Sự việc phóng viên nhà nước Trung Quốc “nằm vùng” tại cửa hàng của ‘gã khổng lồ’ cà phê Starbucks và tiết lộ các vấn đề an toàn thực phẩm làm dấy lên làn sóng tẩy chay doanh nghiệp nước ngoài mới đây, được cho là không đơn giản như bề ngoài.

starbucks 3
(Ảnh minh họa: Pixabay)

Phóng viên truyền thông đảng rình rập Starbucks, công ty vốn nước ngoài đang gặp nguy hiểm

Được thúc đẩy bởi chính sách đối ngoại “sói chiến” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chủ nghĩa bài ngoại tiếp tục gia tăng. Nhiều chính sách đối nội tại nước này cũng bắt đầu áp dụng sách lược “sói chiến” này.

Sau khi Tesla, nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ và thương hiệu áo khoác lông vũ Canada Goose bị dư luận Bắc Kinh kích động, hãng cà phê Starbucks của Mỹ cũng trở thành mục tiêu mới của chính quyền ĐCSTQ.

Gần đây, một phóng viên truyền thông đảng của tờ “Tin tức Bắc Kinh” (The Beijing News) bị cáo buộc đã đến “nằm vùng” trong cửa hàng Starbucks tại thành phố Vô Tích, sau đó tiết lộ các vấn đề an toàn thực phẩm tại đây.

Theo báo cáo của giới truyền thông Đại Lục, các phóng viên của tờ “Tin tức Bắc Kinh” đã cải trang thành người lao động vào cuối tháng 10. Sau khi vượt qua 3 vòng phỏng vấn, họ được tuyển vào cửa hàng Starbucks tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô và “nằm vùng” ở đây.

Ngày 13/12, phóng viên chìm đã đăng một bài báo điều tra, nói rằng có 2 cửa hàng Starbucks tồn tại hiện tượng sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng. Hạn sử dụng của một số thành phần bị quản lý và nhân viên cửa hàng tự ý sửa lại, kéo dài thêm một tuần. Vụ việc đã thu hút sự chú ý của nhiều kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo Trực tuyến và Thời báo Hoàn cầu đều đăng bình luận chỉ trích Starbucks. Nhân dân Nhật báo Trực tuyến còn đăng một bài đánh giá nhanh, tuyên bố rằng hành động của Starbucks “khiến người ta choáng váng và không thể chịu đựng được”. Đồng thời yêu cầu công ty Mỹ này “ngừng đắm chìm trong vầng hào quang mà không thể tự giải thoát.”

Tin tức này lập tức trở thành tìm kiếm nóng trong ngày. Starbucks ngay lập tức đăng thông tin trên Weibo cho biết họ đã chú ý đến các báo cáo và vô cùng sốc trước vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến cửa hàng này. Đồng thời đã đóng cửa 2 cửa hàng trên và mở một cuộc điều tra. Công ty này cho biết họ áp dụng cách tiếp cận không khoan nhượng đối với các vấn đề an toàn thực phẩm và hoan nghênh sự giám sát liên tục của công chúng và giới truyền thông.

Các nhà bình luận nói với giới truyền thông rằng đôi khi việc phơi bày các vấn đề an toàn thực phẩm vốn không thái quá như vậy. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã cử các phóng viên truyền thông của đảng đến “nằm vùng” tại Starbucks ngay từ đầu tháng 10 năm nay. Điều này dường như đã được tính toán từ trước và chuẩn bị để tấn công công ty Mỹ này.

Sau 2 tháng điều tra, cuối cùng họ cũng phát hiện ra cách vận hành của Starbucks có vấn đề. Vì vậy một số kênh truyền thông của đảng đã liên hợp cùng nhau đăng tải các bài báo chỉ trích và tập hợp lại tấn công ‘gã khổng lồ’ cà phê này.

Chính quyền ĐCSTQ luôn sử dụng chiến thuật này suốt một thời gian dài. Năm 1957, họ tuyên bố muốn “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Trên thực tế, từ lâu những trí thức có tư duy độc lập đã bị ĐCSTQ nhắm làm mục tiêu bị tấn công. Những gì tiếp theo chỉ là quá trình làm thế nào để dụ rắn ra khỏi hang. Nhiều người vì mắc bẫy của ĐCSTQ đã trở thành phần tử phản động và bị đả đảo.

Cách làm này vẫn được truyền thừa cho đến ngày nay. ĐCSTQ sẽ chọn một mục tiêu để tấn công, chẳng hạn như công ty Starbucks của Mỹ. Sau đó sẽ đi bới lông tìm vết và cuối cùng, ĐCSTQ sẽ luôn tìm ra một số vấn đề, nắm chặt chúng và dấy lên một làn sóng chỉ trích. Mục đích cơ bản là để thỏa mãn tâm lý báo thù người Mỹ của ĐCSTQ.

Tesla bị tấn công khốc liệt ở Trung Quốc, phải cân nhắc việc có nên quỳ gối hay không  

Ngoài ra, ‘gã khổng lồ’ ô tô điện Tesla cũng nhiều lần bị giới chức Trung Quốc “trù dập”.

Theo các báo cáo, Trung Quốc là thị trường chính giúp Tesla tăng trưởng nhanh chóng trong 2 năm qua. Nhưng trong cuộc chiến giành thị trường xe điện, đối thủ của Tesla không chỉ là các nhà sản xuất ô tô, mà còn có cả ĐCSTQ.

Đầu năm nay, tin tức cho thấy nhiều thành phố đã bắt đầu hạn chế việc lái những chiếc xe của Tesla trên đường cao tốc. Đây là một đòn giáng nặng nề mang tính hủy diệt đối với hãng này.

Tháng 2/2020, Công ty Tesla Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ hợp tác với nhà sản xuất pin CATL của Trung Quốc, để mua pin CATL (Ninh Đức Thời Đại). Kể từ đó, Model 3 do Tesla sản xuất tại Trung Quốc có 3 loại pin. Hơn nữa, trước khi mua xe, người tiêu dùng sẽ không thể biết xe mà họ mua đang sử dụng loại pin nào. Nhưng sau khi nhận xe, chủ xe có thể đánh giá từ độ bền tối đa của pin. Panasonic có độ bền pin cao nhất, tiếp theo là LG Chem, và hành trình khá ngắn chính là pin CATL.

Bắt đầu từ tháng 6/2020, đã có nhiều vụ cháy xe Model 3 ở Trung Quốc. Nhưng đồng thời cũng có nhiều vụ cháy xe điện mang thương hiệu Trung Quốc. Dựa trên nguyên tắc bảo vệ các nhà máy sản xuất pin của Trung Quốc, những tin tức này không được điều tra sâu và nhanh chóng bị dập tắt.

Tuy nhiên, khi chiếc Model 3 phiên bản Trung Quốc bất ngờ bốc cháy lúc đang sạc trong bãi đậu xe, Tesla đã chính thức lên tiếng khẳng định đây không phải vấn đề về thiết kế, mà là vấn đề lưới điện của Nhà nước Trung Quốc và chất lượng của trạm sạc xe điện. Tuyên bố này là lần đầu tiên Tesla chọc giận ĐCSTQ.

Từ đầu năm 2020 đến quý đầu tiên của năm 2021, ĐCSTQ đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để gây áp lực lên Tesla. Trong đó gồm việc cấm ra vào khu vực quân sự, kiện tụng tranh chấp người tiêu dùng và các thông báo chung của cơ quan nhà nước.

Bắt đầu từ trưa ngày 23/4/2021, trong giới xe điện Trung Quốc, liên tiếp truyền đến thông tin phản ánh từ các chủ xe tại các thành phố khác nhau. Họ bị cảnh sát giao thông chặn lại trước khi lên đường cao tốc và yêu cầu rời đi, mà không được đi vào làn đường này.

Một số cư dân mạng cho rằng sự phát triển của Tesla tại Trung Quốc đang bị tấn công, có nên quỳ gối hay không, hiện đang là câu hỏi mà Tesla phải cân nhắc.

Dương Thiên Tư / Vision Times

Xem thêm: