ có cơ hội vào Ủy ban Thường vụ. Và theo phiên bản danh sách thành viên Ủy ban Thường vụ được các phương tiện truyền thông đưa ra, có vẻ như ông Vương Hỗ Ninh và ông Triệu Lạc Tế sẽ giữ chức Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc (Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc) và Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc). Nếu ông Vương Hỗ Ninh không đảm nhận chức vụ phó chủ tịch nước, ông sẽ có cơ hội lớn hơn để đảm nhiệm vị trí ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc.

Tuy nhiên, theo ông Vương Hách chỉ ra, hiện tại sự oán hận của người dân đang sôi sục, và cộng đồng quốc tế nói chung là mất niềm tin vào ĐCSTQ. Đại hội  20 của ĐCSTQ đã góp phần vào sự sụp đổ của ĐCSTQ, giàn lãnh đạo mới làm thế nào để nhận thức và ứng phó với cục diện hỗn loạn, tấm gương của Nicolae Ceaușescu không còn xa nữa.