Ngày 8/12, người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông đã tổ chức buổi mít tinh phản bức nhân dịp ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12. Người tham dự mít tinh cho biết, người dân Hồng Kông đã hiểu rõ bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dó đó làn sóng chống ĐCSTQ cũng được cộng đồng quốc tế chú ý. Ban tổ chức hoạt động này cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục chú ý tự do tín ngưỡng Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại. 

Pháp Luân Công
Ngày 8/12, người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông đã tổ chức buổi mít tinh phản bức hại nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế. (Ảnh: Epoch Times)

Năm nay là năm thứ 20 Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại. Trước ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12, luật sư Chu Uyển Kỳ – Tổng điều phối “Hoạt động ký tên Lên tiếng ủng hộ người Trung Quốc kiện hình sự Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công” đã công bố thống kế số liệu mới nhất trên toàn thế giới. Từ tháng 7/2015 đến ngày 5/12/2019, hơn 3,5 triệu người dân ở 37 quốc gia trên toàn cầu đã khởi kiện Giang Trạch Dân vì tội ác chống lại loài người bức hại Pháp Luân Công lên Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao của ĐCSTQ, yêu cầu trừng trị thủ phạm đầu sỏ gây tội ác Giang Trạch Dân.

Bà Chu Uyển Kỳ thuộc Đoàn luật sư Nhân quyền Đài Loan thông qua băng ghi âm phát biểu. Bà cho biết, bắt đầu từ năm 2000, học viên Pháp Luân Công ở trong và ngoài Trung Quốc đã nhắc đến việc kiện thủ phạm đầu sỏ tội ác Giang Trạch Dân, năm 2015 phát động “Hoạt động ký tên tố cáo hình sự ủng hộ người dân Trung Quốc kiện Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công” trên khắp châu Âu, Á và châu Úc. Đây được gọi là hoạt động nhân quyền quốc tế truy cứu trách nhiệm pháp luật của lãnh đạo ĐCSTQ vi phạm nhân quyền thế lớn nhất thế kỷ 21. 

Đến ngày 5/12/2019, toàn cầu đã có 3.507.795 người ở 37 quốc gia và khu vực cùng ký tên tố cáo. Theo thống kê, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc có số người tham gia tố cáo Giang Trạch Dân nhiều nhất. Đài Loan có 1.172.920 người; Nhật Bản có 838.295 người; Hàn Quốc có  671.422 người. Ở châu Âu, có tổng cộng 28 nước tham gia, người ở các nước Ukraine, Israel, Tây Ban Nha, Nga và Romania tham gia nhiều; tại châu Úc, số người tham gia lên đến hơn 200.000 người. 

Pháp Luân Công tại Hồng Kông phản bức hại Ngày Nhân quyền Quốc tế

Sáng ngày 8/12, hàng trăm học viên Pháp Luân Công Hồng Kông đã tập trung tại Quảng trường Edinburgh để tổ chức mít tinh phản bức hại nhân ngày Nhân quyền Quốc tế. Phát ngôn viên của Học hội Pháp Luân Công, ông Hồng Kông Giản Hồng Chương cho biết, nửa năm qua tại Hồng Kông đã diễn ra vở kịch xấu xí trấn áp người dân thiện lương, đã đem bản chất “giả, ác, đấu” của ĐCSTQ triển hiện tại Hồng Kông và cho toàn thế giới thấy được, cũng là bằng chứng chứng minh cho sự thật ĐCSTQ trấn áp và bức hại tàn bạo người dân hàng thập kỷ qua, bao gồm cả nhóm người tập Pháp Luân Công. 

Gian hong chuong
Phát ngôn viên của Học hội Pháp Luân Công Hồng Kông, ông Giản Hồng Chương phát biểu tại buổi lễ mít tinh (Ảnh: Epoch Times)

Ông kêu gọi những nhân sĩ thiện lương bao gồm cả người trong phe kiến chế Trung Quốc, tăng cường lực độ ngăn chặn bức hại, thúc giục trừng trị kẻ gây tội ác chính, giải thể tổ chức ĐCSTQ trong hòa bình: “Kết thúc thảm họa nhân quyền tại Đại Lục và Hồng Kông, để cho Trung Quốc và toàn thế giới hướng đến sự tươi sáng.”

Bà Chu Uyển Kỳ thuộc Đoàn luật sư Nhân quyền Đài Loan thông qua băng ghi âm phát biểu. Bà khuyên quan chức ĐCSTQ hãy nhanh chóng nhảy khỏi con thuyền sắp chìm, không nên cùng tuẫn táng cùng ĐCSTQ, dùng hóa danh để thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên quan. đồng thời vạch trần hành vi tàn bạo của ĐCSTQ, “lấy công chuộc tội, rửa sạch bàn tay đẫm máu”. 

Giới chính trị Đài Loan lên tiếng ủng hộ

Pháp Luân Công
Nhiều nhà lập Pháp và đại diện các nhóm người đã lên tiếng phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục (Ảnh: Epoch Times)

Hai vị Ủy viên Lập pháp Đài Loan thông qua băng ghi âm phát biểu, ủng hộ cuộc mít tinh tại Hồng Kông. Ủy viên Ủy ban Ngoại giao Quốc phòng Viện Lập pháp Đài Loan Vương Định Vũ chỉ ra, kính chiếu yêu Hồng Kông đã chiếu ra bản chất tàn bạo của ĐCSTQ, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau ngăn chặn tội ác mổ sống lấy nội tạng của ĐCSTQ: “Khi phạm tội ác như thế này, cũng là lúc dù họ đi đâu cũng có khả năng bị bắt giữ. Chúng ta cũng hy vọng sự kiện Hồng Kông có thể khiến toàn cầu có thể đưa ra các dự luật liên quan đến nhân quyền một cách toàn diện hơn, điều này phù hợp với sự phát triển của bản tính con người hướng đến đều đúng đắn.”

Ủy viên Lập pháp thuộc Đảng Dân tiến Lý Tuấn Ấp cũng phê bình Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ hiện nay không có nhân quyền: “Từ sự kiện Thiên An Môn trong quá khứ, từ sự việc Pháp Luân Công, đến vấn đề Tân Cương hiện nay, ĐCSTQ đều đang bức hại nhân quyền, thậm chí là vấn để mổ sống lấy nội tạng.” Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý: “Chính quyền Trung Quốc hiện nay cần đối mặt với sự thật này và cần chấp nhận sự thật này, chấm dứt bức hại người tập Pháp Luân Công, đây mới là việc quan trọng.”

Giới chính trị Hồng Kông lên tiếng

Chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông Hồ Chí Vĩ và Phó Chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc Thái Diệu Xương cũng đến tham dự buổi mít tinh. Ông Hồ Diệu Xương nhắc đến phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông kéo dài gần nửa năm, khiến người dân nhìn rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ, ông cũng cảm ơn sự kiên trì đấu tranh của Pháp Luân Công và thành niên, thị dân Hồng Kông. 

ho ci vi
Chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông Hồ Chí Vĩ (Ảnh: Epoch Times)

Ông Thái Diệu Xương nhấn mạnh, nhân quyền là giá trị cốt lõi quan trọng của toàn cầu. Pháp Luân Công bị bức hại từ năm 1999 đến nay, là nhóm người bị bức hại nhân quyền gay gắt nhất đến hiện nay. Ông cũng khen ngợi Pháp Luân Công suốt 20 năm qua dù đối mặt với đàn áp nhưng vẫn kiên trì dùng phương thức hòa bình lý tính để đòi quyền lợi, là một mẫu hình rất tốt. Ông nhấn mạnh, đối mặt với chuyên chế cường quyền, điều quan trọng là làm theo phương thức đấu tranh tôn trọng nhân quyền, thì mới đạt được mục tiêu dân chủ cuối cùng. Ông cũng tin rằng chính nghĩa tất thắng. 

thai dieu xuong
Ông Thái Diệu Xương- Phó Chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc (Ảnh: (Ảnh: Epoch Times)

Ngoài ra, nhiều vị trong giới chính trị cũng thông qua băng ghi hình để phát biểu. Chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc Hà Tuấn Nhân chỉ ra, điều quan trọng trong ngày Nhân quyền Quốc tế là đảm bảo tự do nhân quyền. Nhưng hiện nay, Trung Quốc đang đối mặt với thảm họa nhân quyền: “Ví dụ như những nhân sĩ bất đồng chính kiến bị đàn áp trong thời gian dài, rất nhiều luật sư nhân quyền bị ngồi tù, thảm nhất là nhìn thấy cuộc bức hại tôn giáo trên quy mô lớn. Người tập Pháp Luân Công bị đàn áp từ năm 1999 đến nay, có thể nói là họ đã chịu đựng tất cả những giày vò, chịu đủ các hình thức bức hại, thậm chí là bị mổ sống lấy nội tạng.”

“Mọi người cũng có thể thấy những tiết lộ rõ ràng về thảm họa nhân đạo ở Tân Cương, hàng triệu người bị giam giữ trong các trại tập trung, thường được gọi là “giáo dục cải tạo” nhưng thực tế là có thể giam giữ, tẩy não vô thời hạn. Tây Tạng nhiều lần bị thảm sát, gần đây có Cơ Đốc Giáo, giáo hội Thiên Chúa giáo cũng bị xâm phạm, 10 điều răn cũng không cho phép giảng.”

Ông kêu gọi người Hồng Kông cùng nhau lên tiếng vì nhân quyền, vì tự do: “Cũng là đảm bảo bản thân, đảm bảo thế hệ sau tiếp tục phấn đấu”. 

Chủ tịch Đảng Công dân Hồng Kông Lương Gia Kiệt cho biết, điều quan trọng của nhân quyền đó chính là tự do tôn giáo: “Còn tự do tôn giáo ở trong nước Trung Quốc, chúng ta đã nhìn thấy chịu rất nhiều thách thức. Chúng ta nhìn thấy Thập tự giá bị đốt, nhà thờ bị hủy hoại, người tập Pháp Luân Công ở khắp Trung Quốc bị bức hại. Cho nên hôm nay kỷ niệm ngày công bố Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và kỷ niệm 70 năm ngày Nhân quyền Quốc tế, cũng là dịp để chúng ta yêu cầu bản thân không quên ước nguyện ban đầu, cũng hy vọng ĐCSTQ có thể căn cứ vào tuyên ngôn nhân quyền quốc tế đề làm việc, tôn trọng tất cả tôn giáo, bao gồm cả Pháp Luân Công.”

Nghị viên Hội đồng lập pháp Lâm Trác Đình kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm đến tình hình nhân quyền Hồng Kông: “Nhất là tự do tôn giáo, tự do tụ tập, tự do ngôn luận tại Hồng Kông, cũng hy vọng các bạn Pháp Luân Công dù ở Hồng Kông, trong nước Trung Quốc và các nơi trên thế giới đều có thể được hưởng tự do tôn giáo mà họ nên được hưởng.” Đặc biệt là tội ác mổ cướp nội tạng sống, ông nói: “Nhất định cần một cơ quan điều tra quốc tế độc lập, trong tình huống có sự tin tưởng của công chúng và không bị ĐCSTQ can dự để tiến hành điều tra toàn diện.”

Nghị viên Hội đồng quận Nhược Hiên cũng kêu gọi chú ý đến tình hình tự do tôn giáo tại Đại Lục: “Tự do tôn giáo tại Đại Lục, dù là Pháp Luân Công, Cơ Đốc giáo, v.v, đều chịu bức hại rất nghiêm trọng. Hy vọng chúng ta có thể tiếp tục nỗ lực giữ vững cương vị, cố gắng dốc sức để góp một phần sức lực cho vấn đề nhân quyền.”

Cựu Nghị viên Hội đồng Lập pháp Trịnh Gia Hào lên án ĐCSTQ đàn áp quyền cơ bản của con người: “Bởi vì nhân quyền có rất nhiều loại, tự do ngôn luận, tự do tụ tập, tự do báo chí, tự do tôn giáo, mặc dù tôi không biết nhiều về Pháp Luân Công, nhưng cũng hiểu được rằng ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, hành động của họ cũng rất giống với đàn áp giáo hội khác trong nước, không cho treo Thập tự giá, lại còn nói cần vào Giáo hội yêu nước. Các bạn nhìn đấy, bên dưới chính quyền ĐCSTQ, chính là bộ máy đàn áp nhân quyền hoạt động rất hiệu quả.”

Ông cũng nhắc đến tình hình nửa năm qua Hồng Kông đối mặt với đàn áp nhân quyền: “Phóng viên hoặc là bị đánh, hoặc là bị ngăn chặn; đi đến địa điểm tập trung mít tinh, mít tinh chưa kết thúc đã phải đối mặt với nước hồ tiêu cay hoặc lựu đạn hơi cay, lúc đó các bạn sẽ biết rằng nhân quyền không phải là từ trên trời rơi xuống, nhân quyền là cần mọi người cùng nhau giữ vững lập trường và nỗ lực giành lấy.”

Nhà bình luận thời sự nổi tiếng Lưu Nhuệ Thiệu nói thẳng rằng, dưới sự cai trị của ĐCSTQ thì Trung Quốc không có nhân quyền: “Pháp Luân Công vốn là tồn tại dưới sự đồng ý và đăng ký của ĐCSTQ, nhưng về sau chính quyền thay đổi ý, khiến cho toàn bộ tình hình thay đổi, họ dùng luật pháp đơn phương cấm rất nhiều hoạt động, không chỉ có Pháp Luân Công, ngay cả các hoạt động tôn giáo khác cũng cấm. Nhìn lại, có người nói, bản thân ĐCSTQ cũng chính là một loại tôn giáo, vì sao tôn giáo của các ông lại muốn bài xích tự do tư tưởng của người khác? Do đó cục diện khó khăn hiện nay của ĐCSTQ đều là do chính sách của chính quyền gây ra, giải quyết thế nào, chính là cần xem xem bản thân người lãnh đạo có tỉnh hay không?”

Minh Nhật

Xem thêm: