Mới đây, tạp chí “Cầu Thị” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đăng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình. Trong bài viết ông Tập thừa nhận, khi bắt đầu soạn thảo báo cáo tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20, ông đã nhấn mạnh “báo cáo phải thể hiện đầy đủ tinh thần dám đấu tranh, dám thắng lợi, dẫn dắt toàn đảng tăng cường bản lĩnh đấu tranh”. Bài phát biểu này giúp hiểu rõ hơn hướng đi thực sự của ĐCSTQ trong vài năm tới.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình. (Ảnh: Chụp màn hình video)

Số mới nhất của tạp chí “Cầu Thị” đã đăng bài viết có tiêu đề “Bài phát biểu tại Buổi học tập tập thể đầu tiên của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương khóa 20” của ông Tập Cận Bình. Mở đầu bài phát biểu, ông Tập dẫn lời ông Mao Trạch Đông nói: “Khéo về việc biến chính sách của đảng thành hành động của quần chúng, khéo về việc khiến cho mỗi một phong trào, mỗi cuộc đấu tranh của chúng ta, không chỉ có cán bộ lãnh đạo hiểu được, mà quảng đại quần chúng đều có thể hiểu được, nắm bắt được …” Đoạn này trích từ “Nói chuyện với ban biên tập Nhật báo Tấn Tuy” (ngày 2/4/1948) trong Tập 4 của “Tuyển tập Mao Trạch Đông”.

Hơn 50 năm trước, Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đã đăng một bài xã luận vào ngày 17/2/1969. Tiêu đề của bài viết là “Khéo biến các chính sách của đảng thành hành động của quần chúng”, và bài mở đầu chính là “ngữ lục Mao Trạch Đông” được ông Tập trích dẫn ở trên.

Vào thời điểm đó, cuộc Cách mạng Văn hóa do ĐCSTQ phát động đã bắt đầu. Kể từ khi ĐCSTQ ban hành cái gọi là “Mười sáu điều“, toàn xã hội rơi vào hỗn loạn. Có thể nói, chính nhờ bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ tẩy não người dân mạnh mẽ, nó đã phá bỏ những ràng buộc đạo đức trong văn hóa truyền thống 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa, và gieo vào đầu óc người dân hai chữ “đấu tranh”, gây ra vô số bi kịch. Dưới sự tuyên truyền tẩy não và đàn áp khủng bố lặp đi lặp lại của ĐCSTQ, mối liên hệ giữa người Trung Quốc và nền văn hóa Thần truyền 5.000 năm đã bị cắt đứt, và vô số người đã trở thành “công cụ thuần hóa” của ĐCSTQ.

“Ngôn ngữ mới” của ĐCSTQ

Một trong những từ khóa trong bài phát biểu của ông Tập là “học tập”, và câu cốt lõi của ông là cái gọi là “học tập, tuyên truyền và quán triệt tinh thần của Đại hội 20 của đảng”. Ông gọi đó là “nhiệm vụ chính trị hàng đầu” hiện nay và trong tương lai, và phạm vi của nó không chỉ giới hạn trong toàn đảng của ĐCSTQ, mà là cái gọi là “toàn đảng toàn quốc“. Nói cách khác, ĐCSTQ sẽ một lần nữa triển khai cưỡng bức tẩy não toàn bộ người dân trên toàn Trung Quốc Đại Lục.

Ông Tập Cận Bình cũng khẳng định cái gọi là “đổi mới lý luận và đổi mới thực tiễn” sau Đại hội 18 của ĐCSTQ. Giới quan sát từ lâu đã chú ý đến việc ĐCSTQ liên tục đề xuất nhiều cái gọi là “khái niệm mới” “diễn đạt mới”, chẳng hạn như cái gọi là “dân chủ toàn bộ quá trình”, “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc”, “zero COVID linh động”, v.v.

Theo New York Times đưa tin, chỉ tính riêng kể từ khi bắt đầu đại dịch, đã xuất hiện ít nhất 120 từ tuyên truyền liên quan đến virus corona mới.

Bài báo của New York Times cho biết: “Bấy lâu nay, tuyên truyền đã là một trong những công cụ kiểm soát xã hội được ĐCSTQ coi trọng, trong thời kỳ đại dịch, Chính phủ đã dốc hết sức sử dụng nó. Khi một số từ ngữ có khả năng khiến nhiều người cảm thấy bất an, các quan chức sẽ nghĩ ra cách nói khác. Ví dụ khi đề cập đến thủ tục phòng chống và kiểm soát dịch, chính quyền đã thay thế từ ‘phong tỏa’ bằng ‘quản lý tĩnh’, ‘yên tĩnh’ hoặc ‘làm việc tại nhà’.”

Trong bài viết, Khổng Linh Uyển Ngọc (Kong Lingwanyu), một thực tập sinh marketing 22 tuổi ở Thượng Hải, đã cảm thấy không hài lòng khi các quan chức sử dụng từ “không cần thiết” khi mô tả các hạn chế đối với việc rời khỏi nhà, đi ăn ngoài hoặc tụ tập với người khác.

Cô nói rằng một quan chức địa phương có nhiệm vụ thực thi chính sách về virus corona mới nói với cô rằng không nên “mua thực phẩm không thiết yếu”. Cô đã hỏi các quan chức về tiêu chuẩn của Chính phủ để quyết định loại thực phẩm nào là thiết yếu.

“Dựa vào đâu để định nghĩa ‘không thiết yếu’?”, cô hỏi. “Thật nực cười, thật hoang đường!”

Những “thuật ngữ mới” này do ĐCSTQ liên tục tạo ra, đã khiến người ta liên tưởng đến gợi nhớ đến “ngôn ngữ mới” (newspeak) của Châu Đại Dương trong tác phẩm “1984” của George Orwell. Mục đích là thông qua kiểm soát ngôn ngữ để kiểm soát tâm trí mọi người.

Ông Dư Mậu Xuân: ĐCSTQ tập trung vào làm những việc điên rồ và ngu ngốc

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình cũng đặc biệt nhấn mạnh đến cái gọi là “quyền uy và sự lãnh đạo tập trung của Trung ương Đảng”, ông tuyên bố rằng “nếu không có sự thống nhất về tư tưởng và nhịp độ của toàn đảng, toàn quốc, thì sẽ không làm được bất cứ việc gì”.

Ông Dư Mậu Xuân, giám đốc và nghiên cứu viên cấp cao  của Trung tâm Trung Quốc tại Viện Hudson, đồng thời từng là cố vấn chính sách Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng ông Tập Cận Bình thường nói rằng cần phải phát huy hết ưu thế của chế độ, đó là tập trung sức mạnh làm việc lớn, nhưng hiện tại xem ra là tập trung sức mạnh làm điều điên rồ.

“Zero COVID hay đột ngột mở cửa cũng vậy, đây đều là do trung ương đảng tính toán vạch kế hoạch. Cái gọi là tập trung lực lượng để làm việc lớn là điều mà ông Tập Cận Bình thích nói nhất chính là họ có ưu thế của thể chế, tức là ĐCSTQ độc quyền toàn bộ tài nguyên của Trung Quốc, nên họ thể nói là tập trung quyền lực để làm việc lớn nhưng kết quả là tập trung quá nhiều vào ý chí của lãnh đạo, cuối cùng là chấm dứt bằng việc tập trung quyền lực làm việc điên rồ, làm việc ngu xuẩn.”

Nhìn lại các phong trào chính trị trước đây của ĐCSTQ, chính dưới cái gọi là “quyền uy và sự lãnh đạo tập trung của Trung ương Đảng”, ĐCSTQ đã hết lần này đến lần khác thực hiện “những việc điên rồ và ngu xuẩn”, mang đến tai họa cho dân tộc Trung Hoa hết lần này đến lần khác. Dưới cái gọi là “quyền uy và sự lãnh đạo tập trung của Trung ương Đảng” này, ĐCSTQ chưa từng làm được việc gì tốt đẹp.                                                                                           

Ông Tập Cận Bình: Dám đấu tranh

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình cũng tuyên bố rằng khi bắt đầu soạn thảo báo cáo trình Đại hội 20, ông đã nhấn mạnh rằng “báo cáo phải thể hiện đầy đủ tinh thần dám đấu tranh, dám thắng lợi, dẫn dắt toàn đẳng tăng cường bản lĩnh đấu tranh”. 

Giới quan sát trước đó đã chú ý rằng báo cáo tại Đại hội đã đề cập đến “đấu tranh” 22 lần, “an ninh” 99 lần và “cải cách và mở cửa” chỉ được đề cập 11 lần. Do đó, dư luận cho rằng báo cáo của Đại hội 20 của ĐCSTQ đã lấy “đấu tranh” thay cho “cải cách”, lấy “an toàn” thay cho “mở cửa”.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người sắp nghỉ hưu, đã tới Thụy Sĩ để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới hàng năm. Trong bài phát biểu của mình, ông Lưu Hạc mô tả Trung Quốc vẫn là một nơi tốt để kinh doanh. Ông nói: “Nếu nỗ lực đủ, chúng tôi tin tưởng rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ trở lại đà bình thường vào năm 2023, và nền kinh tế Trung Quốc sẽ có sự cải thiện to lớn.” Ông nói: “Một số người nói rằng Trung Quốc muốn thực hiện nền kinh tế kế hoạch, điều này hoàn toàn không thể nào xảy ra.”

Phản ứng của thế giới đối với tuyên bố của ông Lưu Hạc rất lạnh nhạt, mọi người cũng nhận thấy sự vắng mặt tập thể của các doanh nhân Trung Quốc.

Ông Dư Mậu Xuân nói rằng mặc dù ĐCSTQ sẽ thực hiện một số điều chỉnh chính sách do tình hình, nhưng nó sẽ không thực sự học hỏi từ những sai lầm của chính mình.

“Ông Lưu Hạc nói rằng Trung Quốc sẽ tuân theo hướng cải cách của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, điều này đầy hài hước và mỉa mai”, ông nói, “Diễn đàn kinh tế thế giới Davos này là lần đầu tiên không có nhà bản tư nhân Trung Quốc nào như Jack Ma, bởi vì họ đã bị chỉnh đốn.” Sau khi trải qua ồn ào về việc “zero-COVID” và mở cửa không chút chuẩn bị nào, Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình đang đánh mất uy tín quốc tế.

Về việc ông Lưu Hạc phủ nhận việc Trung Quốc muốn thực hiện nền kinh tế kế hoạch, một cư dân mạng đã chế nhạo: “Không sao, chỉ cần thay một từ mới là được”.