Vào ngày 30/4, ông Tập Cận Bình đã xuất bản một bài báo có chữ ký trên tạp chí “Cầu thị” của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhà bình luận thời sự Hồng Kông Tiêu Nhược Nguyên (Xiao Ruoyuan) nhận xét rằng bài báo phản ánh tư duy ngoại giao cực đoan của ông Tập, cũng như việc ông Tập đã áp dụng chiến lược chiến tranh của Mao Trạch Đông vào chính sách quốc gia và ngoại giao. 

Embed from Getty Images

Bức ảnh chụp chân dung Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông trong một khu chợ ở Bắc Kinh vào trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: GREG BAKER / AFP / Getty Images)

Tập Cận Bình bước vào một giai đoạn mới của chủ nghĩa xã hội

Bài báo của ông Tập Cận Bình có tiêu đề “Nắm bắt giai đoạn phát triển mới, quán triệt tư duy phát triển mới, xây dựng mô hình phát triển mới”. Nhà bình luận Tiêu Nhược Nguyên chỉ ra rằng bài báo đã được viết trước đó vài tháng và việc xuất bản nó cách đây vài ngày là rất có ý tứ trong đó. Ông cho biết đã nghiên cứu về Mao Trạch Đông trước đây, phân tích cách Mao suy xét vấn đề, và trong 8 năm qua, ông cũng đã không ngừng nghiên cứu về Tập Cận Bình. Ông Tiêu nói, “Lịch sử tràn đầy những sự bất ngờ, mà tư tưởng của Tập Cận Bình lại ảnh hưởng đến cảm xúc hỷ nộ ai lạc của nhiều người, vì vậy tôi đã quyết định nghiên cứu.”

Ông Tiêu phân tích, ở đầu bài báo, ông Tập đã mô tả công việc khó khăn của ĐCSTQ và bày tỏ “niềm tin vững chắc rằng xã hội loài người chắc chắn sẽ tiến tới chủ nghĩa cộng sản.”  Vậy thì, “Giai đoạn phát triển mới” trong tiêu đề của bài báo là gì? Ông Tiêu giải thích, bằng cách thống kê từng dữ liệu phát triển kinh tế của Trung Quốc, ông Tập tin rằng điều này đủ để chứng minh rằng Trung Quốc “có một nền tảng vật chất hùng hậu để bắt tay vào một hành trình mới và đạt được những mục tiêu mới và cao hơn”; ông Tập tin rằng Trung Quốc đã đạt được một xã hội khá giả và bước tiếp theo là bắt tay vào một cuộc hành trình mới.

Năm 1992, Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng ĐCSTQ đã tham gia vào chủ nghĩa xã hội trong nhiều thập kỷ và vẫn còn sơ khai, để củng cố và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa, nó đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều thế hệ, thậm chí hàng chục thế hệ và không thể xem nhẹ. Tuy nhiên, ông Tập lại đã bác bỏ tuyên bố của ông Đặng, cho rằng ông Đặng đang đề cập đến chính trị hơn là kinh tế. Theo phân tích của ông Tiêu, điều này phản ánh sự háo hức thành công của ông Tập và “muốn bước vào một giai đoạn mới của chủ nghĩa xã hội.” Cái gọi là “giai đoạn mới” có nghĩa là Trung Quốc đã bước vào một xã hội khá giả và “sẽ tiến tới một giai đoạn toàn diện, xã hội chủ nghĩa phồn vinh và vững mạnh.”

Tập Cận Bình sử dụng Tư tưởng Mao như điểm mấu chốt của ngoại giao

Tap Can Binh Mao Trach Dong
Chân dung Tập Cận Bình (trái) và Mao Trạch Đông (Ảnh trái: Palácio do Planalto/ Wikimedia – Ảnh phải: Ge Xiaoguang/ Wikimedia)

Tập Cận Bình dẫn lời Mao Trạch Đông trong bài báo: “Dù môi trường phức tạp, nghiêm trọng và khốn khó đến đâu, điều mà một nhà lãnh đạo quân sự cần có trước tiên là tự tổ chức và sử dụng sức mạnh của chính mình một cách độc lập.” Khi kẻ thù bị dồn vào thế bị động, cần phải nhanh chóng giành lại thế chủ động, nếu không kết quả chính là thất bại.

Ông Tiêu nhận định rằng ông Tập Cận Bình luôn bắt chước Mao Trạch Đông, mà Mao lại sử dụng tư duy đánh giặc để làm kinh tế, đây là một sai lầm lớn của ông ta. Văn bản trên cũng mô tả trạng thái đánh giặc, tức là khi bị kẻ địch dồn bức lâm vào thế bị động, thì phải đứng vững, sau đó chủ động tiến công, kẻ địch bắt đầu phòng ngự thì ngay lập tức chuyển từ thế bị động sang chủ động, xoay chuyển tình thế.

Ông Tiêu nhấn mạnh, thói quen của ông Tập trước đây không rõ ràng, nhưng sau khi đọc đoạn này của Mao Trạch Đông, ông ta bắt đầu hiểu nó. Ông Tiêu cho rằng đại tuần hoàn quốc nội do ông Tập Cận Bình chủ trương chính là để có “lập trường đứng vững”, tức là không cần dựa vào nước ngoài về kinh tế. Trong bài báo, ông Tập cũng chỉ ra rằng dưới tác động của dịch bệnh, chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu đã bị phá vỡ một phần, nguyên liệu nước ngoài không vào được, nhân lực ở nước ngoài không thể đến, hàng hóa trong nước không xuất khẩu được, do đó cần thiết lập một “Bố cục mới lấy đại tuần hoàn quốc nội làm chủ thể, quốc nội và quốc tế song song tuần hoàn”, và đề cập “đây là đi trước một nước cờ và bố cục chiến lược để nắm chắc quyền chủ động cho sự phát triển trong tương lai.”

Ông Tiêu phân tích, theo cách triển khai của ông Tập, thì nền kinh tế trong tương lai sẽ lấy đại tuần hoàn quốc nội làm trọng tâm, còn tuần hoàn quốc tế chỉ là phụ, giống như một bánh răng lớn dẫn động một bánh răng nhỏ, bởi vì đại tuần hoàn quốc nội có thể trường kỳ không chịu ảnh hưởng của nước ngoài. “Tiếp theo, sau khi sử dụng chiến lược này để có được chỗ đứng vững chắc, thì ông Tập đã chuyển từ bị động sang chủ động, sử dụng các thế lực thị trường để đàn áp và khiêu khích các nước khác”, lấy lợi thế này để đánh loạn vị thế của đối phương.

Ông Tiêu nói rằng điều này giải thích tại sao ĐCSTQ muốn gây chuyện ở Philippines. Vào ngày 3/5, Bộ Ngoại giao Philippines đã ra tuyên bố phản đối việc Cảnh sát biển Trung Quốc theo dõi, đánh chặn và quấy rối Cảnh sát biển Philippines khi đang thực hiện các cuộc tuần tra và tập trận tại vùng biển đảo Hoàng Nham (phía Philippines gọi là: Rạn san hô Panatag) vào tháng trước.

“Chủ động tấn công, dù ở Bắc Triều Tiên, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông hay Biển Đông, đế quốc Mỹ khó có thể tham gia vào được, gây sức ép khủng khiếp và khiến các nước láng giềng phải e ngại và không dám đưng về phía đế quốc Mỹ vì sợ bị (Cộng sản) Trung Quốc tấn công.”, “Đây là chiến lược chuyển từ bị động sang chủ động của ông Tập”, và đó chính là tư duy ngoại giao cực đoan của ông ta.

“Để không ngừng gây chuyện, còn cần đến Budapest, Hungary để xây dựng Đại học Phúc Đán”,  “liên tục sử dụng ngoại giao sói chiến với các nước khác, khiến đối phương cảm thấy không biết phải giải quyết thế nào, vì chính quyền Bắc Kinh quá gai góc”, “nhìn thấy sự phụ thuộc kinh tế của Úc vào Trung Quốc, ngay lập tức áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại, từ chối nhập khẩu tôm hùm của Úc…”

Ông Tiêu cho biết, trên đây là phân tích đại khái về tinh thần chung của ông Tập. Ông cười và đùa rằng nếu có một cuộc thi về tư tưởng và tinh thần của Tập Cận Bình, thì khả năng ông sẽ đậu tiến sĩ.

Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh cái “tôi” biểu hiện sự tự ti

Ngoài ra, ông Tiêu cũng nhận thấy rằng ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh từ “tôi”, đến mấy chục lần, nhưng “bạn đọc các tuyển tập của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình xem, sẽ không có ai viết như thế này.”

Ông Tập Cận Bình viết trong bài báo: “Tại Hội nghị toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 18, tôi đã nêu rõ ràng quan điểm coi trọng sự phát triển lấy nhân dân làm trung tâm.” “Tôi nhấn mạnh rằng không thể thiếu việc xem các điều kiện khách quan, và mù quáng theo đuổi tốc độ quá nhanh.” “Tôi đề xuất tập trung vào việc tăng cường cải cách cơ cấu bên cung cấp”… Bài báo đã nhấn mạnh cái “tôi” này ở nhiều chỗ.

Ông Tiêu nói, “Tất cả mọi thứ đều do ‘tôi’ nêu lên, ‘tôi’ nhấn mạnh, ‘tôi’ phát hiện, v.v.” Đây không phải giống như Mao và Đặng, bất kỳ quyết định nào của những người nắm quyền đều đại diện cho chế độ, mà không phải là của một cá nhân.” “Mao và Đặng luôn luôn là ‘chúng ta’ hoặc ‘trung ương đảng’, và sẽ không nhấn mạnh đến cá nhân”,”chỉ các hoàng đế của xã hội phong kiến ​​mới nhấn mạnh đến ‘Trẫm’ mà thôi”.

Ông nói tiếp, theo lý thuyết tâm lý học của Freud, ông Tập Cận Bình lòi ra cái “tôi” quá nhiều, chứng tỏ rằng người này “rất muốn xác lập địa vị cá nhân của chính mình, vậy tại sao lại muốn xác lập địa vị cá nhân? bởi vì tự ti và thiếu sự tự tin”, “Bởi vì tự ti trong lòng, nên cần thể hiện bản thân nhiều hơn.”

Lý Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: