Gần đây, chính quyền nhiều nơi ở Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ cải cách bảo hiểm y tế và cắt giảm trợ cấp y tế đã gây ra sự bất mãn trong một bộ phận lớn người dân Trung Quốc. Tiếp sau sự kiện đông đảo người dân Vũ Hán biểu tình ngày 8/2, ngày 15/2 người dân Vũ Hán lại tiếp tục biểu tình. Đồng thời, ở Đại Liên và An Sơn tỉnh Liêu Ninh cũng nổ ra biểu tình lớn.

wuhanfeiyan 2023 02 15 2 1676499
Sau sự kiện nhiều người dân Vũ Hán biểu tình ngày 8/2 để phản đối cải cách bảo hiểm y tế, ngày 15/2, Vũ Hán tiếp tục bùng nổ biểu tình lớn. Đồng thời Đại Liên và An Sơn (tỉnh Liêu Ninh) cũng nổ ra biểu tình lớn. (Ảnh chụp màn hình)

Gần đây, nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục bắt đầu thúc đẩy và tuyên truyền về cải cách bảo hiểm y tế, và làn sóng cải cách này bắt đầu từ chính sách của Quốc vụ viện Trung Quốc vào năm 2021, tức là khoảng 70% tiền trợ cấp y tế hàng tháng cho cá nhân sẽ được phân bổ vào “quỹ bảo hiểm y tế chung”, đối với người bình thường mà nói, việc này khiến họ không chỉ không mua được thuốc, nếu muốn sử dụng bảo hiểm thì phải đến bệnh viện khám và phải chi một số tiền nhất định thì mới có thể thanh toán bảo hiểm.

Do quyền và lợi ích của một số lượng lớn người đã nghỉ hưu bị ảnh hưởng, nên bắt đầu từ ngày 8 tháng này, những người cao tuổi đã tập trung trước trụ sở chính quyền, hy vọng quan chức chính quyền thành phố đưa ra lời giải thích. Do người tham gia đều là người nghỉ hưu, nên được ngoại giới gọi “phong trào tóc trắng”, tiếp sau “phong trào giấy trắng” ủng hộ người dân biểu tình trong sự cố hỏa hoạn ở Tân Cương vào cuối năm ngoái.

Hiện làn sóng biểu tình này vẫn tiếp tục lan rộng, đến ngày 15 đã lan đến thành phố Đại Liên, thành phố An Sơn ở Liêu Ninh, thậm chí còn nổ ra các cuộc biểu tình lớn hơn.

Theo video được chia sẻ trên mạng, ít nhất hàng ngàn người đã về hưu đã tập trung tại Quảng trường Nhân dân ở quận Tây Cương (Xigang), thành phố Đại Liên vào ngày 15/2. Họ hát bài “quốc ca” và yêu cầu chính quyền tạm dừng cải cách bảo hiểm y tế, trả lại tiền cho người dân. Tuy nhiên, một số lượng lớn cảnh sát đã xuất hiện tại hiện trường và đụng độ với những người biểu tình.

(Nội dung tweet: Ngày 15/2, người nghỉ hưu ở An Sơn đến trụ sở chính quyền thành phố, là vấn đề bảo hiểm y tế.

Người nghỉ hưu ở thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, liên quan đến đãi ngộ bảo hiểm y tế người nghỉ hưu, họ tập trung tại trụ sở chính quyền thành phố Đại Liên để yêu cầu giải thích.)

Cùng ngày, biểu tình tương tự đã xảy ra tại công ty An Cương (ANGANG)  Liêu Ninh. Nhiều người về hưu ở công ty gang thép An Cương tụ tập ở gần trụ sở chính quyền để “chất vấn” về vấn đề bảo hiểm y tế, kết quả là nhiều người lớn tuổi đã bị cảnh sát địa phương tống thẳng lên xe buýt và áp giải đi. Sau đó, có thể thấy trong video có rất nhiều cảnh sát và xe cảnh sát xuất hiện tại hiện trường, bầu không khí vô cùng khác thường. Công ty thép An Cương có trụ sở tại thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh.

(Nội dung tweet: Tiếp sau Vũ Hán, ngày 15/2, nhân viên nghỉ hưu của nhà máy thép An Cương tỉnh Liêu Ninh cũng đến trụ sở chính quyền vì vấn đề bảo hiểm y tế.)

(Nội dung tweet: Ngày 15/2, nhân viên nghỉ hưu của nhà máy thép An Cương tỉnh Liêu Ninh cũng đến trụ sở chính quyền vì vấn đề bảo hiểm y tế, cảnh sát đã ngay lập tức đến hiện trường.)

Còn tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, một cuộc biểu tình quy mô lớn hơn đã được tổ chức vào ngày 15/2 sau sự kiện biểu tình lớn vào ngày 8/2. Một số người biểu tình địa phương tiết lộ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng họ đã hô vang khẩu hiệu “Đả đảo chính quyền phản động” tại hiện trường. Trong video được chia sẻ trên mạng cũng có thể nghe thấy, một số công dân trong đám đông hét lên “Đả đảo Đảng Cộng sản!”

(Nội dung Tweet: Tại Công viên Trung Sơn, tỉnh Hồ Bắc.)

Một nhóm cảnh sát đã đánh đập bạo lực một người phụ nữ trên ô tô, sau khi người phụ nữ bị đánh, cô đã lấy tay che đầu và không ngừng la hét, những người xung quanh đã lớn tiếng hỏi tại sao cảnh sát lại đánh người? Thấy vậy, cảnh sát lại ra tay đánh người đàn ông lên tiếng hỏi, đồng thời cố túm lấy đầu ông và đánh anh ta rất mạnh.

Theo các nhân chứng được hãng tin AFP phỏng vấn, một nhóm người biểu tình đã tập trung vào ngày 15 tại cổng Công viên Trung Sơn ở trung tâm Vũ Hán, đây là nơi tản bộ được yêu thích nhất ở thành phố 11 triệu dân này.

(Nội dung tweet: Video người dân Vũ Hán biểu tình)

Trong video được chia sẻ trên mạng cũng có thể thấy rất nhiều người lớn tuổi ở Vũ Hán đã xuống đường và tập trung tại Công viên Trung Sơn, khiến đại lộ Giải Phóng bị chặn lại, hiện trường có rất đông cảnh sát, nhà ga tàu điện ngầm gần Công viên Trung Sơn cũng bị đóng cửa, có thời điểm cảnh sát và người dân xảy ra xung đột tay chân, cảnh sát xô đẩy người biểu tình một cách thô bạo, người biểu tình chống lại và hét lên “Trả bảo tiền hiểm y tế cho tôi!” Một số người già đã ngã xuống đất.

Cùng ngày, có thông tin lan truyền nói rằng tin tín hiệu liên lạc tại địa điểm biểu tình bị chặn, nhiều người đã bị cảnh sát bắt giữ.

Đến hết ngày 15/2, chính quyền Vũ Hán vẫn chưa ra mặt phản hồi về vấn đề liên quan.

Về vấn đề này, có cư dân mạng viết trên Tweeter: “Tại sao thanh thế cuộc biểu tình ở Vũ Hán lại lớn như thế này? Vũ Hán là thành phố đầu tiên bị phong tỏa, thành phố đầy máu và nước mắt; khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ trong một đêm, hầu hết mọi người đều bị nhiễm bệnh, và nhiều người già đã chết, họ (người biểu tình) cho rằng việc giảm tiền bảo hiểm y tế là muốn bức người già chết, giảm gánh nặng cho chính phủ. Có người hỏi: Vấn đề có thể giải quyết được không? Quan chức trả lời: Không giải quyết được. Hỏi: Làm sao giải quyết được? Trả lời: Người phản ánh nhiều lên thì có thể giải quyết.”

Người dùng Twitter @dbezuqun viết: “Những người lớn tuổi nghỉ hưu ở Vũ Hán đã làm thật rồi, không hổ danh là vùng đất khởi nghĩa đầu tiên, nói được làm được. Cùng với đó, tại Quảng trường Nhân dân Đại Liên cũng hưởng ứng. Tôi nghĩ đến câu nói: Việc mà có thể dùng tiền để giải quyết thì đều không phải là việc, quan trọng là không có tiền. Năm nay, chúng ta hãy chờ xem ĐCSTQ không có tiền sẽ nghênh tiếp tứ bề bất ổn.” 

Hãng tin AFP dẫn lời một nhà phân tích tại SinoInsider, chuyên về chính trị và kinh tế Trung Quốc, cho biết rằng “Nếu Bắc Kinh không thực thi cải cách bảo hiểm y tế một cách chính xác, thì có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội và sự tức giận đối với chính quyền.” Ngoài ra, các cuộc biểu tình dân sự hiện nay ở Trung Quốc do bảo hiểm y tế gây ra phản ánh rằng “chính quyền địa phương đang gặp khó khăn về tài chính”.

Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), một nhà kinh tế tại “Viện Thông tin và Chiến lược” ở Mỹ, cũng chỉ ra rằng người dân ở khắp mọi nơi của Trung Quốc nói chung không hài lòng với việc thiếu phúc lợi bảo hiểm y tế, bởi vì “Điều này liên quan đến lợi ích thiết thân của người dân. Hiện tại việc cắt giảm tiền của người dân, còn bao gồm cả việc nâng khoản tiền nộp để được thanh toán bảo hiểm, thực ra đều là người dân đã nộp tiền. Dựa vào đâu mà dùng lệnh cưỡng chế của chính quyền để tước đoạt tiền đó chứ? Đây là điều thương thiên hại lý. Nhưng chính quyền trung ương ĐCSTQ nói rất rõ, đó chính là chính quyền trung ương không có tiền, nên đã lấy tiền của người dân mà không thương lượng.”

Ông Lý Hằng Thanh cho rằng trước tình hình nghiêm trọng hiện nay khi tất cả các ngành công nghiệp ở Trung Quốc đều sa sút, nền kinh tế đang trên bờ vực sụp đổ và quốc khố trống rỗng, các cuộc biểu tình này có thể gây ra phản ứng dây chuyền và trở thành sự tiếp nối của “Cách mạng Giấy trắng“, đồng thời cũng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến kỳ họp “lưỡng hội” tại Bắc Kinh sắp diễn ra sau 2 tuần nữa.

Vào cuối năm ngoái, chính quyền thành phố Vũ Hán đã thông báo rằng họ sẽ thực hiện biện pháp mới để thúc đẩy cải cách đảm bảo điều trị y tế vào ngày 1/2, tức “Quy tắc chi tiết về thực thi hỗ trợ đảm bảo khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cơ bản cho nhân viên chức thành phố Vũ Hán”. Sau khi kế hoạch chính thức được triển khai, nó đã bị người dân phản đối rộng rãi, chính quyền khẳng định rằng cải cách này nhằm củng cố quỹ chung và mở rộng phạm vi chi trả bảo hiểm y tế. Nhưng tuyên bố của chính quyền không được người dân chấp nhận.