Bộ Giáo dục Trung Quốc phối hợp cùng Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ép học sinh tiểu học và phụ huynh trên toàn quốc xem tiết mục tuyên truyền chính trị khiến nhiều người phẫn nộ. Sau đó, quan chức Bộ Giáo dục Trung Quốc đã lên tiếng thanh minh có ý thoái thác trách nhiệm, còn CCTV cũng đăng lời xin lỗi, tuy nhiên cư dân mạng Trung Quốc dường như không chấp nhận, họ cho rằng những tuyên bố đó là trốn tránh và quá miễn cưỡng lấy lệ.

Embed from Getty Images

Hình ảnh học sinh tại một trường học tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc (Ảnh minh họa từ Getty Images)

Mới đây, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã truyền mệnh lệnh hành chính đến các trường học trên toàn Trung Quốc, yêu cầu mang tính cưỡng chế tất cả các học sinh và phụ huynh phải xem tiết mục tuyên truyền chính trị “Bài học đầu năm” do bộ này phối hợp cùng CCTV chế tác.

Đối diện với làn sóng phản đối chỉ trích từ và yêu cầu xin lỗi từ công chúng, người phát ngôn của Bộ Giáo dục Trung Quốc đã lên tiếng xin lỗi vào hôm 2/9, đồng thời cho biết bộ này chỉ tham dự vào “chế tác cốt truyện của tiết mục, còn các việc khác như sắp xếp trình bày nội dung chúng tôi không rõ lắm”. Phát ngôn này được cho là có ý phủi sạch trách nhiệm của Bộ Giáo dục.

Cùng ngày, dưới áp lực mạnh mẽ từ dư luận và công chúng, Trung tâm Quản lý kinh doanh quảng cáo của CCTV cũng đăng một bản xin lỗi công khai: Tối ngày 1/9, Kênh tổng hợp của CCTV đã phát quá nhiều quảng trước khi phát sóng tiết mục “Bài học đầu năm”, đã ảnh hưởng đến việc xem chương trình đúng giờ của phụ huynh và các bạn nhỏ, do đó chúng tôi xin gửi lời xin lỗi đến toàn thể phụ huynh và các bạn nhỏ.

Tuy nhiên, đối với những lời thanh minh được nói ở trên của Bộ Giáo dục và CCTV, cư dân mạng vẫn không chấp nhận và liên tục chỉ trích nội dung “thanh minh” với những từ ngữ chọn lọc đều cho thấy thiếu thành ý và sự kiểm điểm thực sự, chỉ là đang “tránh nói vào vấn đề chính”“trốn tránh trách nhiệm”.

Có người bình luận: “Lời xin lỗi này không có chút thành ý, lấy phòng quảng cáo ra làm bia đỡ đạn. Đã không nhắc đến việc xử lý người chịu trách nhiệm, cũng không hề nhắc đến việc về sau sẽ sửa đổi ra sao”.

Có người cho biết: “Sai thì đã sao, cần ra mặt thì ra mặt, cần lấy tiền thì lấy tiền, qua vài ngày lại trở lại bình thường”.

Còn có người chỉ ra, đầu tiên cần khiển trách chính là Bộ Giáo dục, vấn đề không phải là quảng cáo nhiều hơn, quan trọng là “Bộ Giáo dục dựa vào đâu để yêu cầu học sinh toàn Trung Quốc thống nhất xem cùng một tiết mục?”

Dư luận ngoài Trung Quốc trực tiếp chỉ trích Bộ Giáo dục Trung Quốc và CCTV, “sự kết hợp hoàn mỹ giữa vận hành doanh nghiệp sự độc tài”.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, một phụ huynh học sinh bị ép buộc cùng con xem chương trình được gọi là “Bài học đầu năm học” cho biết vô cùng tức giận về việc này, ông nói: “khi người lớn bị tẩy não bởi những lời nói ăn rơ giữa hành chính và doanh nghiệp, vốn sẽ nghe một cách do dự cũng coi như một chương trình giải trí, đành thôi vậy. Trẻ nhỏ đối diện với tẩy não cũng không biết đây là những câu chuyện vô vị, chúng xem một cách chăm chú, khiến người ta cảm thấy vô cùng đau lòng! Những kẻ lừa trẻ em, cần phải cho xuống địa ngục.”

Sự việc bắt nguồn từ việc ngày 22/8, Bộ Giáo dục Trung Quốc phát đi thông báo đối với học sinh toàn Trung Quốc, và lấy hình thức mệnh lệnh hành chính, yêu cầu tất các học sinh và phụ huynh vào 8 giờ tối ngày 1/9 phải cùng xem chương trình chính trị tẩy não “Bài học đầu năm” do Bộ Giáo dục Trung Quốc và CCTV phối hợp chế tác, đồng thời yêu cầu các học sinh phải viết “cảm nghĩ sau khi xem”.

Để xác nhận tình hình học sinh xem tiết mục này, trường học tại một số địa phương thậm chí còn yêu cầu phụ huynh học sinh bắt buộc phải cùng con xem , “và chia sẻ một tấm ảnh chụp chung trẻ và người nhà cùng xem tiết mục vào trong nhóm của lớp trên mạng” để làm “chứng cứ”.

Tuy nhiên, khi hàng triệu học sinh và phụ huynh trên khắp Trung Quốc bị bắt phải xem tiết mục này tại nhà vào 8 giờ tối 1/9, lại bị các tiết mục quảng cáo thay nhau “phá bĩnh”. Nội dung quảng cáo có thời lượng lên đến 15 phút, trong đó có quảng cáo các chương trình học thêm, ứng dụng học tập, kem đánh răng trẻ em, cho đến đệm giường, máy chế biến thực phẩm, v.v.

Ngoài ra, khách mời của chương trình là thành viên của một ban nhạc cũng khiến nhiều người không hài lòng vì tạo hình thiếu nam tính.

Một phụ huynh viết, “con tôi cho rằng chương trình đã phát sai kênh, về sau không chịu được liền chuyển sang kênh khác xem phim tài liệu về động vật. Sau 15 phút lại quay trở lại vẫn thấy những thần tượng tô son chát phấn đang nhảy múa ca hát, đúng là không chấp nhận được. Ngay cả con tôi cũng không thích cái gọi là thần tượng như vậy, đúng là quá ẻo lả!” 

Bài viết trên BBC tiếng Trung cho rằng, sự nghi ngờ của phụ huynh là một hiện tượng khiến người ta vui mừng, điều này cho thấy không ít công chúng có tiêu chuẩn riêng đối với thần tượng trở thành mục tiêu và động lực phấn đấu của con mình, ít nhất chỉ là yêu nước cũng không đủ, còn đối với yêu cầu về phẩm đức, cũng phản ánh ra được rằng phụ huynh hy vọng con cái của mình sẽ thành người như thế nào trong tương lai.

Có phụ huynh chia sẻ trên mạng, “nhà tôi có 2 cháu nhỏ yêu cầu phải xem tiết mục, cả nhà tôi xem cùng các cháu, sau khi xem xong 13 phút quảng cáo, nhìn thấy Thành Long xuất hiện thì kinh ngạc luôn, cho rằng mình mở sai kênh! Sau đó tiếp tục xuất hiện minh tinh gì đó, rồi quyết định chuyển kênh khác, thống nhất nếu giáo viên có hỏi thì trả lời là mất điện”.

Diễn viên điện ảnh Hồng Kông Thành Long có thời gian dài phát triển sự nghiệp tại Trung Quốc Đại lục từng là “đại diện hình ảnh cấm thuốc phiện” của cảnh sát, nhưng con trai ông lại bị bắt vì thiếu sự quản giáo và hút thuốc phiện, lại thêm việc ông từ chối nuôi con gái riêng của mình, do đó từng bị cư dân mạng Trung Quốc Đại lục chỉ trích mạnh mẽ.

Đúng lúc hàng triệu phụ huynh học sinh tức giận vì bị CCTV lừa dối, nhà sản xuất chương trình giải trí của CCTV là Vương Khoa Nhã (Wang Keya) lại thông qua mạng xã hội để lên lớp phụ huynh: “Phát chương trình quảng cáo 13 phút mà dài sao? Vậy những người mà thường ngày không kiên trì chơi cùng con, cảm thấy bản thân mình cần ăn cơm, cần xem điện thoại, lấy ipad cho con xem những phim hoạt hình rác rưởi, thời gian xem đâu chỉ có 13 phút? Con các vị khóc mếu đòi ngồi tàu lượn 1 phút trong công viên Disney mà phải xếp hàng đến cả tiếng đồng hồ, các vị không cảm thấy dài ư?…”

Những lời này của Vương Khoa Nhã lập tức khiến cư dân mạng phản đối mạnh mẽ, lần lượt để lại bình luận nói “ngôn luận lưu manh”, “kẻ vô sỉ không biết sợ”. Còn có bình luận nói những lời của Vương Khoa Nhã “là điển hình của biểu hiện cậy quyền và cậy quyền tạo thành sự biến chất vô độ của chỉ số tình cảm và chỉ số thông minh”.

Theo thông tin từ trang web của Bộ Giáo dục Trung Quốc, tiết mục “Bài học đầu năm” được sự phối hợp chế tác của Bộ Giáo dục và Đài CCTV, hàng năm sẽ phát sóng vào mùa thu trước khi khai giảng năm học mới. “Bài học đầu năm học” năm nay lấy chủ đề “Sáng tạo hướng tới tương lai” với 4 tiết mục nhỏ “Ước mơ, phấn đấu, tìm kiếm, tương lai”. Tiết mục được phát sóng trên CCTV vào 8 giờ tối ngày 1/9.

Huệ Anh

Xem thêm: