Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều phóng viên báo chí nước ngoài làm việc tại Trung Quốc không chịu nổi áp lực của chính quyền Bắc Kinh, đành phải rút lui hoặc sang nước khác, phóng viên John Sudworth của BBC và vợ mình là phóng viên Yvonne Murray của RTE (Ireland) là nhóm phóng viên nước ngoài rời đi muộn nhất.

EU keu goi TQ huy bo lenh cam doi voi BBC 1
(Ảnh minh họa: chrisdorney/Shutterstock)

Reuters đưa tin, Liên minh châu Âu cho biết ít nhất 18 phóng viên truyền thông nước ngoài đã bị buộc phải rời khỏi Trung Quốc vào năm ngoái.

John Sudworth đã nhiều lần bị chính quyền ĐCSTQ gây áp lực vì đã báo cáo về những vi phạm nhân quyền của chính quyền này. Anh và vợ đã phải chuyển từ Bắc Kinh đến Đài Loan vào hôm thứ Tư (ngày 31/3). Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc cho biết John Sudworth đã đến Đài Loan và hiện đang trong tình trạng cách ly.

Hãng thông tấn trung ương Đài Loan đưa tin, John Sudworth đã đăng một bài báo trên trang BBC trên số đầu tiên vào ngày 2/4 với tựa đề “Thực tế nghiệt ngã của việc đưa tin ở Trung Quốc buộc tôi phải rời đi” (The grim reality of reporting in China that pushed me out). Bài báo nói rằng kinh nghiệm của bản thân anh là kinh nghiệm mới nhất trong hàng dài các trường hợp truyền thông nước ngoài rút khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây. Đây cũng là một phần của cuộc chiến thông tin và ý thức hệ toàn cầu của ĐCSTQ. 

ĐCSTQ liệt kê “các giá trị phương Tây” là “Tài liệu số 9″ trong mục tiêu đấu tranh của mình

John Sudworth nói ở đầu bài báo rằng khi gia đình anh ấy vội vã thu dọn đồ đạc và chạy đến sân bay, cảnh sát mặc thường phục đã theo dõi bên ngoài nhà và theo họ đến tận quầy làm thủ tục của sân bay. Sau khi anh ấy rời đi, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã hoạt động hết sức, phủ nhận việc anh phải đối mặt với các mối đe dọa ở Trung Quốc, đồng thời tiếp tục chỉ trích, cho rằng báo cáo của anh về Tân Cương đã khiến người dân Trung Quốc tức giận. Tuy nhiên đó là một tuyên bố khó có thể xảy ra, “bởi vì phần lớn người dân Trung Quốc không thể xem bất kỳ báo cáo nào của chúng tôi, báo cáo đã bị chặn từ lâu.”

John Sudworth sau đó kể lại rằng năm 2012 khi anh vừa đến Trung Quốc bắt đầu công việc cũng là năm mà Chủ tịch Tập Cận Bình được bổ nhiệm vào vị trí quyền lực nhất nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Anh viết rằng ông Tập Cận Bình đã sử dụng hệ thống chính trị cứng nhắc của Trung Quốc (ĐCSTQ) để thắt chặt kiểm soát xã hội; hiện nay khi ông Tập đã nắm quyền gần 10 năm với nhiệm kỳ không giới hạn, truyền thông đã trở thành chiến trường tiêu biểu dưới thời chính quyền của ông ta.

John Sudworth đã đề cập đến “Tài liệu số 9” của ĐCSTQ trong đó liệt kê “các giá trị phương Tây” là mục tiêu đấu tranh của họ (nghĩa là, lệnh “Bảy điều không được nói” cấm các trường đại học thảo luận về các giá trị phổ quát như tự do báo chí và quyền con người). Anh tin rằng kinh nghiệm của BBC cho thấy các báo cáo của truyền thông nước ngoài về việc phơi bày sự thật ở Tân Cương, đặt câu hỏi về cách Trung Quốc (ĐCSTQ) xử lý dịch bệnh và nguồn gốc của virus, hoặc lên tiếng chống lại sự cai trị độc đoán của Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Hồng Kông, không nghi ngờ gì sẽ trở thành mục tiêu tấn công.

Trong nước, ĐCSTQ  kiểm soát ngôn luận; ngoài nước, “sói chiến” chỉ trích các báo cáo nước ngoài 

Sau khi John Sudworth rời khỏi Trung Quốc, ngoài việc tiếp tục tấn công anh, bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ còn mạnh mẽ sử dụng mạng xã hội nước ngoài để khuếch trương hiệu quả.

Anh viết, cùng lúc không gian cho báo chí nước ngoài ở Trung Quốc đang bị thu hẹp, ĐCSTQ lại đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược truyền thông của mình ở nước ngoài, tận dụng triệt các nền tảng truyền thông nước ngoài tự do và cởi mở, cho phép các nhà ngoại giao “sói chiến” đăng Twiiter phản đối các báo cáo nước ngoài. Nhưng đồng thời, cùng một nền tảng nước ngoài đó, công dân của họ lại bị cấm sử dụng. Một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Chính sách Mạng Quốc tế thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) đã đưa ra một báo cáo ghi lại chiến lược đa nền tảng đồng bộ và dày đặc này.

John Sudworth viết: “Trong bối cảnh này, sự ra đi của tôi có thể được coi là một phần nhỏ của cuộc chiến kiểm soát tư tưởng mới nổi lên và cực kỳ bất đối xứng… Việc giảm tiếp cận với Trung Quốc sẽ làm suy yếu khả năng hiểu tình hình thực tế của chúng ta ở Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đang sử dụng sức mạnh thể chế của truyền thông tự do để phá vỡ các cuộc tranh luận dân chủ ở những nơi khác. “

John Sudworth: Vẫn có những phóng viên truyền thông nước ngoài và công dân Trung Quốc dũng cảm dám nói

Tuy nhiên, John Sudworth tin rằng vẫn còn một tia hy vọng, ví dụ, nhiều thực tế ở Tân Cương được tiết lộ trong những năm gần đây đều dựa trên các tài liệu nội bộ và các báo cáo tuyên truyền của chính Trung Quốc (ĐCSTQ).

Anh nói, “Một siêu cường kỹ thuật số, hiện đại không thể để lại dấu chân của mình trên Internet, và nỗ lực quan trọng của báo chí để phơi bày những dấu chân này sẽ tiếp tục từ nơi xa.” Anh và ngày càng nhiều phóng viên nước ngoài sẽ buộc phải đưa tin về Trung Quốc ở Đài Bắc hoặc các thành phố khác.

John Sudworth cuối cùng cũng đề cập rằng vẫn còn một số phóng viên nước ngoài dũng cảm và kiên quyết ở Trung Quốc tiếp tục cam kết đưa tin; cũng có một số công dân Trung Quốc xuất sắc đang chấp nhận rủi ro lớn để tìm cách vượt qua kiểm duyệt và kể những câu chuyện về chính quốc gia của họ, ví dụ như hầu hết kiến ​​thức của thế giới về thành phố Vũ Hán trước khi bị phong tỏa là đến từ các nhà báo công dân, và bây giờ họ đang phải chịu tổn thất cho sự dũng cảm đó.

John Sudworth viết: “Chúng ta không nên quên rằng trong cuộc chiến kiểm soát tư tưởng toàn cầu mới này, những người tiếp tục đối mặt với rủi ro lớn nhất chính là công dân Trung Quốc khi nói lên sự thật.”

Xích mích gần đây giữa BBC và Bắc Kinh

Bắc Kinh và BBC gần đây đã xảy ra xích mích. ĐCSTQ không hài lòng với báo cáo của BBC về việc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tháng trước, ĐCSTQ đã cấm kênh Tin tức Thế giới của BBC (BBC World News).

Hồi tháng Hai, Cơ quan Truyền thông Anh (Ofcom) đã thu hồi giấy phép Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), và căn cứ vào phim “cưỡng bức nhận tội” của Anh và các báo cáo liên quan về Hồng Kông để phạt CGTN 225.000 Bảng Anh.

John Sudworth cho biết trong một cuộc phỏng vấn với một chương trình phát thanh của BBC: “Trong vài năm qua, do các báo cáo của mình, tôi đã phải chịu áp lực và đe dọa từ chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng nó đã trở nên càng xấu đi trong vài tháng gần đây. Trên một số nền tảng do ĐCSTQ kiểm soát, không chỉ đài BBC bị tấn công bởi hỏa lực tuyên truyền mà còn chống lại cá nhân tôi.”

Anh nói: “Chúng tôi bị đe dọa sẽ có hành động pháp lý, chúng tôi cũng bị giám sát, cản trở và quấy rối khi chúng tôi cố gắng quay phim, chụp ảnh. Cuối cùng, việc gia đình chúng tôi tiếp tục sống ở Bắc Kinh, BBC cũng cho rằng là quá mức nguy hiểm. Tất nhiên là đáng buồn, đặc biệt là bởi vì bị đe dọa, nhưng chúng tôi sẽ định cư ở Đài Loan.”

John Sudworth “chạy trốn” để tránh sự quấy rối của bộ máy nhà nước ĐCSTQ

John Sudworth nói rằng nhiều phóng viên truyền thông nước ngoài chọn đến Đài Loan, nơi được hưởng nhiều tự do hơn về truyền thông.

Tờ “Times” của Anh cho rằng John Sudworth “bỏ trốn” để tránh sự quấy rối của bộ máy nhà nước ĐCSTQ.

Tờ Telegraph của Anh cho biết, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ thường hạn chế cấp thị thực cho các phương tiện truyền thông nước ngoài nhằm trừng phạt những nhà báo viết bài mà chính quyền không thích đưa tin.

Bắc Kinh đã trục xuất 3 phóng viên truyền thông Hoa Kỳ, bao gồm New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post vào năm ngoái.

Nữ nhà báo người Úc gốc Hoa Thành Lôi (Cheng Lei) làm việc cho đài CGTN của Trung Quốc, đã bị bắt vào tháng Tám năm ngoái và bị buộc tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Phạm Nhược Y (Fan Ruoyi), một nhà báo Trung Quốc được Bloomberg News tuyển dụng và làm việc tại Bắc Kinh, đã bị bắt giữ vì tình nghi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia vào cuối năm ngoái.

Sau khi có tin tức về việc phóng viên Thành Lôi (Cheng Lei) bị bắt giữ, hai nhà báo Australia đã rời Trung Quốc vì lý do an toàn.

Văn phòng Ngoại giao Anh tuyên bố rằng họ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc thiếu tự do truyền thông và sự xấu đi của môi trường truyền thông, đồng thời sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này với Bắc Kinh.

Hạ Vũ, Epoch Times

Xem thêm: