Trước thềm Ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5), ông Kiều Hâm Hâm (Qiao Xinxin), người sáng lập Phong trào Phá bỏ bức tường [Internet tại Trung Quốc Đại Lục], đã kêu gọi cư dân mạng trên toàn thế giới đoàn kết lại, yêu cầu chính phủ và quốc hội các nước hiểu rõ tác hại của bức tường nhà tù điện tử này gây ra cho xã hội nhân loại, và cùng nhau phá bỏ ‘Bức tường Berlin trên Internet’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

shutterstock 1299689305
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Trong 2 tháng qua, để đối phó với Bức tường lửa của Trung Quốc (Great Firewall (GFW), còn được gọi là Tường lửa hoặc Vạn lý tường lửa), chặn truy cập từ Trung Quốc vào các thông tin và bản tin mạng ở nước ngoài. Một số nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền người Hoa ở nước ngoài đã tích cực thực hiện các chiến dịch phá bỏ bức tường trên Internet. Những người khởi xướng phong trào gọi bức tường ảo cô lập 1,4 tỷ người hay hơn 1 tỷ người dùng Internet tại Trung Quốc Đại Lục này là “Bức tường Berlin điện tử“, đồng thời ví không gian mạng cục bộ (LAN) bên trong bức tường như một nhà tù điện tử.

“Phong trào Phá bỏ bức tường” (viết tắt tiếng Anh là BanGFW) kêu gọi các phong trào của người Hoa ở nước ngoài hưởng ứng đề xuất của nhà bất đồng chính kiến ​Đồng Dật (Tong Yi) tại Quốc hội Mỹ, và coi việc phá bỏ bức tường là ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy tiến bộ xã hội của Trung Quốc, mục đích là phá bỏ toàn bộ bức tường lửa Internet của ĐCSTQ.

Phong trào Phá bức tường cho rằng để duy trì chế độ độc tài toàn trị tàn bạo của mình, ĐCSTQ đã chi một khoản tiền khổng lồ để xây dựng và vận hành bức tường lửa, cố tình cô lập 1,4 tỷ người ở Trung Quốc Đại Lục với hơn 6 tỷ người bên ngoài bức tường trong một thời gian dài, là một mắt xích quan trọng trong việc triển khai cuộc chiến thông tin chống lại thế giới tự do và dân chủ, và đã phạm tội ác chống lại loài người. Một trong những yêu cầu của phong trào là đưa những nhân vật hàng đầu của ĐCSTQ chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành tường lửa này ra Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague (Hà Lan) dựa trên việc thu thập đầy đủ bằng chứng.

Tài liệu “Cuốn sách phá bỏ bức tường” do những người sáng lập phong trào viết, đã chỉ ra rằng: “Những kẻ xây dựng bức tường đã phạm tội chống lại loài người bằng cách cô lập thông tin, kêu gọi 8 tỷ người trên thế giới tham gia phong trào xé bỏ bức tường, việc xét xử công khai toàn cầu những người liên quan đến tường lửa là mang tính cấp bách, không kém gì việc truy nã ông Putin vì cuộc chiến xâm lược Ukraine. Những người tiên phong phá bỏ bức tường kêu gọi 8 tỷ người trên toàn cầu đều tham gia vào phong trào này, đăng nhiều bài viết trên mạng và giơ các biểu ngữ trên đường phố để kháng nghị, đồng thời viết nhiều bài trên Internet và cầm biển phản đối trên đường phố, bỏ phiếu trực tuyến để ủng hộ phá bỏ bức tường, và cuối cùng quốc hội các nước và toà án hình sự quốc tế đưa ra lệnh chế tài nghiêm ngặt đối với những người lãnh đạo và nhà cung cấp bức tường, từ đó đạt được mục tiêu phá bỏ bức tường lửa.”

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với các phóng viên trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới, ông Kiều Hâm Hâm, người khởi xướng Phong trào Phá bỏ bức tường, đã tập trung vào hành trình suy nghĩ của ông trước và sau khi phát động phong trào này và triển vọng của ông về tương lai. Ông kêu gọi cư dân mạng trên toàn thế giới đoàn kết và cùng nhau phá bỏ ‘Bức tường Berlin trên Internet’ của ĐCSTQ.

Phóng viên: Sắp đến Ngày Tự do Báo chí Thế giới lần thứ 30. Môi trường truyền thông ở Trung Quốc hiện nay như thế nào?

Qiao Xinxin: Năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm Ngày Tự do Báo chí Thế giới, là một nhà báo Trung Quốc lưu vong, tôi tin rằng không có tự do báo chí thì không thể có dân chủ và nhân quyền. Luật sư nhân quyền và nhà báo thường là đối tượng đàn áp của Chính phủ Trung Quốc, ngay cả khi bạn ở Mỹ, Châu Âu hay thậm chí là Đông Nam Á, cảnh sát mạng Trung Quốc cũng sẽ tập trung vào các mục tiêu ở ngoài Trung Quốc.

Gần đây, vì tôi đang lãnh đạo Phong trào Phá bỏ bức tường, và tôi cũng đang đóng góp bài viết cho Đài Á Châu Tự Do, người nhà của tôi ở Trung Quốc đã bị đe dọa và yêu cầu xóa bài viết.

Và các nhà báo công dân như Phương Bân (Fang Bin) và Trương Triển (Zhang Zhan), những người ban đầu đưa tin về loại virus corona mới, vẫn đang bị giam giữ. Ví dụ, nhà báo Duy Ngô Nhĩ Qurban Mamut đã bí mật bị bắt vì đưa tin về vụ thảm sát người Duy Ngô Nhĩ và thậm chí bị kết án 15 năm tù. Vì vậy, tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ chú ý đến số phận của họ và thúc giục ĐCSTQ nhanh chóng trả tự do cho họ.

Phóng viên: Việc phát động phong trào phá tường nhằm mục đích gì? Hiện tại tiến triển có thuận lợi hay không?

Qiao Xinxin: Để theo đuổi quyền tự do báo chí và ngôn luận, chúng tôi đang thực hiện một phong trào gồm 8 tỷ người trên khắp thế giới cùng dỡ bỏ tường lửa Internet của ĐCSTQ. Điều này quan trọng hơn việc cấm TikTok và chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Trong 40 ngày qua, chúng tôi đã thu hút gần một triệu người quan tâm.

Phóng viên: Tại sao Phong trào Phá bỏ bức tường lại coi tường lửa của ĐCSTQ là tội ác chống lại loài người? Tại sao các bạn chủ trương tìm kiếm sự ủng hộ của các chính phủ và quốc hội trên toàn thế giới, và ra Tòa án Công lý Quốc tế để kiện bên có trách nhiệm?​

Qiao Xinxin: Bởi vì kể từ năm 2000, Trung Quốc đã trở thành nhà tù điện tử lớn nhất thế giới. Trung Quốc chi 6 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để xây dựng tường lửa Internet, chặn 310.000 trang web trên khắp thế giới như Google, Twitter, BBC và CNN, v.v, khiến mọi người [ở Trung Quốc Đại Lục] chỉ có thể tiếp xúc với thông tin tẩy não của ĐCSTQ.

Trong những năm qua, Trung Quốc thậm chí đã xuất khẩu công nghệ tường lửa sang các nước khác như Nga, Iran, Myanmar, Campuchia, v.v., khiến cho 1,7 tỷ người hàng ngày đều đang thù hận Mỹ, phản đối Nhật Bản và tấn công Đài Loan mà không có lý do, gây ra xung đột liên tục trên toàn thế giới.

Bức tường lửa Internet là một phần quan trọng, cốt yếu nhất trong cuộc chiến thông tin của ĐCSTQ chống lại thế giới tự do và dân chủ. Chúng tôi chân thành mời bạn tham gia cùng chúng tôi trong việc phá bỏ bức tường này. Đó là giơ một tấm bảng, đăng bài, và đưa nó ra Tòa án Hình sự Quốc tế và quốc hội các nước để xét xử công khai, đồng thời áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ.

Phóng viên: Vì sao ông nói việc phá bỏ tường lửa Internet có ý nghĩa chiến lược đối với quyền tự do ngôn luận và thông tin, liên lạc của cư dân mạng Trung Quốc? Nội dung cụ thể của kế hoạch hành động mà Phong trào Phá bỏ bức tường đưa ra là gì?

Qiao Xinxin: ĐCSTQ sử dụng hai công cụ để duy trì chế độ toàn trị, một là dối trá và hai là bạo lực, tương ứng với ngòi bút và khẩu súng. Tường lửa là công cụ lớn nhất cho sự thống trị bằng dối trá của nó. Vì vậy, chúng tôi đã xem xét các quy tắc của NATO về chiến tranh thông tin. Chúng ta phải nâng vấn đề tường lửa này lên tầm cao của chiến tranh thông tin. Đây cũng là từ mà ĐCSTQ đã đề cập từ lâu, chiến tranh thông tin, đánh một trận chiến thông tin. Vì vậy, chúng ta cần giúp người Châu Âu, người Mỹ, người Nhật nhận thức sâu sắc tác hại của cuộc chiến thông tin này, 1,4 tỷ người Trung Quốc là nạn nhân lớn nhất và họ cũng không ngoại lệ. Tội chứng tương ứng có thể được xác định trong vài giây, bởi vì ai cũng biết rằng các trang web như Google, Twitter, Youtube và BBC đều bị cấm tại Trung Quốc Đại Lục.

Vì vậy, chúng tôi chỉ muốn thu hút mọi người tiếp tục thảo luận sôi nổi trên Internet bằng cách liên tục đăng bài và giơ cao biểu ngữ. Chính là thuận tiện cho cho bước tiếp theo khi chúng tôi đến Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague để khởi kiện, và đi vận động hành lang tại quốc hội của nhiều quốc gia khác nhau.

Đến Tòa án Hình sự Quốc tế The Hague để kiện, chủ yếu là kiện ông Phương Tân Hưng (Fang Binxing) và bà Nghiêm Vọng Giai (Yan Wangjia). Hai người này học vấn cao, đều có bằng tiến sĩ, một là cha của bức tường lửa, một người là mẹ của bức tường lửa, một kỹ thuật viên đại diện cho hàng triệu công nghệ bức tường bên trong bức tường, và còn là cảnh sát mạng. Chúng tôi sẽ đưa ra một bản cáo trạng trọng điểm đối với họ.

Những quốc gia khác, chẳng hạn như Mỹ hiện có một quỹ dân chủ trị giá 9,5 tỷ đô la. Phong trào dỡ bỏ bức tường của chúng tôi cũng phải tìm cách viết một số bài viết quảng bá để xem liệu chúng tôi có thể nhận được một số tài trợ hay không. Bây giờ sức mạnh của vòng tròn những người tiếng Trung là tương đối yếu và hỗn loạn. Chúng tôi phải cố gắng đến các giới nói tiếng Anh, giới nói tiếng Nga, giới nói tiếng Nhật, giới nói tiếng Pháp và các giới quốc tế khác, để tìm kiếm sự hỗ trợ của các lực lượng chính nghĩa. Bằng cách này, chúng tôi có thể nhanh chóng làm cho vấn đề này lớn hơn. Chúng ta đều biết rằng nền kinh tế trong nước của ĐCSTQ đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Chiến lang của ĐCSTQ trong thời gian dài cũng khiến nhiều quốc gia rất chán ghét. Vì vậy, chính quyền của ĐCSTQ bây giờ rất không ổn định. Nếu bất kỳ quốc gia nào bây giờ áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với ĐCSTQ, thì sẽ khiến ĐCSTQ trở nên tồi tệ hơn.

Nói chung chính là để củng cố phong trào, bởi vì cuối cùng nó có thể tận dụng ngòi bút và cán dao của cộng đồng quốc tế, và để mọi người đều trừng phạt phạt tiền tham ô, thực phẩm, xăng dầu và khí đốt, chip, công nghệ, v.v, của ĐCSTQ ở nước ngoài. Lệnh trừng phạt, chưa nói đến lệnh trừng phạt được thực hiện thích hợp, chỉ cần mọi người bắt đầu bàn tán, thì nó (ĐCSTQ) sẽ rất hoảng loạn. Vì vậy, tôi hy vọng rằng mọi người làm điều gì đó, phá bỏ các bức tường, đăng và giơ cao các biểu ngữ.

Phóng viên: Là một sinh viên sinh sau năm 1985 tốt nghiệp đại học Trung Quốc, kinh nghiệm nào đã khiến ông vứt bỏ được sự tuyên truyền và giáo dục tẩy não của chính quyền ĐCSTQ, và chấp nhận rủi ro lớn để theo đuổi tự do báo chí và tự do ngôn luận?

Qiao Xinxin: Tôi sinh ra ở một ngôi làng vùng núi ở Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 1986. Hiện giờ tôi đã ở Đông Nam Á được 10 năm. Tôi được giáo dục từ nhỏ để nhanh chóng kết nạp đảng và thi công chức. Tôi chưa bao giờ gia nhập ĐCSTQ. Tôi có sự phản kháng đối với ĐCSTQ. Ông tôi chết đói năm 1959. Cậu tôi thích sáng chế khi tôi còn rất nhỏ và thường thiết kế một số máy móc nông nghiệp nhưng không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào của chính phủ. Sau đó, cậu thường đến chính quyền quận và Bắc Kinh để khiếu nại. Trong những năm qua, tôi đã được kể rất nhiều về những điều này và câu chuyện bên trong tấm màn đen của ĐCSTQ. 

Sau đó, sau khi vào đại học, tôi xem một đoạn video dài 3 giờ đồng hồ về Thảm sát Thiên An Môn ở ký túc xá bên cạnh. Tôi đã bị sốc. Trong thời gian này, tôi làm ở một trung tâm văn hóa Mỹ với tư cách là nhân viên bán thời gian, và tôi thường đi leo núi, mua sắm và qua lại với người Mỹ, họ là những người trẻ tuổi từ các tiểu bang khác nhau của Mỹ hoặc những người lớn tuổi. Dù sao cũng là ngày lễ của người Mỹ, Lễ tạ ơn. Cảm giác chung là rất thư thái. Họ rất tôn trọng mọi người. Hầu hết họ vẫn khiến tôi cảm thấy rất dễ thương, và họ không xấu xa như bộ máy dư luận của ĐCSTQ tuyên truyền.

Sau đó, sau khi tôi đến làm việc ở Quảng Châu. Vào năm đầu tiên, tôi thường đến Tổng lãnh sự quán Mỹ để nghe một số buổi tọa đàm về văn hóa. Năm 2012, tôi còn tham gia buổi quan sát vòng chung kết bầu cử tổng thống Mỹ. Sau đó, đồng thời tôi cũng đọc nhật báo tiếng Anh của Hồng Kông trong một năm. Tất cả điều này khiến tôi mở mang tầm mắt. Tôi nhanh chóng đi đến một kết luận. Tại sao chúng ta không được như những người bạn cùng trang lứa ở Mỹ, đi giao lưu khắp thế giới? Kết luận của tôi là ĐCSTQ đã cướp đi phần lớn tài sản của chúng ta, khiến chúng tôi phải làm việc cực nhọc và khó khăn.

Phóng viên: Ông từng nói người thân ở quê nhà bị đe dọa vì những lời phát biểu và hoạt động của ông ở nước ngoài, hiện tại ông có lo lắng cho sự an toàn của bản thân mình không?

Qiao Xinxin: Tôi hiện đang phát động Phong trào Phá bỏ bức tường. Cảnh sát mạng của Bộ Công an ĐCSTQ đã đe dọa gia đình tôi và yêu cầu tôi xóa những bình luận không tốt về Trung Quốc. Nếu không, họ sẽ tiến hành bắt người. Tôi chắc chắn không quan tâm đến họ. Bởi chính họ đã là một hành động xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác, thực thi pháp luật xuyên quốc gia. Ở đây tôi tuân thủ luật pháp, thân thiện, không thù hận cá nhân và có sức khỏe tốt. Vì vậy, tôi không sợ người khác. Nhưng để đề phòng bất trắc, tôi đã viết tay tuyên bố không tự tử bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh, nếu tôi xảy ra bất cứ tai nạn nào, xin hãy tìm ĐCSTQ tính sổ.

Theo VOA