Ngày 7/7, tại cuộc họp của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nhiều nghị viên phe kiến chế đã liên tiếp đưa ra các chất vấn về Pháp Luân Công tại Hồng Kông, bao gồm nhiều chủ đề như nghi ngờ đoàn thể này có liên quan đến vụ án dùng dao đâm cảnh sát ngày 1/7, nguồn tiền của đoàn thể, cho đến đề xuất liệu có cấm chỉ đoàn thể này hay không. Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông Đặng Bính Cường trả lời sẽ chiểu theo pháp luật để xử lý “hành vi nghi ngờ gây nguy hại cho an ninh quốc gia”, nhưng lại từ chối bình luận đoàn thể cá biệt liệu có vi phạm Luật An ninh Quốc gia hay không.

id13074603 DSC 9025 01 600x400 1
Cuộc họp của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông ngày 7/7/2021. (Ảnh: Epoch Times).

Nhiều nghị viên phe kiến chế thân Cộng luân phiên phát biểu gây áp lực, yêu cầu cảnh sát có hành động để “điều tra xử lý” và “cấm chỉ”. Đây là lần đầu tiên điều này xuất hiện tại Hội đồng Lập pháp kể từ năm 1999 đến nay, phá vỡ thông lệ trước đây rằng Hội đồng Lập pháp không bàn nhiều về Pháp Luân Công. 

Hội trưởng Phật học hội Pháp Luân Hồng Kông, cô Lương Trân, đã lên án sự bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công tiếp tục vươn tới Hồng Kông, đồng thời nhấn mạnh Pháp Luân Công là đoàn thể đăng ký hợp pháp tại Hồng Kông. 

Phe kiến chế cùng gây áp lực

Nghị viên Cát Bội Phàm thuộc Liên minh Dân chủ Vì sự tốt đẹp và tiến bộ của Hồng Kông đưa ra chất vấn, nói rằng Pháp Luân Công bày các sạp ở trên phố “phát tán ngôn luận lật đổ chính quyền”, yêu cầu chính phủ giải thích liệu có cấm chỉ Pháp Luân Công hay không, liệu có tìm hiểu về nguồn tiền của Pháp Luân Công tại bản địa hay không, liệu có liên quan đến hoạt động gây quỹ phi pháp và nhận tài trợ bên ngoài (nước ngoài) hay không, v.v.

Cục trưởng Cục Bảo an Đặng Bỉnh Cường hồi đáp đã nhắc lại “an ninh quốc gia là chuyện lớn hàng đầu”, tuy nhiên sẽ không bình luận về tổ chức cá biệt liệu có vi phạm Luật An ninh Quốc gia hay không.

Bà Cát Bội Phàm nói, thế lực nước ngoài dùng các hình thức che đậy để thành lập “tổ chức chống Trung Quốc, gây rối loạn Hồng Kông”, bao gồm cả đoàn thể tôn giáo, tổ chức nhân quyền, truyền thông, đoàn thể pháp luật chuyên nghiệp, “treo đầu dê bán thịt chó”. Bà nghi ngờ khi kênh truyền thông trực tuyến phát trực tiếp ngày 1/7 (đúng lúc gặp phải vụ án tấn công cảnh sát) đằng sau cũng là Pháp Luân Công, bà mạnh mẽ ám chỉ vụ tấn công cảnh sát có liên quan đến Pháp Luân Công. 

Nhiều nghị viên thân Cộng cũng theo đó đưa ra các câu hỏi về vấn đề Pháp Luân Công. Ông Hoàng Quốc Kiện thuộc Liên đoàn Công đoàn Hồng Kông, yêu cầu chính phủ hồi đáp liệu có cân nhắc đến điều tra “nguồn tiền” của Pháp Luân Công hay không, đồng thời đóng băng tài sản. 

Ông Hoàng Định Quang thuộc Liên minh Dân chủ Vì sự tốt đẹp và tiến bộ của Hồng Kông nói, tổ chức khủng bố khoác áo tôn giáo để tẩy não thanh thiếu niên, thanh niên chịu ảnh hưởng tuyên truyền cấp tiến nên dễ trở thành kẻ tấn công kiểu sói đơn độc. 

Cố ý móc nối với vụ tấn công cảnh sát để thúc đẩy lập pháp Điều 23

Ông Chu Hạo Đỉnh thuộc ‘Liên minh Dân chủ Vì sự tốt đẹp và tiến bộ của Hồng Kông’ yêu cầu điều tra triệt để Pháp Luân Công và các tổ chức khác về việc liệu có kích động “tấn công khủng bố” ngày 1/7 hay không, hoặc là có kích động người khác mỹ hóa sự kiện tấn công này hay không.

Ông Tạ Vĩ Tuấn chỉ trích chính phủ luôn “mềm yếu”, không dùng tội “kích động, mê hoặc” trong “Điều luật Tội hình sự” để thực thi pháp luật đối với việc Pháp Luân Công bày các quầy trên đường phố (để nói rõ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục). 

Khi ông Đặng Bính Cường hồi đáp đã nhắc lại, sẽ điều tra tất cả các phương diện cái gọi là “tấn công khủng bố kiểu sói cô độc”. Ông cũng cho biết, nếu có đoàn thể có cơ hội gây nguy hại cho an ninh quốc gia, thì sẽ điều tra nguồn tiền, đồng thời có khả năng sẽ đóng băng tài sản trong tình huống nắm được đầy đủ chứng cứ. 

Đối với câu hỏi của ông Tạ Vĩ Tuấn, ông Đặng Bính Cường cho biết, năm 2013 đến tháng 5/2021, có 3.525 lần loại bỏ vật phẩm quảng bá của Pháp Luân Công ở khu vực đất thuộc chính phủ. 

Ông Hà Quân Nghiêu nhắc lại lập pháp Điều 23. Ông Đặng Bính Cường đồng tình rằng cần nhanh chóng tiến hành lập pháp Điều 23, nhưng cần căn cứ vào Điều 23 Luật Cơ bản và nghiên cứu sâu về Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, chưa thể nào lập pháp ngay trong kỳ họp Hội đồng Lập pháp khóa này. 

Chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Trần Lãng Thăng chỉ trích bôi nhọ truyền thông

Đối với yêu cầu của bà Cát Bội Phàm về việc điều tra xem Pháp Luân Công liệu có “kích động” gây ra vụ đâm cảnh sát ngày 1/7 hay không, đồng thời cho rằng việc kênh truyền thông Vision Times phát sóng trực tiếp đã ghi hình lại được sự kiện trong cùng ngày này là có liên quan đến Pháp Luân Công, Chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Trần Lãng Thăng cho biết, khi phóng viên quay được video là trung lập, “không nên vu tội cho hành động phỏng vấn của một phóng viên chuyên nghiệp”. 

Ông Trần Lãng Thăng nói, ông cho rằng bối cảnh của truyền thông không phải là điều quan trọng, bởi vì bối cảnh không phải là tiêu chuẩn để đoán định phóng viên liệu có phải là làm tin tức chuyên nghiệp hay không. Điều mà hiệp hội quan tâm nhất là biểu hiện tại hiện trường của phóng viên và việc đưa tin sau đó. 

Ông còn nói, chính vì Vision Times và rất nhiều phóng viên các kênh truyền thông mạng có mặt tại hiện trường nên mới đưa đầu đuôi sự kiện này ra ánh sáng, để nhiều người thấy một cách rõ ràng được sự kiện đã xảy ra, nhìn thấy cảnh sát xử lý người nghi ngờ tấn công như thế nào, làm thế nào để cứu đồng bào. Ông cũng chỉ ra, điều này vừa đúng đáp lại chỉ trích “quá nhiều phóng viên tại hiện trường dẫn đến hỗn loạn”. 

Ông Trần Lãng Thăng chỉ ra, sau sự kiện tấn công ngày 1/7, Hiệp hội Phóng viên đã cử người đi cùng vị phóng viên của Vision Times đến trụ sở cảnh sát để lấy lời khai, đã kể lại về toàn bộ quá trình xảy ra sự việc, đồng thời cho biết, phóng viên nguyện ý làm sáng tỏ sự thật và tiếp nhận điều tra của cảnh sát. Phía cảnh sát cũng đã tìm một phóng viên khác để lấy lời khai. 

Đối với cách nói của bà Cát Bội Phàm, ông Trần Lãng Thăng hình dung là “cách nói sai lầm”, “[Các phóng viên] chúng tôi khi ghi hình là trung lập, muốn lý giải thế nào là sở thích của bạn, nhưng bạn không nên bôi nhọ những người ghi hình chúng tôi.” Ông cũng chỉ ra, ngày hôm đó khi phóng viên phát trực tiếp, khi gặp phải sự kiện này cũng rất sợ hãi, video của cô có tác dụng giúp xã hội hiểu được sự kiện này, chỉ đơn giản như vậy. 

Phật học hội Pháp Luân Hồng Kông ra tuyên bố, mạnh mẽ lên án sự bức hại ĐCSTQ vươn đến Hồng Kông

Hội trưởng Phật học hội Pháp Luân Hồng Kông, cô Lương Trân, đã mạnh mẽ lên án ĐCSTQ thông qua hình thức chất vấn Hội đồng Lập pháp để cố gắng “cấm Pháp Luân Công” tại Hồng Kông, đưa sự bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công vươn tới Hồng Kông. 

Cô Lương Trân cho biết, Pháp Luân Công tại Hồng Kông là đoàn thể đăng ký hợp pháp, được hưởng tự do tín ngưỡng và nhân quyền theo quy định của Luật Cơ bản. Năm nay là kỷ niệm 22 năm Pháp Luân Công chống lại bức hại, người tập Pháp Luân Công vẫn luôn biểu hiện hòa bình, thể hiện phong cách đại thiện, đại nhẫn của người tu luyện, tại Hồng Kông ngày càng nhận được sự chào đón của người dân. Cô cho rằng những nhân sĩ thân Cộng nhắc lại việc trấn áp Pháp Luân Công là điều mà người dân Hồng Kông không muốn nhìn thấy và sẽ không ủng hộ. 

id13074605 a1 2@1200x1200 600x400 1
Hội trưởng Phật học hội Pháp Luân Hồng Kông Lương Trân nói, mặc dù Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc Đại Lục, nhưng đã được truyền rộng rãi ở hơn 100 quốc gia và khu vực, nhận được hơn 3000 giải thưởng ở các nơi trên thế giới. Pháp Luân Công biểu hiện ra thái độ “Chân – Thiện – Nhẫn” khiến con người thế giới vô cùng tôn trọng. (Ảnh: Epoch Times).

Cô Lương Trân nói, Pháp Luân Công không có yêu cầu chính trị, chỉ là một đoàn thể tu luyện. Trong một năm qua, người Hồng Kông rất buồn bã và Pháp Luân Công đã mang đến hy vọng cho người dân. 

Bầu không khí chính trị của Hồng Kông đang ngày càng trầm trọng, đoàn thể dân chủ liên tiếp bị đàn áp, Apple Daily bị bức bách ngừng xuất bản. Trước và sau kỷ niệm sự kiện Lục Tứ, phe thân Cộng tuyên bố rằng Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc đã vi phạm Luật An ninh Quốc gia, hiện giờ lại yêu cầu cấm Pháp Luân Công. Cô Lương Trân biểu thị lo lắng về việc này, “kỳ thực tự do của Hồng Kông còn sót lại bao nhiêu?”

Về việc nghị viên thân Cộng mượn “vụ án đâm cảnh sát ngày 1/7” để đặt vấn đề về Pháp Luân Công, cô Lương Trân đáp lại: “Sự thật ở trong người dân.” Cô nói, sự kiện xảy ra ngày 1/7 đã được ghi hình lại trong video trực tiếp của truyền thông, trên đường phố ai cũng đều có thể đóng vai trò phát đi trực tiếp. Cô cho rằng ĐCSTQ ngay lập tức móc nối Pháp Luân Công với sự kiện này, đây là thủ pháp quen dùng của ĐCSTQ. “Rất nhiều lần họ đều dùng một số phương thức rất ‘vô lý, không đầu không đuôi’ để bóp méo, bôi nhọ Pháp Luân Công. Chúng tôi phải biểu thị lên án mạnh mẽ.”

Về việc nghị viên muốn điều tra nguồn tiền của Pháp Luân Công, cô Lương Trân nói, Pháp Luân Công vẫn luôn giữ vững nguyên tắc không tích trữ tiền, không tích trữ vật, người tập Pháp Luân Công làm việc điều là mang tính chất tình nguyện. Trước giờ không hề có một quốc gia hay chính phủ nào tài trợ cho Pháp Luân Công, bởi vì họ đều sợ cường quyền và đàn áp của ĐCSTQ. Cô cũng nhắc đến việc ĐCSTQ nhiều năm qua đã bịa đặt tung tin nói Pháp Luân Công “thu gom tiền”, “tất cả các sách của Pháp Luân Công đều có thể tải về miễn phí trên mạng, dạy các bài công pháp cũng là miễn phí, lấy đâu ra mà thu gom tiền?”

Còn về việc có nghị viên nhắc đến Pháp Luân Công tại Hồng Kông liệu có nên bị cấm hay không, cô Lương Trân nói, Pháp Luân Công tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều là tuân thủ pháp luật. Hồng Kông theo “một quốc gia, hai chế độ”, các học viên Pháp Luân Công có thể học và tập luyện tự do tại đây và được luật pháp Hồng Kông bảo vệ.

Cô Lương Trân cũng nói, Hiến pháp của Trung Quốc viết rõ tôn trọng tự do tín ngưỡng, Pháp Luân Công là một đoàn thể tu luyện, cũng là được Hiến pháp bảo vệ. Nhưng cá nhân Giang Trạch Dân đã phát động đàn áp Pháp Luân Công, nói Pháp Luân Công là “X giáo”, là dùng quyền lực thay pháp luật để làm cái gọi là “định tính” về Pháp Luân Công. 

Năm 2000 và năm 2005, Bộ Công An ĐCSTQ đã lần lượt ra 2 thông báo “Thông báo về Nhiều vấn đề về nhận định và cấm tổ chức tà giáo” (số hiệu thông báo là [2000] 39 và [2005] 39), trong đó không hề đề cập đến Pháp Luân Công. 

Cô Lương Trân nói, mặc dù Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc, nhưng Pháp Luân Công cũng đã được truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và khu vực, nhận được hơn 3.000 giải thưởng ở các nơi trên thế giới. Thái độ “Chân, Thiện, Nhẫn” mà Pháp Luân Công biểu hiện ra, khiến người thế giới vô cùng tôn trọng. “Sự tồn tại của Pháp Luân Công đối với Hồng Kông là ‘trăm điều lợi mà không có một điều hại nào’”. 

Cô tiếp tục nói, người Hồng Kông đã trải qua rất nhiều, ngày càng nhiều người nhìn thấy rõ thủ pháp của ĐCSTQ, hiểu được người tập Pháp Luân Công là nhóm người bị đàn áp, rất nhiều người sẽ không chấp nhận ý đồ đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Cô hy vọng người dân Hồng Kông có thể hiểu nhiều hơn nữa về Pháp Luân Công, “Pháp Luân Công chỉ là một đoàn thể tu luyện, nhiều năm qua đều đang kêu gọi lương tri một cách lặng lẽ.”

Về việc phe thân Cộng tại Hội đồng Lập pháp muốn cấm Pháp Luân Công, ông Hoàng Hạo Minh, chủ tịch của Liên đoàn Dân chủ xã hội cho biết, trước đó Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền, Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc từng đối mặt với sự bức bách giải thể và bị cấm, hiện nay Pháp Luân Công cũng gặp phải sự tấn công này. Ông cho biết, người tập Pháp Luân Công tham gia hoạt động chống lại bức hại 22 năm và tín ngưỡng “Chân, Thiện, Nhẫn”, do đó ông tin rằng người tập Pháp Luân Công sẽ tiếp tục lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” để chống lại các việc bất công. 

Pháp Luân Công là gì?

Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, do ông Lý Hồng Chí sáng lập và truyền ra vào năm 1992. Pháp Luân Công lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” để chỉ đạo người ta làm người tốt, đồng thời có 5 bài tập đơn giản và dễ học. Rất nhiều người sau khi học Pháp Luân Công đã có được thân thể khỏe mạnh, đạo đức nâng cao. 

Theo điều tra chính thức tại Trung Quốc Đại Lục năm 1998, trong 12.553 người tập Pháp Luân Công tại tỉnh Quảng Đông, sau khi tập Pháp Luân Công, tỷ lệ khỏi bệnh và khôi phục cơ bản là 77,5%, bệnh tình chuyển biến tốt là 20,4%, tổng hiệu quả trừ bệnh khỏe thân lên đến 97,9%.

Số lượng người tập Pháp Luân Công tăng nhanh đã khiến cho chính quyền ĐCSTQ chú ý, Công an ĐCSTQ từ năm 1994 đã bắt đầu tiến hành nằm vùng điều tra đối với Pháp Luân Công, nhưng không phát hiện Pháp Luân Công có bất cứ vấn đề nào. Năm 1999, theo văn kiện của nội bộ Bộ Công an ĐCSTQ tiết lộ, khi đó tại Trung Quốc Đại Lục có gần 100 triệu người tập luyện Pháp Luân Công. 

Số người tập luyện Pháp Luân Công nhiều hơn so với số đảng viên ĐCSTQ, điều này đã khiến cho đương nhiệm Tổng Bí thư ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân thấy sợ hãi và đố kỵ. Được sự gợi ý của La Cán, vây cánh của Giang Trạch Dân, cựu Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ, tháng 4/1999, Công an Thiên Tân đã bắt giữ và đánh đập người tập Pháp Luân Công, đồng thời yêu cầu người tập Pháp Luân Công cần trực tiếp đến Bắc Kinh khiếu nại. 

Ngày 25/4/1999, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công từ các nơi ở Trung Quốc đã tự phát đến thỉnh nguyện trước Văn phòng Khiếu nại Quốc vụ viện Trung Quốc tại Bắc Kinh, yêu cầu thả những người tập Pháp Luân Công bị bắt ở Thiên Tân. Họ làm theo chỉ thị của cảnh sát, xếp hàng trên vỉa hè dành cho người đi bộ, có người tập các bài công pháp, có người đọc sách, tạo nên một cảnh tượng tĩnh lặng và hiền hòa. Đương nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ khi đó là Chu Dung Cơ đã ra khỏi Trung Nam Hải để đối thoại với người tập Pháp Luân Công, đáp ứng yêu cầu có một môi trường tập luyện hợp pháp của người tập Pháp Luân Công. Những người tập Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện cũng đã rời khỏi đó một cách tĩnh lặng trong buổi tối, còn tự phát dọn dẹp sạch sẽ trên mặt đất, họ nhặt rác trên đường phố mang đi. 

b54153411fe13d75457f0837eb4bb0a0 600x400 1
Vào ngày 25/4 vào 22 năm trước, hơn mười nghìn học viên Pháp Luân Công đã đến thỉnh nguyện ôn hòa trước Văn phòng thỉnh nguyện của Quốc vụ viện ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Đây được gọi là thỉnh nguyện “quy mô lớn nhất, lý trí, ôn hòa nhất, và trọn vẹn nhất” trong lịch sử thỉnh nguyện của Trung Quốc. Hình ảnh cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4. (Nguồn: Minghui.org)

Sự kiện ngày 25/4/1999 đã kết thúc trong hòa bình bởi chính phủ đáp ứng yêu cầu của người dân, điều này đã khiến cộng đồng quốc tế chú ý. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân lại gán tội cho người tập Pháp Luân Công thỉnh nguyện hợp pháp thành “bao vây Trung Nam Hải”, và phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999. 

Tập đoàn Giang Trạch Dân của ĐCSTQ đã tạo ra rất nhiều lời dối trá để vu tội cho Pháp Luân Công, điều khiến người ta chấn động đó là vụ “tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn năm 2001, sự kiện này đã được nhiều tổ chức quốc tế nhận định là giả và được biên tạo. Ngày 14/8/2001, tại Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Phát triển giáo dục quốc tế (IED) đã lên án sự kiện “tự thiêu” này là do một tay ĐCSTQ đạo diễn, là “hành vi chủ nghĩa khủng bố quốc gia”. Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) cũng đã sản xuất bộ phim tài liệu có tên “Lửa giả”, vạch trần nhiều điểm nghi vấn của vụ ngụy tạo “tự thiêu” này, và năm 2003 đã nhận được giải thưởng danh dự của Liên hoan Phim và Truyền hình Quốc tế Columbus lần thứ 51.

Tội ác bức hại tàn khốc và thu hoạch nội tạng người tập Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã bị quốc tế lên án. Tháng 7/2006, ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Canada, và Luật sư nhân quyền Quốc tế David Matas đã công bố báo cáo điều tra về việc ĐCSTQ thu hoạch tạng sống của người tập Pháp Luân Công, báo cáo đã được trích dẫn trong báo cáo của Liên Hiệp Quốc và báo nhân quyền của nhiều quốc gia. 

Ngày 14/6 năm nay, 12 chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã ra tuyên bố chỉ ra, có chứng cứ đáng tin cậy cho thấy ĐCSTQ thu hoạch sống nội tạng của người tập Pháp Luân Công và người dân tộc thiểu số, người tín ngưỡng tôn giáo. 

Ngày 5/7, bà Louisa Wall, nghị sĩ Quốc hội New Zealand đã công khai cáo buộc chính quyền ĐCSTQ thu hoạch sống nội tạng người tập Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời bà yêu cầu Chính phủ New Zealand có hành động cứng rắn đối với ĐCSTQ. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm 5/7 cũng cho biết, đã nêu ra vấn đề cấy ghép tạng không minh bạch với Bắc Kinh.

Liên Thư Hoa, Epoch Times

Xem thêm: